Phát thanh xúc cảm của bạn !

Nhiều người quan trọng chuyện 'kiếm tiền' nhưng thực chất 'tiêu tiền' mới là điểm mấu chốt để mang lại sự tự do!

2022-06-09 01:20

Tác giả:


Tiền rất quan trọng. Đó là lý do con người luôn nỗ lực mỗi ngày để kiếm tiền, kể cả khi phải làm công việc mình không yêu thích. Tuy nhiên, tiền kiếm giỏi nhưng không biết cách tiêu thì bao nhiêu sức lao động bạn bỏ ra cũng không đủ.

***

Nhiều người quan trọng chuyện "kiếm tiền" nhưng thực chất "tiêu tiền" mới là điểm mấu chốt để mang lại sự tự do!

Kiếm tiền và tiêu tiền, cái nào khó hơn?

Hầu như đa phần những người chưa vững về mặt kinh tế, chật vật trong đầu vào thu nhập sẽ cho rằng kiếm tiền rất khó. Tuy nhiên khi nắm rõ cách thức để tạo ra tiền bạc, bạn sẽ thấy kiếm tiền không khó như mình nghĩ.

Bạn chỉ cần tạo ra giá trị cho người khác, bạn sẽ có tiền. Bạn có sức, bán sức. Bạn có hàng hóa, kinh doanh hàng hóa. Bạn có thể tạo ra tiền bằng kiến thức sẵn có. Bạn có bất kỳ năng khiếu gì đều có thể tận dụng để kiếm tiền.

Công thức đơn giản: Bạn cho người khác giá trị, người khác cho bạn tiền. Số tiền bạn nhận được cũng tương ứng với mức giá trị bạn tạo ra.

Trên đời này không thiếu cách kiếm tiền, cũng có vô vàn cái cớ để tiêu tiền. Khi có tiền trong túi sẽ bắt đầu phát sinh các nhu cầu chi tiêu. Tiền càng nhiều, sự thôi thúc chi tiêu càng lớn.

Điều ta muốn có thật sự rất nhiều và việc chi tiêu tiền lại thường dựa vào cảm xúc. Nếu không có đủ sức mạnh lý trí, dù bạn có kiếm được bao nhiêu cũng chẳng thể nào giữ nổi tiền của mình. Bởi vậy mới có câu, kiếm tiền thì dễ, giữ được tiền mới khó.

Cách tiêu tiền quyết định số tiền bạn nắm giữ

Người kiếm tiền giỏi chưa chắc đã giữ được tiền. Tôi có không ít những người bạn, họ kiếm được rất nhiều tiền nhưng cuối tháng bao giờ cũng phải đi vay mượn để chi tiêu, sang tháng sau lại cày cuốc làm việc trả bù.

Kiếm tiền thiên về tư duy nhưng tiêu tiền bạn phải cần có trí tuệ, đòi hỏi bạn có sự sáng suốt, thấu rõ vấn đề. Tiêu tiền liên quan đến việc kiểm soát cảm xúc, kiểm soát nhu cầu của bản thân.

Cảm xúc, thói quen là những thứ cực kỳ khó điều chỉnh. Chỉ cần để cảm xúc chi phối, bạn sẽ không thể nào làm chủ được số tiền chi tiêu hàng ngày.

Khi không biết cách quản lý chi tiêu sẽ rất khó để giữ được tiền. Người kiếm được 150.000 đồng/ngày nhưng chỉ tiêu một nửa với người kiếm được 200.000 đồng/ngày nhưng tiêu hết, bạn nghĩ thử xem, cách tiêu tiền nào mới khôn ngoan.

Khi không có tiền tích luỹ, bạn sẽ rơi rất nhanh vào cảm giác thiếu hụt, từ đó phải tiếp tục lao vào kiếm tiền. Vòng quay chạy theo đồng tiền tiếp diễn và đây là lúc bạn đánh mất sự tự do của mình.

Tiêu tiền như thế nào để hiệu quả?

Tiêu tiền không suy nghĩ bạn sẽ chẳng bao giờ có đủ tiền. Tôi bất chợt liên tưởng đến hình ảnh trong một câu chuyện:

Ở Mãn Châu, người ta di chuyển bằng những chiếc xe chó kéo. Bác xà ích treo miếng thịt trước miệng chó và cứ thế con chó mải miết chạy như điên về phía trước. Khi kết thúc hành trình, chỉ với một cú ngốn, những con chó nuốt trọn miếng thịt xuống cổ.

Chúng ta cũng chẳng khác gì, cố gắng kiếm tiền để rồi "ngốn" nó thật nhanh. Sau đó lại quay về vòng chạy cũ với một lối sống y hệt. Nếu năng lực kiếm tiền của bạn có giới hạn, không thể tăng lượng tiền lên thì buộc phải có khả năng tiêu tiền chuẩn xác. Hãy nhìn xa hơn những ước muốn cá nhân của mình.

Chỉ chi tiêu những đồng tiền cho điều thật sự cần thiết, thật sự xứng đáng, "tiêu đồng nào đáng đồng đó", luôn dành lại 10-20% số tiền tích lũy. Như vậy sau một thời gian, bạn sẽ có những khoảng dư cần thiết. Thay đổi thói quen chi tiêu bạn sẽ có được khoảng tự do cá nhân của riêng mình.

Tiêu tiền đúng cách là một dạng tư duy đầu tư

Tiêu tiền đúng nơi, đúng chỗ, hợp lý sẽ giúp bạn giữ tiền tốt hơn. Giữ tiền đồng nghĩa bạn phải dè sẻn không chi tiêu. Số tiền bạn giữ được là cách bạn đầu tư lâu dài cho nhiều giá trị sống:

1. Đầu tư mở rộng việc kiếm tiền

Tiền kiếm được cần có sự đầu tư ngược trở lại. Bạn bán sức lao động, bạn phải đầu tư cho sức khỏe của mình. Muốn bán nhiều sản phẩm, bạn phải dùng tiền tiếp tục đầu tư sản phẩm mới. Bạn bán kiến thức bạn phải sử dụng tiền để nâng cao hiểu biết của mình. Dùng tiền tích lũy để tăng khả năng kiếm tiền thay vì để chúng rò rỉ vào những thú vui ăn chơi vô bổ.

2. Đầu tư cho trải nghiệm

Tiền tiêu cho trải nghiệm là sự chi tiêu có giá trị. Khi có tiền, bạn có quyền cho mình trải nghiệm nhiều điều mới mẻ. Trải nghiệm trong một lĩnh vực khác, trải nghiệm những vùng đất mới, trải nghiệm lối sống mới...Tiêu tiền ở đây giúp bạn nâng cấp được bản thân, mở rộng tầm nhìn.

3. Đầu tư cho tương lai

Tiêu tiền hợp lý là đồng tiền đầu tư cho tương lai. Tương lai của con cái, tương lai của việc tận hưởng tuổi già khi bạn không thể tiếp tục tạo ra tiền.

Con cái vẫn cần những bước đệm đầu đời. Khi có thể đầu tư cho con cũng là lúc bạn dạy được con cái về cách tiêu tiền hợp lý. Số tiền bạn tích lũy cũng là một món bảo hiểm cần thiết của tuổi già.

4. Đầu tư cho cảm xúc

Việc khéo léo chi tiêu sẽ mang lại cho bạn cảm xúc bình yên, an ổn, tâm thái nhẹ nhàng. Sử dụng tiền để chăm sóc cha mẹ, hỗ trợ người thân, giúp đỡ cộng đồng còn mang lại cho bạn niềm hạnh phúc lớn lao.

Tiêu tiền không hề dễ. Bạn cần có kiến thức và trí tuệ trong cách quản lý chi tiêu, kiểm soát cảm xúc bản thân. Đạt được điều đó bạn đang chạm đến sự tự do, thoát khỏi nỗi lo về đồng tiền.

Theo Trí Thức Trẻ

Mời xem thêm chương trình:

4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ | Góc Suy Ngẫm

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hãy để vũ trụ vận hành, việc của bạn là yêu bản thân mình mà thôi!

Hãy để vũ trụ vận hành, việc của bạn là yêu bản thân mình mà thôi!

Bình tĩnh! Chậm lại thật sâu rồi bản thân sẽ tự phát hiện ra những giá trị cốt lõi, những tài năng và điểm mạnh của mình để vun trồng, bồi đắp và tu dưỡng. Chính những giá trị ấy sẽ đưa chúng ta vào một chu kỳ tuần hoàn mới của cuộc sống

Lời hứa tháng mười (Phần 3)

Lời hứa tháng mười (Phần 3)

Về nhà cô đúng thực là một nàng công chúa, không nhà cao xe sang hay khoác lên người bộ váy lấp lánh. Nơi đây chỉ là một vùng quê với con đường nhỏ rợp hàng cây xanh, căn nhà cây được ba cô giữ gìn từ thời ông nội tới giờ. Nhưng nơi đây có những không khí yên bình và những người quý giá nhất đối với cô.

Tình ban đầu

Tình ban đầu

Nụ cười trong như ánh nắng ban mai Cho hồn em thơ thẩn buổi bình minh

Có một người lạ làm em yêu đến đau lòng

Có một người lạ làm em yêu đến đau lòng

Trái đất hình tròn mà sao mãi em chẳng gặp lại anh. Người ta nói nếu hai người là của nhau thì đi một vòng cũng sẽ quay về bên nhau, có lẽ em và anh mãi chẳng phải là của nhau. Nếu có gặp lại chắc có lẽ cũng như người xa lạ phải không anh?

Big Five - Mô hình tính cách với 5 yếu tố lớn: Bài trắc nghiệm giúp bạn nhận biết bản thân và tận dụng thế mạnh của mình để phát triển mạnh mẽ

Big Five - Mô hình tính cách với 5 yếu tố lớn: Bài trắc nghiệm giúp bạn nhận biết bản thân và tận dụng thế mạnh của mình để phát triển mạnh mẽ

Mô hình tính cách Big Five này nói rằng tính cách có 5 yếu tố cốt lõi: Cởi mở, Tận tâm, Hướng ngoại, Dễ chịu và Bất ổn cảm xúc.

Vòng tròn hiu quạnh

Vòng tròn hiu quạnh

Diệu cũng nhận ra vì sao mẹ cô nói những bài học của sách vở là cần thiết, nhưng những bài học của cuộc đời lại vô cùng quan trọng và sẽ giúp con người ta học được nhanh hơn, dễ cảm thấu hơn và dễ đối mặt hơn với biết bao chuyện lớn nhỏ của cuộc đời sau này.

Gửi tôi của những tháng ngày thanh xuân

Gửi tôi của những tháng ngày thanh xuân

Hình như, có những thứ vẫn luôn nguyên vẹn như vậy đấy cậu nhỉ? Chỉ có tôi là nghĩ nó thay đổi thôi.

Tình chung

Tình chung

Tôi, một gã khờ yêu thơ, Thuở ấy tương tư mối tình hờ Trọn lòng thương nhớ dáng em xinh

Phóng viên tài chính Mỹ: Đây là lời khuyên tài chính tốt nhất tôi nghe được trong năm nay

Phóng viên tài chính Mỹ: Đây là lời khuyên tài chính tốt nhất tôi nghe được trong năm nay

Để tiết kiệm tiền, các chuyên gia tài chính khuyên bạn nên bắt đầu với 5 điều này, nếu không bạn sẽ hối hận về sau.

back to top