Phát thanh xúc cảm của bạn !

Phép trừ trong tiêu tiền để có một cuộc sống chất lượng: Càng bớt, càng giàu có!

2022-05-26 01:25

Tác giả:


Khi vẻ đẹp thường ngày không còn bị lấn át bởi một số lượng lớn các món đồ vật chất, hạnh phúc sẽ theo đó mà ngày một hiện rõ hơn.

***

Mùa hè đã đến, tủ quần áo đầy những chiếc áo len và quần áo cotton dày cộp đã được thay thế bằng những chiếc áo sơ mi và váy nhẹ nhàng.

Chúng ta thường gặp rắc rối bởi vì sở hữu quá nhiều đồ, hôm nay mua một chiếc hộp đựng đồ, ngày mai mua một chiếc tủ đựng đồ, kết quả, đồ càng ngày càng nhiều, không gian để "sống" cũng ngày càng ít.

Khi mua đồ, chúng ta quên mất điểm cốt yếu nhất: hiếm là quý, ít là nhiều.

Ling Lingxi, tác giả của cuốn sách có tên "Nhất nhật nhất xá", cũng giống như rất nhiều người khác, thích lướt trang cá nhân của nhiều blogger thời trang khác nhau, mong muốn được sở hữu những món đồ xinh xắn đó và sống một cuộc sống "chất lượng" như vậy.

Một bên lướt, một bên cảm thán: "Cái này muốn mua, cái kia cũng muốn mua", "Thì ra mọi người đều có món đồ này!"

Trong quá trình lướt, giỏ hàng của cô ấy cũng tăng số lượng vô tận.

Một lần nọ, cô ấy chú ý rằng rất nhiều blogger thời trang đều đeo cùng một chiếc túi, cảm giác như tất cả các cô gái đều có một chiếc túi này, nhưng trong thực tế cuộc sống, cô ấy chưa từng gặp ai đeo chiếc túi đó.

Tại sao lại như vậy?

Tác giả dần dần ý thức được một điều rằng "ai cũng có" thực ra chỉ là hiện tượng giả, và nó chỉ là cái cớ để chúng ta dung túng cho những ham muốn vật chất của mình.

"Ai cũng có, tôi cũng có", đằng sau đó là tâm lý sợ mình không có giá trị và không được tôn trọng, dù có mua bao nhiêu cũng không thể khỏa lấp được sự thiếu tự tin này.

Vì vậy, cô ấy đã đảo ngược quan niệm của mình và theo đuổi cuộc sống tối giản, tuân theo một loạt các nguyên tắc tối giản cả về tiền bạc và thời gian.

01. Không mua món đồ bạn không hoàn toàn hài lòng

Không thích thì không mua, nghe thì có vẻ rất đơn giản, nhưng khi bạn bị một món đồ nào đó thu hút, bạn sẽ rất nhanh chóng gạt nguyên tắc này sang một bên.

Có một định luật mang tên "không thích nghĩa là bằng 0".

Khi nhìn lại những thứ mình từng mua, bạn có phát hiện ra một chuyện như này, bị một điểm nào đó của nó thu hút, cái gì cũng ok, chỉ là có chút gì đó vẫn chưa hoàn toàn hài lòng, khi ấy bạn nghĩ, không sao, nó có rất nhiều điểm tốt, nhưng khi mua về nhà, sự không hài lòng của bạn bỗng nhiên được phóng to lên, và cũng chính vì vậy mà bạn không muốn dùng món đồ đó nữa.

"Thôi không sao, mua vậy" là phương thức gây ra sự lãng phí lớn nhất.

Có đôi khi, bạn muốn mua một món đồ trị giá 1 triệu, nhưng vì muốn tiết kiệm nên bạn chỉ mua món đồ y hệt như vậy nhưng chỉ có giá 500 ngàn, mặc dù về công năng và tính ứng dụng thực ra cũng đã có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn rồi, nhưng tâm lý tiếc nuối "không mua được sản phẩm gốc" vẫn sẽ vướng mắc trong đầu bạn, có bao nhiêu đồ thay thế cũng không đuổi nó đi được, sớm muộn gì bạn cũng sẽ mua món đồ 1 triệu đó!

Cứ "mua vậy", rồi tiếc nuối, bạn sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn so với việc mua một chiếc ưng ý nhất ngay từ đầu.

02. Mua sắm sai cách có thể dẫn đến "phản ứng tiêu tiền dây chuyền lan rộng"

Vô tình mua phải thứ không hợp lắm, để đẹp thì phải mua thêm đồ mới để kết hợp với nó, vậy là bắt đầu "phản ứng dây chuyền tiêu tiền lan rộng".

Cũng giống như "hiệu ứng lồng chim" trong tâm lý học, một nhà kinh tế học có một chiếc lồng chim đẹp, tất cả những người đến thăm nhà đều thắc mắc tại sao không có con chim nào trong đó, nhà kinh tế học bất lực, đành phải mua chim về đặt vào trong đó để đỡ phải giải thích nhiều với mọi người.

Bạn sẽ tiêu nhiều tiền hơn cho những thứ bạn vốn không cần, ngay cả một nhà kinh tế lý trí cũng không thể thoát khỏi quy luật này.

Bạn cũng có thể có một đôi giày màu sắc tươi sáng nhưng bạn luôn cảm thấy không có trang phục nào của mình phù hợp với đôi giày đó, bạn lướt qua các cách phối đồ của các blogger thời trang, tìm kiếm giải pháp và vô tình mua thêm rất nhiều món đồ...

Khi kết thúc quá trình mua hàng, bạn nhận ra rằng mình không phù hợp với phong cách này.

Một lần mua sắm sai lầm sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, và tủ quần áo sẽ trở nên chật chội theo từng lần mua sắm bốc đồng.

03. Mua những thứ đắt tiền có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn là mua những thứ rẻ tiền

Khi mua một thứ gì đó đắt hơn một chút, chúng ta sẽ luôn có một trận chiến bí mật trong đầu: Tôi có cần những đôi giày đắt tiền như vậy không? Tuy đắt tiền nhưng rất bền và hiệu suất sử dụng cao...

Cho dù đồ rẻ hay đắt, giá cả là một khía cạnh, và tỷ lệ sử dụng là một khía cạnh khác.

Việc cứ hở ra là mua đồ rẻ ẩn chứa một thái độ sống chiếu lệ, với suy nghĩ rằng dùng hay không không quan trọng vì dù sao nó cũng không đắt tiền, lâu dần, nó sẽ tạo ra nhiều lãng phí hơn.

Mua những gì bạn muốn nhất, ngay cả khi nó đắt hơn một chút và thỉnh thoảng trải nghiệm sự hài lòng thực sự, sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn so với việc mua nhiều món đồ rẻ tiền.

04. Tiền là có hạn nên hãy chỉ mua những thứ mình thực sự muốn

Chúng ta thường nghĩ rằng những món đồ đắt tiền chỉ phù hợp với túi tiền của những người rất giàu có và tài chính rủng rỉnh, nhưng thực tế có phải như vậy?

Nếu bạn bỗng nhiên có 10 triệu để tiêu, liệu bạn cầm nó đi mua một bộ quần áo trị giá 10 triệu hay không?

Hầu hết mọi người sẽ nói không vì nó quá đắt.

Chúng ta thà chi 2 triệu cho quần áo, 1 triệu cho giày, 2 triệu cho một chiếc túi..

Cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng bạn đã mua rất nhiều thứ, nhưng chúng không phải là thứ bạn muốn nhất và bạn sẽ không cảm thấy hài lòng ngay cả khi đã bỏ ra một số tiền lớn.

Không ngừng mua những thứ không mang lại cho bạn mức độ hài lòng cao, nghĩ rằng nó tiết kiệm, nhưng thực ra, nó lại giá cao hơn nhiều so với giá của món hàng mong muốn ban đầu.

Nếu bạn muốn có được sự hài lòng khi mua hàng nhưng cũng muốn tiết kiệm tiền, thì chiến lược tốt nhất là chỉ mua những gì bạn muốn nhất, không chi tiêu một cách tùy tiện, hoặc mua lặp lại một cách vô ý.

Mua một thứ bạn thực sự muốn, trải nghiệm niềm vui bằng trái tim của bạn, và sau đó sử dụng nó một cách trân trọng hơn.

05. Khi đời sống vật chất ngày càng tốt hơn, con người thích nâng cao cảm giác hạnh phúc của mình thông qua tiêu dùng.

Không ngừng mua đồ để trang trí cho một căn phòng nhỏ; mua quần áo mới mỗi mùa, hết mùa này đến mùa khác…

Lâu dần mới nhận ra rằng, có nhiều đồ không có nghĩa là giàu có, bên cạnh việc tiêu tốn tiền của, chúng cũng lấy đi sức lực và thời gian quý báu của chúng ta.

Hideko Yamashita, tác giả của cuốn sách "Đoạn xá li", nói: "Một vật thể là tấm gương phản chiếu bạn, và những gì nó phản chiếu là cái tôi mà bạn muốn coi là không tồn tại và không muốn thừa nhận."

Vứt bỏ một món đồ vô dụng để có thêm một chút không gian. Vứt bỏ một món đồ thừa sẽ giảm bớt gánh nặng. Vứt bỏ một thứ không cần thiết sẽ khôi phục lại vẻ tươi mới.

Khi bạn đem số tiền mua 10 bộ quần áo đi mua một bộ quần áo, tủ quần áo của bạn sẽ mang đậm phong cách thẩm mỹ cá nhân;

Khi bạn dành thời gian tiếp đãi 10 người để quan tâm tới một người yêu thương bạn, mối quan hệ của bạn và đối phương sẽ trở nên tốt hơn;

Khi bạn dành thời gian ngồi đó do dự để đọc và tập thể dục, trái tim bạn sẽ bình lặng và thái độ với cuộc sống của bạn sẽ tích cực hơn;

Khi bạn học cách làm phép trừ, bạn sẽ biết cách đi đến mục tiêu, biết ai và điều gì thực sự quý giá...

Hãy thay đổi, biến cuộc sống coi trọng "vật" sang cuộc sống coi trọng "người" và buông bỏ những ham muốn vật chất vô tận để khám phá những gì thực sự phong phú và tuyệt vời.

Ngay cả khi một căn phòng lớn không có quá nhiều đồ, nó cũng vẫn đủ "phong phú".

Bởi vì nó sạch sẽ và ngăn nắp, không khí trong lành, và nó đem lại cảm thấy thoải mái và ấm cúng.

Carnegie nói: "Tiền đề của tự do và hạnh phúc là biết mình muốn gì và chắc chắn rằng mình có thể đạt được nó".

Khi vẻ đẹp thường ngày không còn bị lấn át bởi một số lượng lớn các món đồ vật chất, hạnh phúc sẽ theo đó mà ngày một hiện rõ hơn.

Theo Trí Thức Trẻ

Mời xem thêm chương trình:

Hãy gieo những hạt mầm thanh bình và đẹp đẽ trong tâm | Radio Tâm sự

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

back to top