Phát thanh xúc cảm của bạn !

Gánh hàng rong mẹ gánh cả tuổi thơ tôi

2014-04-22 01:09

Tác giả:


Blog Family - Gánh hàng rong mẹ đã gánh cả tuổi thơ tôi ngày thơ dại và giờ đây tôi dùng nó để gánh trên vai những ước mơ, niềm tin hy vọng về cuộc đời mà bấy lâu nay tôi vẫn đang ấp ủ. 


***

Một ngày của mẹ bắt đầu từ rất sớm! Tôi chưa bao giờ thức dậy cùng lúc với mẹ nhưng trong giấc ngủ chập chờn tôi đoán mẹ dậy lúc nhà dì Bảy hàng xóm lục tục bắc nồi sữa đậu nành. Tôi còn ngái ngủ nhưng vẫn nghe rõ tiếng mẹ nấu cơm, mẹ chuẩn bị bữa sáng cho tôi, sau đó mẹ gánh rau ra chợ bán còn tôi đi học. Gánh hàng rong của mẹ đã nuôi tôi khôn lớn nên người từ những ngày tháng khó khăn đó.
 
Nghe dì kể, hồi xưa nhà tôi nghèo lắm, ba mẹ tôi lấy nhau chỉ có miến đất trống sau nhà của ông ngoại cho làm của hồi môn. Ba tôi tận dụng miếng đất ấy trồng rau củ và nuôi thêm gà vịt để lấy trứng. Còn mẹ bươn bả gánh từng gánh rau, vượt quãng đường dài hơn hai cây số mới đến chợ .Tôi được mẹ ẵm qua nhà dì gửi. Mà nhà tôi với nhà dì sát vách nên tôi cứ chạy qua chạy lại cũng đỡ nhớ nhà hơn. Dì chăm sóc, lo lắng cho tôi còn hơn con ruột. Không biết vì tôi là cháu gái của dì hay tại dì không có con. Có lẽ là cả hai. Hồi đó tôi bé xíu nhưng quậy lắm, suốt ngày cứ trèo lên cây nhãn trước nhà dì ngồi vắt vẻo trên đó. Không biết bao nhiêu lần dì la vì sợ tôi té ngã, rồi những lúc tôi khóc đòi mẹ, dì lại dẫn tôi ra chợ để được xà vào lòng mẹ. Buổi tối ở xóm tôi không có nhà nào có điện .Tiếng trẻ con khóc, tiếng chó sủa, tiếng côn trùng kêu rả rích buồn dưới ánh đèn dầu leo lét. Những đêm không mua được dầu hôi thì mỗi nhà lượm củi khô ngoài đồng về đốt lấy ánh sáng. Ở đây ai cũng dùng bếp củi, thường là củi tràm, củi bần. Ngoài ra còn có lá dừa khô, cỏ khô, rơm khô, cái gì cháy được thì đều gọi là củi tất. Cuộc sống tuy nghèo, đơn sơ vậy mà vui. Những cái vui giản dị, mộc mạc và hiền lành như cọng rơm cọng cỏ, ngọt ngào như nước giếng đầu làng. Những đêm trăng sáng, người lớn ngồi quay quần lại với nhau nói chuyện phiếm còn trẻ con thì giỡn chơi. Hồi đó tôi hay cùng lũ bạn trong xóm đi bắt đom đóm, cứ tối đến là đốt chúng lên rồi tha hồ ngắm ánh đèn đom đóm lập loè giữa những nhánh bần ven sông, nghe hơi lạnh từ nước dưới sông phả lên, mát rượi.

mẹ yêu, gửi mẹ
 
Hồi tôi còn nhỏ, chỉ mới chập chững biết đi. Đó là nghe dì kể lại chứ tôi cũng không nhớ. Dì chăm lo cho tôi từ miếng ăn giấc ngủ, từ khuấy sữa, đút cháo đến tắm rửa đều nhờ một tay dì. Ba tôi bận suốt ở ngoài vườn, mẹ đi bán cả ngày mới về. Nhưng dù sao đi nữa tình mẹ vẫn trên hết. Có lần tôi khóc quá, đòi mẹ, thấy vậy dì phải ẵm tôi chạy ra chợ, để được mẹ thơm một cái và dỗ dành. Rồi không biết có phải từ lần đầu tiên ấy mà thành duyên hay không, lớn lên một chút, tôi thường được mẹ gánh ra chợ. Một bên là thúng rau củ, một bên là tôi. Lúc về, một bên là tôi, một bên là thịt cá, mắm muối, có khi còn có một cái bánh tiêu dành cho tôi. Ngồi trên thúng của mẹ, tôi cảm thấy bình an lắm. Hai mẹ con vừa đi vừa nói chuyện với nhau rất vui. Đường mẹ đi đầy cỏ tranh gai góc để đường tôi đi bằng phẳng êm gót chân son. Sau này lớn lên cũng vậy, mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho tôi.
 
Sáu tuổi .Tôi vào lớp một. Ngày đầu tiên đi học, mẹ dẫn tôi đến trường - gọi là trường chứ thật ra chỉ có hai lớp học, bọn trẻ con trong xóm gọi nhau í ới ôm mấy cuốn vở giấy cũ rích lên lớp học. Nghe nói trước đây lớp học này là ngôi nhà bỏ hoang, về sau người dân trong làng họp nhau nên sửa sang lại rồi mướn cô giáo làng bên về dạy bọn trẻ cho chúng biết cái chữ. Lớp học có một tấm bảng đen nhưng đã mục nát gần hết một nửa. Khi cô giáo viết chữ lên đó, kẻ thành những dòng thẳng thớm tôi và mấy đứa bạn cũng nhìn thấy được. Những con chữ đầu tiên của tôi bắt đầu từ đó. Chúng theo tôi cho đến khi tôi vào cấp ba.
 
Năm mười sáu tuổi. Một buổi đi học còn một buổi tôi ra chợ phụ mẹ bán rau. Những bó rau muống, cải, dền dền, bồ ngót mà ba trồng sau vườn tung tăng theo chân tôi lên chợ.Mỗi ngày qua đi, da tôi lại sạm hơn vì nắng nóng. Ấy vậy mà tôi vẫn thích, đơn giản vì tôi được đi cùng với mẹ, phụ mẹ những việc lặt vặt. Nhưng vẫn chưa bằng gánh hàng rong mẹ đã gánh nó trên vai qua bao mùa mưa bão, qua bao mùa nắng cháy. Lưng mẹ ngày càng cong, vai mẹ đã chai sần theo năm tháng. Nghĩ vậy tôi càng thương mẹ nhiều hơn.
 
Mười tám tuổi .Tôi chuẩn bị bước vào đời bằng hai kỳ thi quan trọng nhất, thi tốt nghiệp lớp mười hai và thi đại học. Gánh hàng rong mẹ đã gánh cả tuổi thơ tôi ngày thơ dại và giờ đây tôi dùng nó để gánh trên vai những ước mơ, niềm tin hy vọng về cuộc đời mà bấy lâu nay tôi vẫn đang ấp ủ. Cả xóm giờ đã thay đổi nhiều lắm. Cuộc sống của người dân khấm khá hơn, trẻ con được đến trường nhiều hơn, không còn tình trạng thất học nữa. Nhà tôi giờ đã là ngôi nhà ngói khang trang, sạch sẽ. Riêng mái lá sau vườn vẫn giữ lại vì mẹ tôi thích mát mẻ và cái giản dị ngày xưa, quan trọng đó là kỷ niệm của những tháng ngày hạnh phúc mà ba mẹ có được, còn gánh hàng rong của mẹ tôi đã cho vào một ngăn ký ức trong tuổi thơ cơ cực của mình.
 
Ngày tôi vào thành phố nhập học, một mình ra bến xe, phía sau tôi, hoa bần rụng trắng lòng sông .Tôi gửi lại cho mẹ lời tạm biệt, gửi lại làng quê lời hứa. Rằng một ngày nào đó tôi sẽ về lại nơi này, lúc đó mẹ không còn gánh rau ra chợ bán nữa. Cả đời mẹ đã vất vả nhiều rồi. Hai đầu cây đòn gánh đã cong lại vì gánh nặng cuộc đời, nhưng mẹ vẫn lo lắng cho tôi nhiều hơn ngày xưa. Xe lăn bánh, bỏ lại một miền ký ức, bỏ lại dáng nhỏ của mẹ phía sau làn bụi mù.
 
Sài Gòn đón tôi với bao điều lạ lẵm .Từ những con đường nhựa ngoằn ngoèo, chằng chịt như mạng nhện giữa lòng thành phố đến những ngôi nhà cao tầng .Từ những công viên rộng mát đến những dòng kênh đen ngập rác. Có một buổi chiều ngồi ngắm dòng kênh ở ngoại ô thành phố rồi tự hỏi, không biết dòng kênh này đổ về đâu. Có lẽ nó sẽ chạy quanh những cây cầu rồi đổ ra sông Sài Gòn chăng .Tôi chưa bao giờ có thời gain để đi hết chiều dài một con kênh dù đã ở đây cũng gần ba năm rồi .Thành phố rộng lớn này cứ kéo con người quay tít. Va vấp nhiều, cọ sát nhiều, học tập, công việc dần dần cuốn tôi vào vòng xoáy để chạy đua với cuộc sống trên giảng đường và ngay chỗ làm thêm. Lại nhớ dòng sông quê đến nao lòng. Nước trong xanh, êm đềm theo năm tháng nhìn xuống thấy những bông trắng rụng lả tả khi hoa bần nở.
 
Sáng nay nhỏ bạn thông báo kỳ nghỉ hè tới nó sẽ về quê, tôi chợt giật mình! Tôi đã xa quê bao lâu rồi nhỉ. Cuộc sống bận rộn và cũng chẳng nhớ nữa. Nhưng tôi nhớ mỗi khi đến hè mẹ lại tất bật hơn. Ở Sài Gòn đi cũng nhiều nơi nhưng không lúc nào tôi quên cái xóm nhỏ ven sông của mình. 
Ra bưu điện, tôi vội gọi về cho mẹ. "Mẹ ơi, đến hè con sẽ về. Mẹ chờ con mẹ nhé".
 
Chắc giờ này hoa bần đã rụng trắng ngoài đê sông.
  • Phong Lin





Để những câu chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn.



Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top