Ở nơi làm việc, người EQ cao nói vài câu làm đối phương không thể bắt bẻ
2023-08-15 01:05
Tác giả:
blogradio.vn - Người EQ cao sẽ nói ra những lời thông minh, khôn ngoan ở nơi làm việc. Họ dễ nhận được sự yêu thương, tôn trọng của người khác.
***
Người EQ cao sẽ nói ra những lời thông minh, khôn ngoan ở nơi làm việc. Họ dễ nhận được sự yêu thương, tôn trọng của người khác.
Mỗi chúng ta đều cần một công việc ổn định, mang lại mức thu nhập tốt và nuôi sống bản thân, gia đình. Các mối quan hệ trong công ty trở nên quan trọng với chúng ta vì ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, sự nghiệp. Vì thế, chúng ta cần giữ một mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, cấp trên.
Nhiều người vạ miệng vì những lời nói thiếu tinh tế, khiến đồng nghiệp xa lánh, cấp trên đánh giá thấp. Trong khi nhiều người thường nói với đồng nghiệp là “Bạn hiểu không” , người EQ cao sẽ có những cách nói khéo léo dưới đây.
Trong công việc, chúng ta thường giúp đỡ lẫn nhau và thậm chí là kết hợp để tạo nên những sản phẩm tốt nhất. Khi đó, giao tiếp chính là 1 trong những chìa khóa thành công trong công việc. Khi giao tiếp với nhau, cách chúng ta lựa chọn ngôn ngữ và diễn đạt vô cùng quan trọng. Người suy nghĩ đơn giản thường không tính đến cách diễn đạt và để lộ trí tuệ cảm xúc thấp, khiến đồng nghiệp cảm thấy khó chịu.
Ví dụ như khi bạn đang giải thích cho đồng nghiệp hiểu vấn đề gì đó nhưng cứ luôn miệng hỏi: “Bạn hiểu không? ”, “Bạn rõ vấn đề không?” Câu hỏi này khi được sử dụng dồn dập sẽ tạo cho đối phương cảm giác căng thẳng. Không dừng lại ở đó, nếu bạn cứ sử dụng câu hỏi này với tần suất dày đặc sẽ khiến đối phương rất khó chịu.
Đồng nghiệp có thể sẽ nghĩ rằng họ không được tôn trọng. Vấn đề không có gì khó hiểu nhưng bạn cứ hỏi “có hiểu không” khiến họ khó xử và chạnh lòng. Câu hỏi này có thể không có ý xấu nhưng nếu chúng ta sử dụng quá nhiều thì việc đối phương suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc cũng dễ hiểu.
Thay vào đó, có 1 số cách người EQ cao thường dùng khi giao tiếp với đồng nghiệp. Câu hỏi đơn giản như “Tôi nói có dễ hiểu không” sẽ tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn nhiều. Khi bạn hướng trách nhiệm về bản thân, đồng nghiệp sẽ giảm bớt được sự căng thẳng. Họ cũng sẽ thoải mái hơn để chia sẻ với bạn về những thắc mắc, những suy nghĩ của mình.
Không chỉ vậy, câu hỏi “Tôi nói có dễ hiểu không” còn tạo cảm giác bạn có trách nhiệm với công việc chung. Dù hướng dẫn hay giải thích cho đồng nghiệp là việc đơn giản nhưng cũng cần thể hiện sự nhiệt tình, trách nhiệm của bạn. Thay vì đổ lỗi và tạo áp lực cho đồng nghiệp, bạn lại ghi điểm vì vừa sống trách nhiệm vừa biết cách ăn nói được lòng người. Cách thể hiện này có thể phản ánh rõ hơn thái độ chuyên nghiệp và có trách nhiệm của bạn trong giao tiếp.
Với một nền tảng giao tiếp tốt, bạn cũng dễ nhận được sự yêu mến của đồng nghiệp. Mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp trong công ty cũng vì thế mà tốt đẹp hơn, bạn cũng dễ có được lợi ích lâu dài.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt câu hỏi cho đồng nghiệp như: “Bạn có câu hỏi gì cho tôi không”, “Bạn có chỗ nào chưa hiểu rõ không”, “Tôi có thể giúp bạn thêm điều gì nữa không”, “Bạn nghĩ sao về những điều tôi nói”... Đây đều là những câu nói thể hiện thiện chí và sự tinh tế của bạn. Lúc này, nếu có vấn đề gì chưa hiểu rõ chắc chắn đồng nghiệp sẽ chủ động nhờ bạn giải thích kỹ hơn. Điều này có thể sẽ làm tăng hiệu quả công việc.
Bên cạnh việc sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt hợp lý, bạn cũng cần lắng nghe ý kiến từ người khác. Khi đồng nghiệp có góp ý với bạn, bất kể điều gì bạn cũng đừng vội phân trần mà hãy lắng nghe, nhìn nhận và sửa đổi nếu cần thiết. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ, cụ thể là tập trung vào ngôn ngữ cơ thể (hành động, cử chỉ, ánh mắt…) để quá trình giao tiếp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.
Theo Phụ Nữ Số
Mời xem thêm chương trình
Giá Trị Của Hạnh Phúc Đánh Đổi Bằng Điều Gì?
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu