Phát thanh xúc cảm của bạn !

OCD là gì và liệu bạn có đang mắc phải chứng bệnh này?

2021-02-07 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Bạn đã bao giờ mắc chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay đang phải chịu đựng sự giày vò của nó mỗi ngày? Trên thực tế, căn bệnh này ảnh hướng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào và làm thế nào để vượt qua nó? Cùng nhau tìm hiểu nhé.

***

Bạn đã bao giờ mắc chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay đang phải chịu đựng sự giày vò của nó mỗi ngày? Trên thực tế, căn bệnh này ảnh hướng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào và làm thế nào để vượt qua nó? Cùng nhau tìm hiểu nhé.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế viết tắt là OCD (Obsessive–compulsive disorder), đây là một chứng rối loạn tâm thần. Theo đó, một người sẽ có xu hướng lặp đi lặp lại các thói quen (được gọi là cưỡng chế) và suy đi nghĩ lại một vấn đề (được gọi là ám ảnh), bởi vì không thể kiểm soát được hành động và suy nghĩ của mình trong một thời gian.

Đặc điểm của OCD

Nhắc đến Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, có hai đặc điểm mà bạn cầu lưu tâm đó là:

Những suy nghĩ và thôi thúc không thực tế, lặp đi lặp lại, khiến một người rơi vào trạng thái lo lắng và căng thẳng. Đây là phần ám ảnh (obsessed) trong OCD.

Cố gắng dập tắt những lo lắng và thôi thúc này bằng một số suy nghĩ hoặc hành vi cụ thể. Đây là phần cưỡng chế (compulsive) trong OCD.

Một số dấu hiệu dễ nhận thấy của chứng OCD là bạn rửa tay quá nhiều lần trong ngày, thường xuyên sắp xếp lại đồ vật khi mọi thứ vẫn ngăn nắp, hay kiểm tra xem đã khóa cửa nhà chưa, đếm đi đếm lại các lỗ, hình, màu sắc… Theo thời gian, những điều này dường như trở thành một nghi thức không thể thiếu của bất kỳ ai mắc chứng bệnh này.

Các kiểu và ảnh hưởng của mỗi loại rối loạn ám ảnh loạn cưỡng chế

1.Sạch sẽ

am-anh-cuong-che-sach-se

Bạn thường xuyên rửa tay và giặt giũ dù bản thân và mọi thứ xung quanh đều rất sạch sẽ. Bạn cũng rất dễ nảy sinh cảm giác là bất cứ thứ gì cũng đều mang theo vi khuẩn và mình sẽ bị ốm hoặc lây nhiễm nếu chạm vào nó. Từ đó, bạn sẽ phát sinh các hành động cưỡng chế như lẩn tránh những nơi hoặc đồ vật khiến nỗi sợ này xuất hiện, thường xuyên rửa tay, làm sạch bề mặt, khử trùng đồ vật.

2. Kiểm tra

Đối với người mắc chứng OCD, bất kỳ lỗi lầm nào cũng có thể gây ra những hậu quả to lớn, chẳng hạn như rời khỏi nhà và quên khóa bình ga thì sẽ gây ra hỏa hoạn. Bạn sẽ luôn suy nghĩ rằng: “Mình đã kiểm tra khóa cửa trước chưa? Mình đã tắt điều hòa? Hay là quên cất máy ủi đâu đó? Chắc chắn là mình làm rồi, à không, có thể mình đã làm. Nhưng lỡ mình nhớ nhầm thì sao? Thôi quay lại kiểm tra cho chắc”. Những câu hỏi này không ngừng lặp lại trong đầu, tạo ra những cơn lo lắng không nguôi và chỉ có việc kiểm tra lần nữa mới có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm. 

3. Lặp lại

Khi bạn mắc chứng OCD theo kiểu lặp đi lặp lại, bạn sẽ tin rằng mọi việc cần được thực hiện một cách hoàn hảo và không có trường hợp nào là ngoại lệ. Nếu trình tự quét nhà của bạn là từ phòng khách rồi mới đến nhà bếp, bạn sẽ không bao giờ đảo ngược quá trình này. Mọi thứ phải được lặp lại theo đúng thứ tự, nếu không, bạn sẽ có cảm giác bất an. Khi có bất cứ yếu tố nào xen ngang khiến cho quy trình của bạn bị thay đổi, bạn sẽ cố gắng đưa nó trở về đùng với khuôn mẫu càng sớm càng tốt. 

am-anh-cuong-che-lap-di-lap-lai

4. Tích trữ

Trên thực tế, bạn không thể nào từ chối những món đồ vô giá trị và luôn cố gắng tích trữ những thứ như giấy gói, hộp cũ, quần áo không mặc nữa, những lon nước rỗng mà bạn nghĩ rằng mình sẽ tái chế nó vào một thời điểm nào đó… Bạn sợ rằng sau khi mình vứt bỏ nó thì vào lúc cần thiết sẽ không tìm thấy nữa cũng như những giá trị tình cảm mà những đồ vật này mang lại. Về lâu dài, khi đồ vật tích trữ ngày càng nhiều, bạn sẽ cảm thấy ngôi nhà mình ở rất lộn xộn và dễ nảy sinh cảm giác bất lực, tự trách bản thân.

5. Ám ảnh

Khác với các hành vi cưỡng chế khác, ám ảnh ở người bị OCD thường không có biểu hiện rõ ràng. Bạn thường xuyên lo lắng khi có nhiều luồng suy nghĩ xuất hiện trong đầu. Khi đọc phải bản tin tồi tệ, bạn sẽ cảm thấy bất an rằng những điều tương tự có thể xảy đến với mình. Những câu hỏi tiêu cực không ngừng dày vò tâm trí khiến họ dễ suy sụp và tràn ngập tội lỗi. Để xua tan sự ám ảnh này, bạn sẽ liên tục cầu nguyện, làm bản thân xao nhãng và tìm kiếm sự an ủi từ người thân. 

7 bước đối phó với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

liet-ke-noi-so-am-anh-cuong-che

Thực tế, căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế phức tạp hơn chúng ta tưởng và cũng cần rất nhiều thời gian, công sức để có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, trước khi tìm đến một liệu pháp cụ thể, bạn có thể tham khảo 7 bước vượt qua nỗi sợ OCD dưới đây:

1. Viết ra 10 nỗi sợ hãi khiến bạn bị mắc kẹt trong chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Đó có thể là những nỗi sợ hãi về tinh thần, vật chất hoặc thiếu an toàn… Càng viết ra chi tiết, bạn càng hiểu rõ được điều mình đang sợ hãi là gì.

2. Đối với mỗi nỗi sợ hãi, hãy viết ra những loại cưỡng chế về tinh thần hoặc thể chất mà bạn sử dụng để chế ngự nỗi lo. Chẳng hạn, bạn ám ảnh về sự hoàn hảo trong mỗi công việc, cho nên, bạn luôn đặt ra yêu cầu quá cao cho mình và người khác.

3. Xếp hạng từ cao đến thấp mức độ sẵn sàng đối mặt với các nỗi sợ của bạn. Nếu bạn cảm thấy nỗi ám ảnh về việc tích trữ đồ dễ giải quyết nhất, hãy xếp hạng thứ 10.

4. Tiếp đó, hãy viết ra quá trình suy nghĩ của bạn và theo dõi tiến triển của việc bạn đã đối mặt với nỗi sợ hãi nhỏ nhất như thế nào, kể từ thời điểm nó mới xuất hiện trong tâm trí bạn cho đến lúc bạn vượt qua.

vuot-qua-roi-loan-am-anh-cuong-che

5. Đối với mỗi giải pháp giả định bạn đưa ra trong quá trình trên, hãy xem xét từng lựa chọn và quyết tâm thực hiện giải pháp khả thi nhất.

6. Bây giờ đã đến lúc xem xét các bước cụ thể bạn cần thực hiện để vượt qua nỗi sợ hãi. Hãy chia nhỏ quy trình thành ba, bốn, hoặc thậm chí nhiều bước nhỏ hơn.

7. Bước cuối cùng là hãy tiếp tục và lặp lại quá trình này đối với các nỗi sợ hãi còn lại trong danh sách. Bạn sẽ thấy rằng bắt đầu đối mặt với những nỗi sợ hãi nhỏ này giúp bạn dễ dàng đối mặt với những nỗi sợ hãi lớn hơn.

Theo Elle

Mời xem tiếp chương trình

Lạc bước nhưng gặp được đúng người

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Tại sao không?

Tại sao không?

Những thứ bình thường hiện diện xung quanh chẳng khiến mình chú ý, quan tâm, cứ coi đó là điều hiển nhiên mà vô tư phớt lờ. Để rồi một ngày không biết nắng hay mưa, vô tình hay cố ý, ta sẽ đánh mất nó, lúc đó muốn quay lại thì đã quá trễ.

Lặng im nỗi nhớ

Lặng im nỗi nhớ

Sáng nay chợt nhớ Người của năm nào Một thời mộng mơ Một thời áo trắng

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

back to top