Liệu chúng ta có thể thực sự thành công khi các mối quan hệ xung quanh đang dần rạn nứt? Câu trả lời đau xót là không
2021-11-26 01:24
Tác giả:
5 gợi ý dưới đây sẽ là một kế hoạch hoàn hảo để bạn có thể gắn kết các mối quan hệ, cho dù đó là đối tác trong công việc, tình bạn hay ngay cả tình yêu, tình thân gia đình.
***
Thành công là sự toàn diện. Nếu một lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta là một mắt xích yếu, như sức khỏe, sự giàu có hoặc các mối quan hệ thì tất cả các lĩnh vực khác đều bị ảnh hưởng. Trong số đó, sự tương tác với những người xung quanh, từ đối tác trong công việc, tới bạn bè, vợ chồng hay người thân trong gia đình nắm giữ vai trò quan trọng.
Có rất nhiều lúc chúng ta coi các mối quan hệ như chuyện đương nhiên và không thường xuyên dành cho chúng sự quan tâm xứng đáng và cần có. Nhưng các mối quan hệ tốt đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.
Bạn sẽ khó có thể đạt được sự thành công, hay đơn giản là cảm thấy hạnh phúc nếu như những mắt xích đó liên tục gặp trục trặc. May mắn là, vẫn có những cách để cải thiện điều này:
Đầu tiên, bạn phải hiểu về mối quan hệ đó
Cho dù chúng ta nói chuyện với khách hàng tiềm năng, tiếp cận với người bạn cũ hoặc làm quen với một tình yêu mới, điều quan trọng là chúng ta hiểu mô hình mối quan hệ của chính mình. Đây là phần cốt lõi. Nếu không được kiểm soát, kết quả sẽ là sẽ sự hỗn loạn trong sự kết nối của chúng ta với những người khác.
Bạn có dễ bị quá sức? Bạn có phải là người đấu tranh để yêu cầu hỗ trợ? Bạn có đi một mình mà không cần sự giúp đỡ? Hay bạn làm việc quá sức, bỏ qua các mối quan hệ của bạn, và sau đó thấy mình cô đơn trong ngày sinh nhật và các mốc quan trọng không? Bằng cách tự nhận thức sâu sắc hơn các mối quan hệ xung quanh chúng ta, chúng ta tự trang bị cho mình kỹ năng và cảm xúc trong từng mối quan hệ.
Một khi chúng ta biết điều này, chúng ta có thể thay đổi nó. Chúng ta cũng có thể nhận thức được mô hình nào gây ra phản ứng cảm xúc mạnh mẽ trong con người của chính chúng ta.
Biết cách kích hoạt các yếu tố cảm xúc của bản thân
Khi biết các yếu tố kích hoạt cảm xúc của bản thân, chúng ta có thể xem xét nghiêm túc và logic về một tình huống khó chịu. Yếu tố này cũng quyết định phần nào là công cụ điều chỉnh của chúng ta và phần nào cần phải giải quyết với người khác. Nó cũng giúp chúng ta giải thích chúng ta là ai và chúng ta cần gì.
Cách chúng ta truyền đạt nhu cầu này sẽ khác nhau giữa mối quan hệ này với mối quan hệ khác.
Ví dụ, yêu cầu những gì chúng ta cần từ một người bạn sẽ nghe rất khác so với khi chúng ta nói điều này với cộng tác viên hoặc nhân viên. Các cụm từ, từ và cảm xúc sẽ khác nhau. Điều này được gọi là mã hóa xã hội lành mạnh. Chúng ta biết những gì là phù hợp trong các loại mối quan hệ khác nhau.
Làm chủ cảm xúc của bạn
Chìa khóa thành công trong tất cả các mối quan hệ là cảm xúc trong chính chúng ta.
Bạn không thể cứ trì chiết những lỗi lầm cũ và nghĩ rằng có thể làm cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp. Nếu ai đó làm tổn thương bạn và bạn cần phải xử lý nó, đặt nó lên bàn, vậy thì hãy làm điều đó ngay. Giải quyết và vượt qua nó.
Để làm chủ cảm xúc của mình, chúng ta cần hiểu cảm xúc đến từ đâu. Cảm xúc là thông tin phản hồi trong mọi mối quan hệ.
Không ai hạnh phúc nổi nếu những tổn thương hay sự công kích từ quá khứ cứ giữ mãi trong lòng ngày này qua ngày khác trong đời một con người. Nếu bạn muốn tận hưởng thời gian của mình bên người khác, bạn phải loại bỏ những thứ như vậy đi.
Bạn không thể cứ trì chiết những lỗi lầm cũ và nghĩ rằng có thể làm cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp. Nếu ai đó làm tổn thương bạn và bạn cần phải xử lý nó, đặt nó lên bàn, vậy thì hãy làm điều đó ngay. Giải quyết và vượt qua nó.
Luôn ghi nhớ rằng, nếu nó không đáng để đem ra tranh cãi, hãy quên nó đi và bước tiếp.
Tiếp cận linh hoạt các ranh giới quan hệ
Bằng cách làm theo các bước trên, bây giờ bạn sẽ có một ý tưởng vững chắc về những gì bạn cần từ các mối quan hệ của mình, cũng như những gì bạn sẽ không chịu đựng được. Mặc dù đây là phần khó khăn nhưng hãy thiết lập một ranh giới vững chắc và đặt ra những quan điểm cá nhân cụ thể.
Cho dù chúng ta nói chuyện với người yêu, bạn bè hay khách hàng, việc giải quyết bằng nắm đấm sắt sẽ không giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Thay vào đó, hãy thực hiện một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn đến ranh giới.
Tìm hiểu vấn đề để hiểu người khác, và điều gì khiến họ nói hoặc hành động theo cách họ đã làm.
Cuối cùng, hãy dành thời gian cho những mối quan hệ quan trọng nhất
Giống như bạn thuê một huấn luyện viên kinh doanh để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của bạn và một chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn cho bạn những thực phẩm tốt nhất cho cơ thể, điều đó cũng rất quan trọng để tìm ra chuyên gia phù hợp cho mối quan hệ của bạn.
Nhưng hàn gắn mối quan hệ khác với việc phát triển cá nhân hay đào tạo kinh doanh. Nó cụ thể hơn. Tìm ai đó sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về vị trí bạn đang đứng, những gì bạn cần trong các mối quan hệ và làm thế nào để đưa bạn đến đó.
Hầu hết mọi người đều phân phối năng lượng quan hệ theo cơ sở đến trước, chăm sóc trước. Bất cứ ai lôi kéo được sự chú ý của họ trước đều ngốn sạch thời gian và năng lượng quan hệ của họ. Đó là lý do vì sao những người hay cằn nhằn, chứ không phải những người làm việc hiệu quả, thường làm người khác mất quá nhiều chú ý vào họ.
Và đó cũng là lý do vì sao nhiều người chẳng còn gì để trao tặng khi họ trở về nhà từ chỗ làm. Trong khi gia đình lại là nơi mang lại những mối quan hệ quý báu nhất trong đời bạn. Những mối quan hệ đó nên được đặt lên đầu khi bạn lên kế hoạch sử dụng thời gian của mình. Sau đó là tới những mối quan hệ quan trọng khác. Đó là vấn đề đặt ra những ưu tiên hợp lý.
(Theo Addicted2Success)
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Mời xem thêm chương trình:
7 điều bạn nên làm thay vì chỉ nói câu “vui lên đi” l Radio Tâm Lý
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên
Có những quy tắc ứng xử bạn nên nhớ khi được mời đi ăn để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.

Giữa đại ngàn bao la, có phải là nơi tình yêu bắt đầu?
Thời gian qua cô nỗ lực vượt qua những khó khăn, thiếu thốn nơi rẻo cao, chứng kiến từng ánh mắt trong veo của lũ trẻ sáng lên khi biết đọc, biết viết. Và cũng hơn một năm kể từ ngày cô gặp Duy - người đàn ông có đôi mắt cương nghị, giọng nói ấm áp và nụ cười hiền lành làm trái tim cô rung động.

Hôm nay em cưới rồi
Tôi chẳng biết phải miêu tả như thế nào về chị cho đúng. Mọi thứ ở nơi chị điều làm tôi cảm thấy rung động. Chỉ tiếc một điều là tôi chưa bao giờ đủ can đảm để nói ra hết lòng mình.

Mẹ ơi, con xin lỗi…
Tôi luôn nghĩ, mẹ đã sinh ra tôi thì phải có trách nhiệm với tôi. Vì mẹ là mẹ nên mẹ phải làm tất cả mọi việc nhỏ to trong nhà. Cho đến khi nghe bố kể về mẹ, tôi mới nhận ra, chính mình là nguyên nhân khiến mẹ phiền lòng.