Con là thanh xuân của mẹ
2018-10-09 01:20
Tác giả:
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa”
Hai câu hát trong lời bài hát “Mẹ tôi” của nhạc sỹ Trần Tiến đã làm con tim tôi thổn thức và không kìm được nước mắt. Nó làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều điều về cuộc sống của chính mình.
Cuộc sống vẫn cứ tấp nập, bận rộn, hối hả với vòng quay của thời gian, bình minh rồi lại hoàng hôn, hoa nở rồi hoa lại tàn, hay những chiếc lá kia mới ngày nào còn xanh non trên cành giờ đã úa vàng và lìa cành rơi xào xạt trong gió. Giá mà tôi có phép màu, tôi sẽ biến cho lá kia mãi xanh trên cành để những người lao công đêm đêm quét đường đỡ đi phần nào cực nhọc. Mỗi lần nhìn thấy hình ảnh một người phụ nữ nào đó vất vả, cực nhọc công việc mưu sinh tôi lại nghĩ về mẹ của mình, một người phụ nữ kiên cường và mạnh mẽ.
Từ khi sinh ra cho đến lúc ta biết chạy nhảy nói cười ta đâu biết mẹ đã bao đêm ròng thức trắng vì ta. Khi chúng ta quần áo sạch sẽ, tinh tươm cùng bè bạn cắp sách đến trường có bao giờ ta nghĩ đến người phụ nữ áo bạc sờn bao tháng năm đã không còn dám nhìn vào gương vì sợ phải đối diện với chính những vết hằn thời gian trên khuôn mặt.
Chúng ta cứ mãi loay hoay để cố kiếm tìm một điều gì đó cho tương lai của mình mà quên mất rằng bản thân chính là tương lai của mẹ, là kỳ vọng, là ước mơ mà mẹ đã dành trọn vẹn cả tuổi thanh xuân để vun đắp. Chúng ta lớn lên từ những vết chai hằn, những giọt mồ hôi đôi khi còn cả những giọt nước mắt của mẹ nhưng lớn lên rồi hình như chúng ta chỉ biết nhìn về phía trước mà quên đi rằng phía sau mình đến cuối con đường vẫn còn đó một người mẹ đơn độc dõi theo từng bước chân ta.
Đi qua thời gian để rồi nhìn lại mình tôi thấy hình như bản thân mình hơi ích kỷ khi lựa chọn sống theo ham muốn của mình. Lúc còn nhỏ tôi ước giá như mình có thể lớn thật nhanh để có được sự tự do muốn làm gì làm không ai quản lý.
Rồi tôi rời xa vòng tay mẹ và quen với cuộc chạy đua của thành phố này vì thế những lần về thăm mẹ thưa thớt dần, có lần về thăm mẹ sau hơn nữa năm xa nhà bất chợt tôi thấy bàn tay mẹ chai cứng lại không còn là bàn tay mềm mại ngày nhỏ tôi thường hay bấu víu mỗi khi sợ hãi nữa. Tôi ở thành phố này mua một ly nước ngọt mấy chục ngàn đồng, ăn những món ngon có khi lên đến hàng trăm ngàn đồng trong khi đó mẹ thì cặm cụi ở quê với gánh hàng nước nhỏ kiếm từng đồng lẻ nuôi con trai mình khôn lớn bằng người, tôi thấy mình sao hoang phí và ích kỷ với mẹ quá.
Tôi nợ mẹ những nắng mưa không có mình bên cạnh, nợ mẹ những quan tâm hỏi han “Mẹ ơi! Mẹ có mệt không để con phụ mẹ”. Đôi bàn tay chai cứng của mẹ nhắc tôi nhớ đến quy luật của thời gian tôi bỗng sợ một ngày nào đó không còn nhận được cuộc gọi của mẹ ở quê mỗi buổi tối để hỏi han tôi đã ăn cơm chưa, ăn với món gì, kèm theo đó là những lời nhắc nhở tôi nhớ giữ gìn sức khỏe để học cho thật tốt. Tôi sợ một ngày nào đó khi tôi trở về quê cũ chỉ còn đó là căn nhà lạnh ngắt và những tiếng nức mụôn màng, tôi bỗng sợ một ngày nào đó sau những quay cuồng với cuộc đời này hào quang dưới sức mạnh của đồng tiền đã làm mất chính con người tôi, lúc đó bất giác nhìn lại chỉ thấy mình đang đứng một mình giữa bao mùa lá rụng.
Con người rồi cứ phải trưởng thành rồi bước đi nhưng xin hãy nhớ rằng phía sau mình vẫn còn có mẹ để biết dù chỉ một lần thôi quay đầu nhìn lại đừng quá vô tâm để đến một lúc nào đó thèm nghe tiếng ru “À ơi” thuở nằm nôi, thèm cái xoa đầu hay vòng tay chở che của mẹ cũng không thể nào có được. Lúc ấy ta chỉ còn có thể bất lực gói gém từng mãnh vỡ vụn của ký ức cất vào đáy tim mình, đơn độc đi qua năm dài tháng rộng với niềm tiếc nuối “giá như”.
Giá như ta quan tâm mẹ nhiều hơn, giá như ta đã dành thời gian cho mẹ nhiều hơn nhưng hơn tất cả mọi chữ giá như trên đời này đều là vô nghĩa.
Lá rồi sẽ rụng về cội vậy ngay bây giờ nếu còn có thể hãy ôm mẹ thật chặt hay chỉ là cuộc gọi từ xa để nói với mẹ rằng mẹ ơi con thương mẹ!
Hãy nhớ mẹ và ta chỉ có thể sống chung với nhau một kiếp người mà thôi vì thế hãy trân trọng nó và đừng bao giờ để trong quá khứ của bạn xuất hiện hai từ “Giá như” một cách muộn màng.
© Duy Lê Hà Anh – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Một tình yêu kéo dài suốt một đời
Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.
Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…
Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.
Viết cho tuổi mười tám
Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".
Đôi tay người bạn
Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…
Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên
Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?
Mùa hoa cải năm ấy
Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.
Viết cho người đã cũ
Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời
Mưa nào mà không tạnh?
Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.
Ai bán
Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười
Tía là quê hương
Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba