Phát thanh xúc cảm của bạn !

Hành trình của Sam (Phần 2)

2023-09-21 05:25

Tác giả: Mỹ Tiên


Phần 2

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi đến vùng Soluta (sau hai ngày mệt mỏi trên chiếc xe đưa đón của trường), tôi nghĩ tôi phải đi mua gì đó để ăn thôi vì tôi chỉ mang thức ăn đủ cho hai ngày trên xe thôi. Tại sao lúc đó tôi lại không nghe lời mẹ nhỉ?

Vào một ngày trước khi đi, mẹ tôi thấy tôi đang hí hửng soạn đồ và mẹ tôi để ý thấy tôi mang rất ít đồ ăn.

Mẹ tôi: Con mang theo có nhiêu đó thì sao ăn đủ hả, con yêu?

Tôi: Con nghĩ vậy là đủ rồi.

Mẹ tôi nhất quyết không nghe tôi mà cho thêm vào balo của tôi rất nhiều thứ như là cá tươi, pate, cá khô, cỏ bạc hà và bánh kẹo.

Tôi: Thôi mà mẹ, nhà mình không còn gì ngoài những thứ này. Mẹ cho con thì gia đình mình lấy gì ăn trong những ngày con đi ?

Mẹ tôi nghe vậy liền khựng lại, gương mặt tối sầm lại, một giọt hai giọt nước mắt rơi trên bàn tay đã chai sạn của mẹ, tôi biết tại sao mẹ lại khóc. Bà ấy lúc nào cũng tự dằn vặt bản thân mình về việc không thể cho hai đứa con của mình có những tháng ngày vui tươi như những đứa trẻ khác, những bữa cơm sang trọng như những gia đình khác mà thay vào đó chúng tôi chỉ có thể ăn những thức ăn rẻ tiền, phải lao đầu vào làm những công việc nặng nhọc phụ mẹ.

Tôi: Mẹ ơi! Mẹ đừng khóc. Tất cả đều không phải lỗi của mẹ.

Mẹ tôi: Không, tất cả… là tại mẹ. Tại mẹ… mà gia đình mình… không được như nhà người ta.

Ba tôi đi ngang qua ôm tôi và mẹ tôi, ông nói:

- Không phải lỗi của ai cả, số phận ông trời đã ban cho chúng ta là như vậy. Đừng tự trách mình nữa em à!

Sau đó, tôi đã bỏ lại những đồ ăn mà mẹ bỏ vào balo vì sợ vào những ngày tôi đi gia đình tôi sẽ phải thắt bụng chịu đói.

Tôi đang tự nghĩ trong đầu: "Trời ơi, chừng nào mới tìm thấy tiệm bán đồ ăn cho mèo đây?"

Tôi vừa than vãn xong thì trước mặt tôi là một tiệm bánh ngọt, tôi cũng là một người khá thích ăn bánh nên đây có lẽ là lựa chọn khá hợp lý đối với tôi.

Trước cửa ra vào của tiệm bánh có một chiếc chuông, khi ai đó đi từ ngoài vào hay đi trong ra thì chiếc chuông ấy sẽ lắc và phát ra tiếng. Nói thật thì tôi thích nghe tiếng chuông đó vì ở làng tôi, chuông là thứ để đánh thức chúng tôi sau một giấc ngủ đẹp để làm làm việc.

6f9c58dde0a3b165c4bdd382d57bad31

Bước vào tiệm bánh, mùi thơm của bánh nó làm tôi u mê làm sao! Sao lại có người có thể tạo ra những chiếc bánh thơm như vậy chứ?

Tôi: Chú ơi! Lấy cho con chiếc bánh sừng bò này đi. Cái bánh đó hết nhiêu tiền vậy chú?

Người bạn: Của em hết 10 pou. (Pou là đơn vị tiền tệ ở đất nước của tôi. Những tờ tiền này sẽ màu sắc khác nhau tùy thuộc vào giá trị của nó. Ở đây, chúng tôi còn dùng cả đồng xu, cứ hai đồng xu là sẽ bằng một pou.)

Tôi: Dạ! Đây ạ.

Tôi ngẩng mặt lên và thứ tôi nhìn thấy không phải là một người lạ nào mà đó là một gương mặt vô cùng thân thuộc với tôi. Gương mặt ấy vẫn khôi ngô, tuấn tú như ngày nào khi anh còn ở bên tôi.

Tôi: Anh hai!

Anh tôi: Hì! Giờ mới nhận ra hả nhóc?

Tôi: Sao anh hai lại ở đây? Không phải anh đang đi học tại trường Custa sao?

Anh tôi: À! Anh đăng kí làm bán thời gian ở đây để kiếm thêm chút tiền trang trải á mà. Sẵn đây, anh cũng đã nghe mọi người đó em đã đỗ vào trường của anh rồi. Anh biết đứa em của anh sẽ làm được mà.

Tôi: Hì! Em đã phải cố gắng lắm mới vào được á!

Anh tôi: Chúc mừng em của anh hai đã đỗ vào trường đại học mình mong ước, cái bánh này coi như anh cho em đó không cần trả tiền đâu.

Tôi: Dạ! Mà anh nè, em có thể đi làm chung với anh hai không?

Anh tôi: À được chứ, mà trước tiên em nên đến trường để đăng ký phòng ở kí túc xá đi.

Tôi: Em có được ở chung phòng với anh không?

Anh tôi: Em cứ nói tên anh ra và nói em là em của anh thì nhà trường sẽ sắp xếp cho hai anh em mình ở chung nè.

Tôi: Dạ.

Tâm trạng tôi như muốn vỡ òa ngay tại đó vậy, người anh mà cách xa tôi một năm trời giờ đây tôi lại có thể ở cùng anh và chia sẻ với anh những chuyện làm tôi buồn như ngày hai chúng tôi còn nhỏ rồi. Tôi rất muốn ôm anh nhưng trong tiệm lại có nhiều người quá làm như vậy có vẻ không nên cho lắm.

Tôi: Em đi nha anh! Xíu nữa gặp lại anh nhé!

Anh tôi: Được thôi! Anh sẽ chờ em trước cổng ký túc xá nhé! Sau đó anh sẽ dẫn em đi chơi tại công viên mới mở nha!

Trong lòng tôi đang vô cùng rạo rực, mọi thứ trải qua với tôi dường như vô cùng suôn sẻ. Đúng là ông trời luôn luôn không triệt đường sống của ai, vừa cho tôi gặp lại anh trai của mình vừa cho tôi một công việc kiếm tiền gửi về cho gia đình. Thế là hạnh phúc quá rồi còn gì?

Sau ba mươi phút, tôi cũng đã đến cổng trường. Các bạn không biết đâu cái cổng ấy hoành tráng lệ như thế nào đâu cứ như cánh cổng cho mấy tòa lâu đài của các nàng công chúa trong phim ấy. Nó có màu trắng tinh khiết dường như không hề có một chút bụi bặm nào cả, nó cao chắc bằng một căn nhà hai tầng ấy. Đi qua cánh cổng là sảnh chính, hai bên đường vào trường đều là những câu cao cổ thụ trông rất hùng vĩ.

Cuối cùng, tôi cũng đã đi đến phòng làm việc của nhà trường để đăng ký nhận phòng kí túc xá. Ban đầu, tôi nghĩ họ sẽ khá nghiêm nghị, hay xem xét như anh tôi kể khi tôi còn nhỏ nhưng họ lại vô cùng thân thiện, dễ thương và sẵn lòng đáp ứng yêu cầu ở chung phòng anh của tôi. Hôm naycủa tôi vui thật đấy! Hạnh phúc thật!

© Mỹ Tiên - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.

Viết cho tuổi mười tám

Viết cho tuổi mười tám

Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".

Đôi tay người bạn

Đôi tay người bạn

Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?

Mùa hoa cải năm ấy

Mùa hoa cải năm ấy

Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.

Viết cho người đã cũ

Viết cho người đã cũ

Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.

Ai bán

Ai bán

Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười

Tía là quê hương

Tía là quê hương

Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba

back to top