Phát thanh xúc cảm của bạn !

Học cách nói 'không', kỹ năng giao tiếp cần thiết cho người hướng nội

2022-05-03 01:25

Tác giả:


blogradio.vn - Việc nói “không” hay từ chối tham gia vào một công việc nào đó luôn cần thời gian để làm quen, nhất là với những người hướng nội, ngại giao tiếp. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bày tỏ ý muốn của mình, hãy cùng nhau tìm hiểu những cách hiệu quả để thực hiện điều này nhé.

***

Không phải lúc nào người hướng nội cũng có đủ năng lượng để tham gia những dịp tụ họp đông người hay làm những công việc yêu cầu giao tiếp xã hội nhiều. Trong những lúc này, việc nói lời từ chối là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. 

Việc nói “không” hay từ chối tham gia vào một công việc nào đó luôn cần thời gian để làm quen, nhất là với những người hướng nội, ngại giao tiếp. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bày tỏ ý muốn của mình, hãy cùng nhau tìm hiểu những cách hiệu quả để thực hiện điều này nhé.

nghe

1. Hiểu rõ bản thân và giữ cho mình một giới hạn trong hoạt động xã hội

Trong một nghiên cứu được xuất bản bởi Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội, nhà nghiên cứu William Fleeson đã chỉ ra rằng việc thể hiện những đặc điểm hướng ngoại (thích nói nhiều và thích phiêu lưu) có thể cải thiện tâm trạng của những người tham gia – ngay cả những người sống nội tâm. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho thấy rằng giao tiếp xã hội quá nhiều có thể kích thích người hướng ngoại, góp phần gây ra kiệt sức, lo lắng và thậm chí là bệnh tim mạch cho họ. 

Vậy sự thật ở đây là: Tất cả mọi người, ngay cả những người hướng nội, đều hưởng lợi từ việc kết nối xã hội với tùy mức độ ở từng người. Và cũng như vậy, tất cả mọi người, ngay cả những người hướng ngoại, đều có thể cảm thấy kiệt sức khi vượt quá giới hạn cá nhân của mình trong giao tiếp xã hội.

Điều quan trọng là bạn phải hiểu những giới hạn đó là gì. Nếu bạn không chắc giới hạn của mình nằm ở đâu, hãy cố gắng chú ý hơn hoặc thậm chí ghi chép lại các xu hướng của bản thân trong giao tiếp và phản ứng cảm xúc. Bạn có thể đi ra ngoài bao nhiêu lần trong một tuần hoặc một tháng trước khi kiệt sức? Khoảng thời gian, quy mô nhóm và loại sự kiện xã hội nào mà bạn thấy thú vị hoặc ít nhất là có thể quản lý được? Và những dấu hiệu nào cho thấy bạn sắp bị kiệt sức?

Sau khi bạn có ý tưởng chung về mức năng lượng xã hội của mình, bạn sẽ dễ dàng nói không (hoặc có) một cách tự tin hơn vì bạn sẽ biết rằng bạn đang đưa ra quyết định đúng đắn. Càng hiểu rõ chính mình, bạn càng có nhiều khả năng chăm sóc cho bản thân.

ky-nang-tinh-than-cua-nha-lanh-dao_(1)

2. Đừng nhầm lẫn việc nói “không” với sự tiêu cực

Một lý do khiến người hướng nội thường né tránh từ “không” là sự đánh đồng thường xuyên giữa nó với sự tiêu cực. Nếu nói “có” đồng nghĩa với việc đón nhận cuộc sống một cách đầy đủ và nhiệt tình, thì việc nói “không” có khiến chúng ta trở nên buồn tẻ, không thích mạo hiểm hay chỉ đơn giản là nhàm chán?

Trong thực tế, từ “không” và trải nghiệm về sự tiêu cực hoàn toàn tách biệt. Theo Psychology Today, tiêu cực là một thái độ mãn tính. Đó là một lăng kính mà qua đó bạn nhìn thấy thế giới trông xám xịt hơn một chút và thường biểu hiện qua chủ nghĩa hoàn hảo, sự bất mãn nhỏ nhen và tâm lý ngại rủi ro nói chung.

Mặt khác, việc nói từ “không” xảy ra vào thời điểm được lựa chọn rõ ràng nhằm thông báo điều gì đó nói lên giá trị, sở thích và ưu tiên của bạn. Quan trọng nhất, nó thông báo quyền tự chủ và trách nhiệm cá nhân của bạn. Dù bạn có thể quan tâm, yêu thương hoặc dựa dẫm vào người khác bao nhiêu thì vào cuối ngày, bạn vẫn là một cá thể riêng biệt. Bởi vì bạn đưa ra lựa chọn của riêng mình, từ “không” phải là một phần thiết yếu trong vốn từ vựng của bạn.

3. Bạn không nợ ai một lời giải thích, nhưng đưa ra lý do trung thực sẽ có ích

Thật không may, chúng ta không sống trong một thế giới mà tất cả mọi người đều xem sự hướng nội của bạn là lý do chính đáng để không tham gia một sự kiện nào đó. Một số người sẽ không hiểu những nhu cầu riêng biệt của người hướng nội và nó hoàn toàn ổn nếu bạn không muốn phải thuyết phục họ. Bạn có thể từ chối một cách lịch sự mà không cần đưa ra lời bào chữa. Những câu như “Tôi sẽ không tham dự vào hôm nay, nhưng cảm ơn bạn đã mời tôi” hoặc “Cảm ơn, nhưng tôi có kế hoạch khác rồi” hoàn toàn phù hợp với những lời mời thông thường.

Mặc dù không có nghĩa vụ giải thích, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái khi được cởi mở giao tiếp về nhu cầu của mình. Dành thời gian để giải thích sự hướng nội của bạn cho ai đó trong cuộc sống có rất nhiều lợi ích. Khi những người thân thiết hiểu được giới hạn xã hội của bạn, cuộc sống trở nên đơn giản hơn cho bạn, bởi vì bạn sẽ không phải đưa ra những lời viện cớ giả tạo. Bên cạnh đó, những người được giải thích cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi bạn nói lời từ chối, bởi vì họ sẽ không hiểu nhầm rằng xu hướng ở một mình của bạn đến từ sự ghét bỏ hay thiếu quan tâm. 

cac-cung-hoang-dao

4. Không cần có một phản hồi ngay lập tức

Nếu là một người thích làm hài lòng người khác, những cụm từ như “Tôi có thể làm được” có thể tự động bay ra khỏi miệng bạn mà không có sự cho phép. Nhiều người hướng nội có xu hướng suy nghĩ thấu đáo mọi thứ nhưng không phải lúc nào họ cũng làm được như vậy ở giữa cuộc trò chuyện. Thay vì dừng lại để suy nghĩ, phản ứng giật bắn người của họ là thốt ra những gì người kia muốn nghe thay vì ý muốn thật lòng.

Nếu bạn có xu hướng đó, hãy hình thành cho mình thói quen thay thế từ “có” bằng “có thể”. Nếu bạn thấy mình do dự khi đối mặt với một lời đề nghị, bạn không cần phải quyết định ngay. Thay vào đó, hãy trả lời “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” hoặc “Để tôi liên hệ lại với bạn”.

Việc làm này thể hiện sự tôn trọng cách suy nghĩ và hành động của chính bạn. Và cho dù cuối cùng bạn có đồng ý hay không, người ngỏ lời mời sẽ biết rằng bạn đã cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định thay vì từ chối họ ngay lập tức.

Cuộc sống mang đầy những cơ hội để phát triển, khám phá, tìm hiểu bản thân và những người khác. Nhưng nếu không biết cách từ chối những lời mời không mong muốn, chúng ta có thể sẽ bị quá tải hoặc kiệt sức và không tập trung vào những gì quan trọng nhất đối với bản thân. Đây là lý do tại sao ai cũng cần từ “không” ở bên, một từ nhỏ bé nhưng màu nhiệm giúp chúng ta có được nhận thức rõ ràng hơn về việc chịu trách nhiệm cho số phận của chính mình.

Theo Elle

Mời xem thêm chương trình

Em mong đợi gì từ mối quan hệ không tên? | Radio Tình yêu

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

back to top