Người truyền lửa đam mê
2019-11-20 01:20
Tác giả:
blogradio.vn - Ba vẫn hay nói với tôi nghề giáo là “nghề truyền lại” vì cả ông nội và cố tôi cũng làm “thầy” như ba, và ba tự hào vì là người gìn giữ truyền thống đó.
***
Tôi quyết định trở thành một giáo viên vốn có ảnh hưởng rất lớn từ ba tôi. Ngày xưa ông vốn là nhà giáo nhưng ngày ấy nghề giáo nghèo lắm, nhà tôi nheo nhóc hai mụn con nhỏ, má lại đau yếu thường xuyên không thể làm việc, ba đành từ bỏ ước mơ và tâm huyết của mình để đi làm đủ nghề khác mưu sinh. Nhiều khi nghe ba kể về những ngày còn giảng dạy, cảm giác khi đứng trên bục giảng đường, giọng nói ông vẫn hằn lên tiếc nuối, và khi sự tiếc nuối bắt gặp ánh mắt ngây ngô của tôi, ba đột nhiên bật cười:
- Quan trọng là đến giờ ba vẫn có thể dạy, đó là dạy con của ba nên người.
Từ bé tôi đã thấm nhuần những lời dạy của ba, và trong mắt hầu hết những đứa con gái, ba luôn là thần tượng lớn nhất của cuộc đời. Tôi thần tượng ba, thần tượng luôn những lời dạy của ba và kế thừa luôn cả ước mơ của ba dang dở. Tôi còn nhớ khi tôi cầm bút ghi danh vào ngành học mà mình mong muốn, tôi đã lưỡng lự rất lâu. Không phải tôi do dự vì đặt bút chọn ngành sư phạm mà vì lúc ấy khi nhà tôi còn nghèo, đột nhiên đủ nghề mà tuổi mười tám non trẻ cho rằng “thời thượng” hay “tương lai rộng mở” có một sức thu hút mãnh liệt cám đỗ tôi.
- Con gái à, hãy cứ chọn ngành mà con muốn học, đừng vì ý muốn của ba hay những lựa chọn của người khác mà ảnh hưởng quyết định của mình. Điều gì cũng vậy, khi có thể làm được điều mình yêu thích nhất định con có thể đi theo nó cả cuộc đơi. Còn khó khăn, cứ để ba lo.
Lúc ấy tôi đã không chần chừ nữa và đã trở thành một cô giáo như bây giờ. Không chỉ cảm động vì lời nói của ba, mà vì tôi muốn có thể được như ba, sống cuộc đời của một người thầy, một cuộc đời mà bất kì lời nói nào cũng khiến người ta tôn trọng và nghe theo. Và hơn nữa, dù có bất kì chuyện gì đi nữa, tôi tin rằng đằng sau giông bão kia, chỉ cần tôi đưa tay ra, chỉ cần tôi ngã gục hay gặp khó khăn, bàn tay to bè thô ráp, bờ vai đại dương của ba sẽ luôn cho tôi một điểm tựa.
Khi còn nhỏ tôi hay theo ba đến trường học. Tính tôi vốn hiếu động nhưng lại rất ngoan, mỗi khi ba dẫn đến trường thường ở lì trong thư viện hoặc lén lút nhìn qua cửa sổ xem ba giảng bài. Từng bài giảng của ba hay ánh mắt chăm chút mà lũ trẻ chúng tôi nhìn ba, và cả mỗi khi đi cạnh ba và gặp một vài học sinh, tiếng “chào thầy” vang lên không hiểu sao lại dội vào lòng tôi những sự tự hào vô bờ bến. Ba vẫn hay nói với tôi nghề giáo là “nghề truyền lại” vì cả ông nội và cố tôi cũng làm “thầy” như ba, và ba tự hào vì là người gìn giữ truyền thống đó. Và khi thấy tôi đăm chiêu, ba vuốt tóc tôi:
- Ba làm vì ba muốn, còn con, con gái à. Con hãy thử tìm niềm vui ở nghề dạy học. Còn nếu không, khi con chọn một con đường khác, ba vẫn sẽ ủng hộ con.
Ba dạy cho tôi như thế nào là tôn trọng quyết định của người khác, nhưng ba không biết được rằng kí ức thời ấu thơ với những lời dạy truyền cảm, tâm huyết của ba đã thành hành trang khiến tôi cho rằng nghề giáo là sự lựa chọn đúng đắn nhất của mình. Ba tôi luôn cố cân bằng mọi thứ dù bộn bề đến đâu, ở trường lớp ba chăm lo cho học sinh, về nhà ba vẫn làm tròn trách nhiệm khi luôn dành thời gian khảo bài chúng tôi và giảng giải những điều chúng tôi không hiểu. Không chỉ thế, ba còn là người cầm tay tôi quay lại khi tôi đi sai đường.
Tôi nhớ như in khi mình bước vào cấp ba, khi tôi được chọn vào lớp chuyên ở trường Quốc học danh giá, tôi đã vô cùng ngạo mạn. Lúc ấy, đậu vào Quốc học cả xóm tôi chỉ có mình tôi, mọi ngưỡng mộ đều đổ dồn vào tôi. Cái xóm nhỏ nghèo bỗng chộn rộn, vốn dĩ bậc cha mẹ luôn so bì hơn nhau ở con cái, đi đâu cũng khoe về con mình, thành tích học tập của con cái bỗng trở thành một sự hãnh diện bao trùm các bậc phụ huynh. Trong khi phần lớn trẻ trong xóm học trường tư, mà bấy giờ chỉ khi thi không đủ điểm mới vào học ở đó thì mình tôi nghiễm nhiên học trường công. Và tôi cũng ý thức được nên có lần trong một lần cãi nhau nóng tính, tôi đã nói với một đứa trẻ khác:
- Nếu muốn có cửa mà nói chuyện với tao thì mày thi được bằng tao cái đã.
Và ba tôi đã chứng kiến toàn bộ. Đêm đó, ba tôi đã gọi tôi ra nói chuyện. Ông im lặng rất lâu như thể sợ những lời dạy quá nặng sẽ khiến tôi tổn thương nhưng vẫn muốn tìm ra câu từ phù hợp nhất để dạy tôi.
- Con gái này, hôm nay ba rất buồn vì thấy con nói thế. Câu nói tưởng chừng như đơn giản nhưng nó chứng minh con có phần coi thường người bạn đó, và coi thường người khác là điều tối kị nhất trong nhân phẩm con người. Ba luôn tự hào về thành tích của con nhưng con lấy thành tích ấy ra dè bỉu bạn con thì có đúng không. Mỗi người vốn không ai hơn ai cả, nếu con hơn người ta việc này, thì ở mặt nào đó con cũng phải học hỏi người ta thôi. Hơn nữa, chẳng phải nếu con làm thế , con đã mất đi một người bạn rồi sao?
Lúc ba nói những lời ấy ba rất buồn, và cả tôi cũng chợt nhận ra trong cơn nóng giận dễ đánh mất đi tình cảm đang có. Ngày hôm sau tôi đi xin lỗi bạn và tuổi trẻ vốn dễ dàng cho những điều thứ tha… Khi tôi học đại học, vì nhiều lí do khó nói, ba rời trường, lúc ấy gia đình tôi trải qua nhiều biến cố đổ ập, thậm chí tôi định đi làm them không học đại học để vực dậy kinh tế gia đình nhưng ba nhất quyết không cho. Ông bắt đầu đi làm thêm đủ nghề kể cả khi căn bệnh khớp làm ông đau nhức, và vì tôi biết tâm nguyện của ông tôi càng không muốn làm ông thất vọng. Cho tới khi tôi đậu đại học với tấm bằng sư phạm trên tay, ba tôi mừng thấy rõ và dù không thể hiện trước mặt tôi nhưng tôi biết đêm đó ông đã khóc. May mắn thay, ngành tôi học không đóng học phí và bạn bè thầy cô cũng giúp đỡ tôi rất nhiều về giáo trình sách vở.
Bốn năm đại học trôi qua chậm chạp khó khăn, cứ mỗi lần tôi định gục ngã vì lịch học căng thẳng và cả việc làm thêm trang trải tôi lại nhớ đến ba, như tiếp thêm nguồn sức lực cho tôi. Vì tấm bằng giỏi, tôi được giữ lại trường làm giáo viên thực tập và mất thêm mấy năm cuối cùng cũng được làm giáo viên chính thức. Ngày tôi đến khoe với ba mình đã được nhận làm giáo viên chính thức đảm bảo cuộc đời sẽ cống hiến dài lâu cho nghề giáo sau này của mình, ba đã vỗ vai tôi rất lâu, giọng đầy hào sảng:
- Ba tự hào về con.
Và dù vốn là một người đàn ông kiệm lời, tôi vẫn phát hiện được ba tôi dành thời gian rỗi rãi để dạo khắp nơi trong xóm, mỗi nhà ghé một tí cốt chỉ để khoe “con gái ba đã thành giáo viên rồi”. Sau đó ít lâu, lúc tôi được nghỉ tiết, nấu cơm với mẹ, mẹ đã kể tôi nghe một chuyện ba giấu tôi đằng đẵng cả chục năm trời. Nghề giáo vốn từ lâu là nghề truyền đời và bản thân ba cũng rất tự hào về điều đó, thế nhưng năm ấy lương giáo viên ba cọc ba đồng, khi tôi vào cấp ba dường như đồng lương ít ỏi ấy không thể kham nổi tiền học và cả tiền nuôi cả nhà. Đó cũng là lúc một người học trò cũ của ba mở một nhà máy nhỏ muốn ba đỡ khổ nên ngỏ ý ba về làm bảo vệ, trước để có tiền trang trải vì có đồng lương đỡ hơn rất nhiều… Và đứng giữa ước mơ, tâm nguyện và gia đình, ba đã chọn gia đình. Vì thế ba nghỉ việc. nghe mẹ kể tôi khóc hết nước mắt, cả cuộc đời ba là sự thầm lặng hi sinh và là tấm gương sang, một người thầy vĩ đại để tôi hãnh diện và noi theo. Và từ ba, tôi nguyện ý trở thành một giáo viên thật tốt để ba có thể tự hào, như một điều bù đắp cho ba khi đưa ra lựa chọn đau lòng năm ấy.
© Lê Hứa Huyền Trân – blogradio.vn
Xem thêm: Con trở về thăm lại người thầy xưa
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu