Phát thanh xúc cảm của bạn !

"Mua hạnh phúc" có khó như chúng ta vẫn tưởng?

2018-08-23 01:26

Tác giả:


Câu chuyện “tiền không mua được hạnh phúc” có lẽ đã không còn đúng nữa. Bởi lẽ bạn hoàn toàn có thể khẳng định điều ngược lại nếu bạn biết cách tiêu tiền hợp lí.

***

blog radio, "Mua hạnh phúc" có khó như chúng ta vẫn tưởng?

1. Dành tiền để mua thời gian rỗi

Tiền bạc và thời gian đối với chúng ta đều có vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống cá nhân. Thế nhưng, tiền bạc hay thời gian mới chính là thứ đáng quý nhất mà chúng ta đang bỏ phí mỗi ngày?

Dành tiền để mua sự nhàn rỗi cho bản thân, nghe qua thì có vẻ vô lí. Nhưng thực tế đã chứng minh, khi có nhiều thời gian dành cho cuộc sống cá nhân hơn thì con người sẽ dễ đạt được trạng thái hạnh phúc hơn.

2. Dành tiền để mua trải nghiệm

Chúng ta thường có xu hướng dành dụm tiền để mua sắm vật chất, đặc biệt là các tài sản có giá trị cao chứ không phải là những thứ mang lại niềm vui. Chúng ta sẽ lựa chọn chi tiền cho chiếc điện thoại. Lí lẽ được đưa ra là nếu hôm nay bạn mua chiếc điện thoại, bạn có thể dùng nó cho ngày mai, ngày kia và rất lâu sau đó. Còn đi xem buổi biểu diễn sẽ làm bạn thích thú ngay tại thời điểm này nhưng niềm vui đó không kéo dài mãi.

Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học San Francisco (Mỹ) thì điều ngược lại mới đúng. Người ta thường tin rằng chi tiêu cho vật chất sẽ khiến họ hạnh phúc hơn là mua những những trải nghiệm tinh thần vì vật chất hữu hình có giá trị sử dụng lâu dài. Nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác.

Lấy trường hợp bạn mua một chiếc điện thoại mới. Trong những ngày đầu tiên cầm chiếc điện thoại đó, hẳn là bạn đã sung sướng vô cùng. Nhưng chỉ cần qua một thời gian ngắn niềm vui sướng ban đầu của bạn sẽ nhạt dần và chấm dứt. Ngược lại những trải nghiệm mang tính tinh thần như đi xem một buổi hòa nhạc thường ở lại trong tâm trí bạn rất lâu, và có thể làm bạn thích thú mỗi lần nghĩ lại hay mỗi lần bạn kể với ai đó. Trải nghiệm có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng dư âm niềm vui mà nó mang lại cho bạn sẽ kéo dài mãi.

blog radio, "Mua hạnh phúc" có khó như chúng ta vẫn tưởng?

3. Chi tiền cho những người mà bạn yêu thương

Con người nói chung là một cấu trúc xã hội mang tính tự nhiên mà trong đó chúng ta kết nối với nhau bằng các quan hệ xã hội. Có nhiều bằng chứng cho thấy có các mối quan hệ lành mạnh sẽ giúp chúng ta sống lâu hơn vì con người cảm nhận được mình là một phần của xã hội. Hay nói cách khác, bạn luôn cần một ai đó ở bên vì sự cô đơn sẽ giết chết bạn.

Nhiều nhà tâm lí học xã hội đã nói rằng “Hạnh phúc hơn cả khi có đầy đủ vật chất đó là khi chúng ta biết cho đi” hay “chia sẻ là hạnh phúc”. Điều đó hoàn toàn đúng. Vì vậy, nếu bạn chắc chắn rằng mình muốn đi xem hòa nhạc, hãy mua vé đôi và rủ thêm ai đó đi cùng (có thể là một người thân, một người bạn hay một người đồng nghiệp). Khi đó niềm vui của bạn sẽ được nhân đôi.

4. Chi tiền để giúp đỡ cộng đồng

Trong một nghiên cứu liên quan đến hành vi chi tiêu cá nhân, các nhà khoa học đã chia những sinh viên tham gia khảo sát thành hai nhóm. Họ phát cho mỗi nhóm một số tiền nhất định và hướng dẫn cách chi tiêu. Nhóm thứ nhất dùng số tiền đó để chi tiêu cho bản thân còn nhóm thứ hai chi tiêu cho người khác. Kết quả báo cáo thu được là nhóm thứ hai cảm thấy hạnh phúc hơn nhóm thứ nhất.

Điều đó có nghĩa là khi bạn chi tiền để giúp đỡ người khác sẽ giúp bạn cảm thấy được gắn kết với cộng đồng nhiều hơn cũng như cảm thấy tự hào về chính bản thân mình nhiều hơn. Những lời cảm ơn bạn nhận được từ những người mà bạn giúp đỡ sẽ là niềm vui vô giá. Vì thế hãy cứ giúp đỡ mọi người, hãy cứ làm từ thiện để chính bản mình được cảm nhận niềm hạnh phúc.

Hạnh phúc là một phạm trù khá mơ hồ, vì mỗi người cảm nhận hạnh phúc theo một cách khác nhau. Chính vì thế, chúng ta cũng có nhiều con đường để đạt được hạnh phúc. Câu chuyện “tiền không mua được hạnh phúc” có lẽ đã không còn đúng nữa. Bởi lẽ bạn hoàn toàn có thể khẳng định điều ngược lại nếu bạn biết cách tiêu tiền hợp lí.

Theo InfoNet

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Vật chất mình tìm được không đuổi kịp trái tim mình đang loạn. Bằng cấp mình đang có không chạy đuổi kịp suy tâm. Công việc mình hiện đang làm chưa hẳn là việc mình yêu thích. Cuối cùng bản thân mình thích gì mình cũng không rõ. Nhưng lại rất vội.

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

back to top