Làm thế nào để dịch chuyển từ tư duy bảo thủ sang tư duy cầu tiến?
2022-08-05 01:20
Tác giả:
blogradio.vn - Theo cuốn Mindset: The New Psychology of Success của nhà tâm lý học Carol Dweck, tư duy có sức mạnh to lớn trong việc hiện thực hóa những điều chúng ta mong muốn. Cũng theo bà, có 2 mô hình tư duy chính: tư duy cầu tiến và tư duy bảo thủ.
***
Bạn có thắc mắc tại sao một số người rất thành công ở bất cứ lĩnh vực nào họ theo đuổi, nhưng một số khác lại vô cùng “chật vật” mặc dù họ rất thông minh và tài năng? Câu trả lời nằm ở tư duy – cách thức nhìn nhận của chúng ta đối với thế giới.
Theo cuốn Mindset: The New Psychology of Success của nhà tâm lý học Carol Dweck, tư duy có sức mạnh to lớn trong việc hiện thực hóa những điều chúng ta mong muốn. Cũng theo bà, có 2 mô hình tư duy chính: tư duy cầu tiến và tư duy bảo thủ.
TƯ DUY BẢO THỦ (FIXED MINDSET)
Những người có tư duy bảo thủ tin rằng trí thông minh, tiềm năng sáng tạo là những yếu tố bẩm sinh và không thể thay đổi. Họ cũng cho rằng thành công chỉ là kết quả “nghiễm nhiên” của những khả năng này. Đối với họ, thành công và nỗ lực không có quá nhiều mối liên hệ với nhau. Do đó, thay vì phát triển bản thân, những người này thường dễ dàng bỏ cuộc và liên tục tìm kiếm những cơ hội mới ở bên ngoài.
TƯ DUY CẦU TIẾN (GROWTH MINDSET)
Trái ngược với những người có tư duy bảo thủ, người có tư duy cầu tiến sở hữu góc nhìn cởi mở hơn về sự thành công. Họ không xem thất bại là phản ánh của năng lực, mà chỉ là điểm khởi đầu cho những trải nghiệm và ý tưởng. Bên cạnh đó, họ cũng tin rằng trí tuệ có thể phát triển qua thời gian và nhờ vào sự nỗ lực. Do vậy, họ thường có xu hướng phấn đấu hơn trong công việc, cuộc sống và gặt hái được nhiều thành tựu tốt đẹp.
1. XEM THÁCH THỨC NHƯ NHỮNG CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
Đối với những người sở hữu tư duy cầu tiến, bất kỳ thách thức nào cũng đều là cơ hội để họ phát triển bản thân. Mặc dù không dễ dàng, nhưng chúng sẽ khiến ta mạnh mẽ và trưởng thành hơn. Thách thức còn cho phép chúng ta khai phá những tiềm năng và sức mạnh mà ta chưa hề biết đến. Còn với những người có tư duy bảo thủ, họ thường né tránh thử thách. Thay vì tìm giải pháp cho vấn đề, họ sợ hãi, phàn nàn và xem mình là “nạn nhân” khi gặp những điều không theo ý muốn.
2. TIN TƯỞNG VÀO CHÍNH MÌNH
Thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau là một điều rất quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nhận thức được sức mạnh nội tại bên trong mỗi con người. Sức mạnh này xuất phát từ lòng tin. Khi chúng ta tin tưởng bản thân, niềm tin sẽ tiếp thêm sức mạnh để chúng ta vượt qua mọi hoàn cảnh cuộc đời. Con chim đậu trên cành cảm thấy an toàn không phải vì cành cây vững chắc, mà bởi vì nó tin tưởng vào đôi cánh của mình. Do vậy, đức tin không chỉ là chất xúc tác mà còn là nền móng đầu tiên giúp chúng ta kiến tạo những điều mình mong ước.
3. HÃY TÒ MÒ
Nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đầy đam mê“. Trí tò mò chính là điểm khởi đầu của những phát minh vĩ đại, là người thầy mang lại cho chúng ta những điều mới lạ thông qua sự khao khát học hỏi của chúng ta. Những người thành công là những người hay tò mò và hay đặt câu hỏi về những sự việc xung quanh. Khi thực tâm muốn khám phá, cánh cửa tri thức sẽ mở ra để những điều tuyệt vời có thể đến với cuộc sống của chúng ta.
Hãy nhìn cuộc đời bằng một đôi mắt đầy hứng khởi và sống với một thái độ khiêm tốn. Nhà hiền triết nổi tiếng Socrates đã nói rằng: “Tôi chỉ biết một điều duy nhất, đó là tôi không biết gì cả“. Sự cầu thị sẽ kích thích trí tò mò, khiến chúng ta mong muốn được học hỏi, thu nạp thêm kiến thức. Ngược lại, khi nghĩ rằng chúng ta đã biết tất cả mọi thứ, não bộ sẽ ngăn cản chúng ta tìm kiếm thêm thông tin.
4. LẮNG NGHE Ý KIẾN CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Để phát triển tư duy cầu tiến, ngoài tinh thần ham học hỏi, chúng ta còn cần sự cởi mở, lắng nghe ý kiến của những người xung quanh. Vì đang sống trong một cộng đồng, nên việc tương tác, trao đổi giữa những cá nhân là vô cùng quan trọng. Những người có tư duy cầu tiến thường mở lòng để tiếp thu ý kiến của người khác. Họ cho rằng, việc học không chỉ gói gọn trong sách vở, lý thuyết mà còn qua thực hành, qua chia sẻ từ những người xung quanh. Trong khi đó, người có tư duy bảo thủ lại không muốn lắng nghe sự góp ý bởi họ vẫn luôn xem mình là “nạn nhân” đang sống trong một thế giới đầy rẫy nghi ngờ và dối trá.
5. HÃY CHÚC MỪNG CHO THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI KHÁC
Chúng ta cũng cần hiểu rằng, thành công không gói gọn trong khía cạnh vật chất hay tiền tài mà là tổng hòa của nhiều yếu tố. Mỗi người sẽ có mỗi định nghĩa về thành công khác nhau. Do đó, đừng nên áp đặt quan điểm của người khác lên giá trị của mình để rồi bị “giam cầm” trong những cảm xúc tiêu cực của sự ghen tỵ. Tâm trí chúng ta lúc đó cũng không còn chỗ cho những ý tưởng tuyệt vời và sáng tạo. Vì vậy, khi thấy ai đó thành công, hạnh phúc, thay vì ghen tỵ, chúng ta hãy thật tâm chia sẻ niềm vui và lấy đó làm động lực để phấn đấu.
Theo Elle
Mời xem thêm chương trình
Hãy để anh đứng sau bảo vệ cho em
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu