Phát thanh xúc cảm của bạn !

img bài dự thi Chúng ta phải mất đi một số thứ để lớn lên

2020-04-29 01:20

Tác giả: Quách Thái Di


blogradio.vn - Tôi vẫn thường tự hỏi lòng nếu như ngày đó mình không đi du học thì liệu tôi có trưởng thành như bây giờ? Chúng ta cần phải mất đi một số thứ để lớn lên và để trân quý bản thân nhiều hơn.

***

Tôi đến Helsinki vào một ngày đông se lạnh. Bố nuôi tôi đã đứng đợi ở cửa sân bay khoảng hơn nửa tiếng. Trông thấy tôi, bố vẫy vẫy tay. Nụ cười dễ mến không sao tả xiết. Bố nói câu “Chào con gái nuôi” bằng giọng Việt lơ lớ, nghe hết sức buồn cười. Tôi cố nhịn vòng tay ôm lấy bố. Người bố cao to, bụng phệ mà vòng tay tôi lại quá nhỏ không thể ôm hết rồi kéo đống hành lý theo bố ra bãi đậu xe đông nghẹt.

Bố nuôi đích thân lái xe chở tôi về nhà. Biết tôi sẽ sang đây vào buổi sáng này, bố đã nghỉ việc ở cơ quan để đến sân bay đón tôi. Chuyện này khiến tôi vừa vui lại vừa xúc động đến mức khóc oà. Bố xoa đầu, vỗ về. Ngồi trong chiếc xe đỏ đậm, tôi lặng im ngắm nhìn những toà nhà cao chọc trời, những hàng cây dài thẳng tắp khô cằn rụng hết lá. Mọi người đi dạo dưới ánh nắng mặt trời. Tại bến, những chuyến xe buýt âm thầm đợi khách, những gương mặt không thân quen với thứ ngôn ngữ lạ lẫm. Helsinki thơ mộng và bình yên như được cắt ra từ trong tranh. Xe đi qua một khu rừng cây khô, từng mái ngói lấm tấm những hạt tuyết trắng. Những ngôi nhà bằng gỗ xinh xinh trông như những hộp diêm miên man dài vô tận. Hai bên đường thăm thẳm, hun hút những cánh rừng. Tôi còn ngửi thấy mùi gỗ thông, mùi không khí trong trẻo được rót từ trời cao và mùi tuyết đẫm sương.

co-gai-10

Những khu rừng lùi lại phía sau, xe chạy vào một con đường nhỏ, yên ắng rồi dừng lại trước một ngôi nhà có cánh cổng rất to. Đó là nhà của bố nuôi tôi. Ngôi nhà mà Simon - con trai của bố - từng miêu tả khi hai chị em trò chuyện qua mạng. Tôi chỉ được nhìn ngắm trên những bức ảnh mà Simon gửi, chưa một lần đặt chân đến nhưng lại cảm thấy gần gũi và thân thuộc. Mẹ nuôi và Simon đợi sẵn ở ngách cửa, có cả chị Susan. Mẹ và chị đều mặc tạp dề, trên mặt lấm lem bột mì, tôi đoán họ đang làm bánh nhưng vì thấy tôi tới nên đã bỏ ngang. Lần cuối cùng tôi gặp mẹ là cách đây năm năm trong một lần bố mẹ nuôi sang Việt thăm gia đình tôi (bố nuôi và bố tôi là bạn chiến hữu từ thời vàng son) cho đến tận hôm nay nhìn mẹ vẫn trẻ trung, chẳng khác gì năm năm trước. Mẹ ôm tôi một cái thân tình, sau đó bắt tôi quay một vòng rồi nhận xét tôi càng lớn càng xin xắn, trắng trẻo làm tôi đâm ra ngượng ngùng.

Sau màn chào hỏi kèm một chút thời gian ôn lại dấu ấn xưa, mẹ nuôi và chị Susan tiếp tục nướng bánh và nấu bữa trưa với những món ăn Việt cho tôi đỡ nhớ nhà. Simon được bố giao nhiệm vụ dẫn tôi lên phòng. Phòng tôi sẽ ở trước đây là của chị Lucy, chị ấy là một trong những thành viên của đội tình nguyện viên, đi khắp năm châu bốn bể, dịp Tết mới về thăm nhà một lần. Chị Lucy chẳng bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Trước khi “tặng” căn phòng này cho tôi, bố mẹ có hỏi qua ý kiến của chị và chị sẵn lòng đáp ứng và còn bảo tôi trang trí tuỳ thích. Tôi treo quần áo trong tủ, đặt những quyển sách lên kệ. Simon giúp tôi trải gra giường, xong xuôi nó nháy mắt. “Giờ phần còn lại là của chị đấy.” Simon phóng vù xuống lầu, bỏ tôi lại với khoảng không gian riêng của mình.

Cửa sổ phòng chỉ khép một nửa, vài ánh nắng đi lạc vào phòng qua khe hở, nhảy nhót trên bàn. Tôi bước tới mở toang cánh cửa và ồ lên một tiếng đầy vẻ sửng sốt. Bên ngoài cửa sổ là cánh rừng bạch dương với những cành cây khẳng khiu. Nắng lấp loá chiếu qua từng tán cây kèm theo những cơn gió đầu mùa se sắt. Con đường nhỏ ngập lá khô, cỏ úa và hoa dại tạo nên một bức tranh hữu tình, say đắm và lãng mạn. Tôi tự hỏi, nếu Picasso hồi sinh và đứng ở đây chiêm ngưỡng bức tranh kia, liệu ông có thốt lên kinh ngạc và trái tim thì không ngừng run lên từng nhịp, từng nhịp như tôi không? Và tôi ước gì nếu mình được một phần hội hoạ của ông Picasso thì ngay tức khắc tôi sẽ cho ra đời một tác phẩm diễm lệ và đặt cho nó một cái tên thật mỹ miều. Nhưng tiếc thay tôi không biết vẽ nên chỉ có thể lấy máy ảnh ra chụp lại khoảnh khắc mà tôi cho là thiên đường ấy. Sau bữa ăn, tôi gửi tấm ảnh đó cho Khánh và tôi đoán cậu sẽ trầm trồ khen ngợi cho mà xem.

Suốt cả buổi chiều, tôi nhốt mình trong phòng vẽ lên các bức tường của phòng chị Lucy những cái cây, những chiếc lá, vài áng mây trắng xốp như bông gòn. Tôi còn nhặt những chiếc lá còn sót lại trong mùa thu về rồi cắt giấy thành hình cánh hoa dán đầy phòng: kệ sách, bàn học và tủ quần áo. Hoàn thành mọi việc, tôi đứng giữa “thiên đường” ngắm nghía thật lâu, phục tài nghệ xé giấy dán tường của mình sát đất.

co-gai-7_(1)

***

Tôi bắt đầu thích nghi với môi trường mới, cuộc sống mới ở Helsinki, bắt đầu học và làm quen với những điều diễn ra xung quanh. Tôi học thuộc tên các con đường, các tuyến tàu điện vào buổi sáng và buổi chiều, học cách nói tiếng Phần Lan sao cho thật tự nhiên, tôi còn học cách kìm chế cảm xúc và phân tích rõ ràng mỗi khi có ai đó phán xét rằng ý kiến của tôi là sai. Có đôi khi tôi cảm thấy mình cô đơn giữa thành phố đầy ánh đèn nhấp nháy, một mình bước bơ vơ giữa rừng nhưng khi về lại căn nhà ấm áp bên lò sưởi, ở đó luôn có những người yêu quý tôi, cảm giác tủi thân ấy bỗng nhiên biến mất như chưa hề tồn tại.

Những buổi học đầu tiên lắm gian nan nhưng cũng thú vị và sôi nổi. Ở các nước châu Âu, phương pháp học hoàn toàn khác biệt với cách dạy đọc-chép ở Việt Nam. Giảng viên và sinh viên sẽ cùng nhau tranh luận về một vấn đề nào đó. Nhiều lúc nghe họ thảo luận mà gần như cãi vã ấy, tôi cảm thấy mệt mỏi và bất lực khi không tìm được từ ngữ để bảo vệ chính kiến của mình.

Kết thúc một ngày ở lớp, tôi về nhà nằm duỗi người thoải mái ra giường. Bài học và những vấn đề tranh luận, tôi cho ra khỏi vùng não thay vào đó, tôi nghĩ đến những người thân yêu đang ở cách mình nửa vòng trái đất, không biết giờ này họ đang làm gì.

Ngày tôi lên đường du học, gia đình, bạn bè và cả Khánh tiễn tôi ở sân bay. Những vòng ôm, những cái siết tay, lời chúc, lời tạm biệt, lời hẹn gặp lại… diễn ra trong bầu không khí man mác buồn. Tôi còn nhớ hôm ấy mình đã ôm chặt lấy Khánh, khóc ướt đẫm ngực áo cậu. Cậu lau nước mắt giùm tôi, dịu giọng. “Sang đó rồi nhớ tự lo cho mình đấy nhé, tuyệt đối không được khóc ở nơi xứ lạ, phải mạnh mẽ lên có biết chưa?” Tôi gật đầu lia lịa, khắc sâu vào trí nhớ lời dặn dò sau cùng của cậu.

Ở Helsinki, con người và đường phố đều xa lạ, tôi tuyệt đối không cho mình có phút giây nào yếu mềm, không còn hễ tý là khóc nhè hay vừa gặp chuyện khó là vội tháo lui. Bởi ở Helsinki, một mình tôi đơn độc, càng đơn độc tôi càng phải kiên cường hơn. Mặc dù bố mẹ nuôi, chị Susan và Simon luôn kề cận bên tôi an ủi, động viên nhưng nói thế nào họ cũng không sánh bằng những người ruột rà.

Tôi bật dậy, viết nhật ký trong quyển sổ mà Khánh tặng. Tôi viết ngấu nghiến như sợ các con chữ bay mất, như thể bù đắp lại những ngày vừa qua không được nói tiếng mẹ đẻ. Tôi càng viết nhiều, nỗi nhớ càng chồng chất, nhớ bà, nhớ ba mẹ và nhớ… cậu. Khánh cũng có một quyển sổ giống tôi. Trước lúc đi chúng tôi đã giao hẹn sẽ cùng nhau viết nhật ký trong vòng bốn năm, đó là khoảng thời gian tôi du học. Mục đích là muốn xem thử tình cảm hai đứa tiến triển thế nào khi yêu xa. Viết xong, tôi ngồi đọc lại những dòng bằng bút chì. Thời đại công nghệ lên ngôi nhưng chúng tôi không thích gửi mail mà thích viết thư tay hơn và mang nhiều tình cảm hơn. Thật ra cuối mỗi tuần, tôi và Khánh vẫn chát với nhau, hỏi thăm sức khoẻ đối phương nhưng cuốn sổ nhỏ ấy vẫn là vật quan trọng vì nó cất giữ giùm tôi những yêu thương còn chưa nói ra hết, những niềm vui, nỗi buồn khi tôi lần đầu tiên xa nhà.

anh-co-danh-roi-nhip-nao-13

***

Helsinki đóng băng. Khắp nơi, chỗ nào cũng xám ngoét, im lìm. Mùa tuyết đầu tiên bắt đầu rơi, qua vài ngày mặt đất biến thành một tấm thảm tuyết dày như một chiếc nệm êm ái. Tôi ghét tuyết, ghét sự lạnh lẽo nhưng đến với xứ sở này, tôi lại yêu tuyết, yêu cái màu trắng ngập tràn vô cùng ấy chỉ trong khoảnh khắc. Ngay cả chính tôi cũng không lý giải nổi. Vì tuyết rơi nhiều nên trường cho nghỉ học. Những ngày không cầm sách vở, tôi chỉ quanh quẩn trong phòng đọc những dòng entry ngắn mà Khánh viết cho mình trên trang facebook cá nhân cậu.

Tôi hỏi tình hình ở nhà, Khánh trả lời tường tận. Cậu còn gửi sang tôi một vài bức ảnh quen thuộc cho tôi đỡ nhớ nhà như bức quán cà phê treo rất nhiều đèn lồng mà hai chúng tôi thường đến hay bức bà ngoại quét sân trước hiên nhà, đưa mắt nhìn về phía trời xa xăm.

Trong gia đình, tôi thương bà nhất. Bà cũng là người thương tôi nhất. Bà chăm sóc tôi từ thuở nhỏ. Tôi ở với bà nhiều hơn với mẹ. Mỗi sáng, bà đánh thức tôi dậy rồi hai bà cháu đi bộ vòng quanh khu phố, cùng nhau chăm sóc những chậu cây phong lữ, thạch thảo và thược dược trồng khắp vườn. Bà dạy tôi đan len khi đông sang, hướng dẫn tôi cách bẻ lá mai mỗi dịp Tết đến xuân về. Tôi hỏi Khánh sức khoẻ của bà dạo này thế nào rồi. Bà tôi cũng đã gần 90. Điều tôi lo sợ nhất là khi bà ra đi mà tôi thì lại ở cách xa bà hàng ngàn cây số.

Trước khi tôi đi, bà đã có dấu hiệu lẫn, một căn bệnh thường gặp ở người già. Bà không nhớ đã nói với tôi những gì, bà cũng hay quên việc sắp xếp đồ đạc trong nhà. Bốn năm không quá dài nhưng liệu bà có đợi được hết bốn năm để gặp lại tôi. Ý nghĩ ấy khiến tôi rùng mình sợ hãi. Tôi ngồi bó gối trong một góc phòng, màn hình máy tính vẫn sáng, lặng lẽ nhìn đêm dần buông.

nuoc_mat_4

***

Vậy là mùa đông ở Helsinki thực sự đã đến. Một sáng sớm thức dậy nhìn qua ô cửa, tôi đã không kìm lòng được phải thốt lên ngỡ ngàng bởi khung cảnh quá tuyệt vời. Cả thành phố chìm trong làn sương trắng xoá, mờ mờ ảo ảo, những khu rừng như được khoác một lớp áo mới. Cảnh vật làm tôi liên tưởng đến một xứ sở huyền bí nào đó trong các câu chuyện thần thoại.

Những buổi tối, tôi ở trong căn nhà gỗ ngan ngát mùi thông, nằm trên chiếc giường xinh xắn cũng làm từ gỗ thông, lửa reo tí tách trong lò sưởi, lắng nghe âm thanh thật nhẹ của những hạt tuyết rơi ngoài mái hiên hoà quyện cùng những bản nhạc của Paul.

Kỳ nghỉ Đông kéo dài tận hai tháng. Vì tuyết phủ kín các ngõ, các chuyến bay đều phải hoãn lại nên tôi không thể về Việt Nam. Tôi đón mùa đông đầu tiên, mùa Giáng Sinh đầu tiên tại xứ người. Chị Lucy về thăm nhà chừng một ngày rồi lại tiếp tục cuộc hành trình mới. Dù thời tiết khá lạnh cũng không làm chùn bước chân chị, một kẻ độc thân mê mệt những chuyến đi. Thời gian rỗi, tôi cùng mẹ nuôi đi siêu thị, nấu ăn, tổ chức tiệc thịt nướng ngoài trời, qua đó tôi học thêm về lối sống, phong tục tập quán của người dân nơi đây và những lễ hội truyền thống nước họ.

Tôi dành hai ngày cuối tuần để tập lái ô tô và một mình đi đến những thị trấn của Helsinki, đến những nơi chưa từng ghé chân. Đây chính là khoảng thời gian tôi tự trải nghiệm cuộc sống độc thân. Tôi ghi chép lại những gì mình trải qua trong nhật ký, chụp hình và đăng lên Facebook kèm theo những lời nhắn cho người thân yêu ở quê nhà. Thường thì Khánh là người đầu tiên vào xem và comment những bức ảnh của tôi. Cậu khen mùa đông ở Helsinki thật tuyệt, khen góc chụp chuẩn, màu sắc sáng. Khi không còn gì để nói, cậu nhắn tin bảo rằng cậu rất nhớ tôi. Câu nói cảm thán ngắn gọn làm tôi xúc động rưng rưng nước mắt. Nhớ lại lời cậu dặn lúc ở sân bay, tôi vội lau nhanh. Dù như thế nào cũng không được khóc, không bao giờ khóc ở nơi đất khách.

Ngày qua ngày, tôi cố gắng làm cho mình bận rộn để tránh thời gian nghĩ ngợi vẩn vơ. Cùng gia đình Simon đến Laplan trượt tuyết, mừng Chúa ra đời trong ngôi nhà nhỏ, xung quanh trắng toát nằm trên đỉnh núi phía Đông, chơi rất nhiều trò lý thú và bổ ích…

Và, tôi-một-mình đã bước qua mùa đông lạnh lẽo, kéo dài.

Mùa Giáng Sinh đã qua.

Cái Tết đầu tiên tôi ở xa nhà cũng đã trôi qua…

3

***

Hết mùa xuân sang mùa hè. Nắng vàng ươm gieo rắc trên các ngả đường. Tôi bắt chuyến bay sáng về thăm gia đình. Còn gì ngọt ngào hơn việc sống dưới mái nhà yêu dấu và được ăn những món ăn do chính tay mẹ nấu. Sự khác biệt về múi giờ khiến tôi phải bắt đầu lại những thói quen đã cũ, những thói quen mà mình đã bỏ dở kể từ khi sang Helsinki.

Tôi cùng bà dậy sớm chạy bộ, cùng nhau tưới cây, những chậu cây trong vườn đã nhuốm lên màu vàng úa. Bà tôi dường như gầy hơn trước. Bà nói bà không đan nữa, Tết vừa rồi cũng chẳng buồn bẻ lá mai. Không có tôi, bà rất buồn, những thói quen bà làm một mình cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Biết tôi về, Khánh sang nhà rủ tôi đi lòng vòng phố xá. Ngồi sau lưng cậu, nắm hờ vạt áo cậu, tôi lặng lẽ ngắm nhìn một mùa hè chói chang ở nơi đô thành quen thuộc và muốn gói gọn cả mùa hè ấy vào trong lòng bàn tay. Như vậy, dù tôi đi đến bất cứ nơi nào, dù thu vàng hay đông trắng thì mùa hè trong tôi vẫn rực rỡ và nguyên vẹn. Nhưng giữa tôi với Khánh có vài sự thay đổi, nhỏ thôi cũng đủ làm cho tình cảm không còn đậm sâu như lúc trước. Tôi không biết vì điều gì, vì tôi đã quá lâu không vun đắp hay trái tim cậu mất đi sự nhiệt huyết yêu thương ngày xưa?

Ngồi bên bờ hồ ngắm ráng chiều mà chẳng ai nói với ai câu nào ngoài những câu hỏi sáo rỗng, ngập ngừng, đứt đoạn rồi chìm vào thinh lặng. Trên đường về, tôi mờ hồ nhận ra mối quan hệ của chúng tôi ngày càng phai nhạt. Có rất nhiều lý do nhưng lý do chung và duy nhất là khoảng cách và thời gian. Cuộc sống tẻ nhạt lúc không có tôi được cậu thay thế bằng những cuộc hẹn mới, những chuyến dã ngoại gần xa, còn tôi cũng đang dần thay thế cuộc sống của mình bằng những điều xa lạ ở bên kia bầu trời.

Khánh chở tôi tới trước cổng nhà rồi cậu quay xe đi ngay. Tôi gọi lại hỏi cậu có còn viết nhật ký nữa không? Cậu nở nụ cười buồn. Tôi ngầm hiểu câu trả lời. Và từ đó cũng hiểu ra trong hai chúng tôi chẳng ai còn dành nỗi nhớ cho đối phương.

cap-doi-6

***

Một mùa đông nữa lại về. Một mùa tuyết trắng tràn ngập không gian quyện lấy tâm hồn tôi những cảm xúc thi vị. Giống như một năm trước đây, những cảm xúc ấy vẫn khiến tôi ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng phố phường. Có lẽ tôi đã phải lòng Helsinki rồi.

Giữa ngày đông lạnh nhất, tôi ngồi trên chuyến tàu điện ngầm cuối ngày, đọc tin nhắn dài thật dài của Khánh. Cậu kể câu chuyện về người Khổng Lồ và Tí Hon.

Ở một trang trại ngựa, Khổng Lồ và Tí Hon sống cùng nhau. Nhiệm vụ của họ là chăm sóc và cho ngựa ăn. Họ sống vui vẻ, hoà thuận. Một ngày nọ Khổng Lồ muốn rủ Tí Hon đi đó đây, rời khỏi trang trại và đến một nơi khác, rộng lớn hơn. Tí Hon lắc đầu sợ hãi. “Tôi sợ thế giới bên ngoài lắm. Nơi đây tuy không đẹp lắm nhưng tôi sống quen rồi.” “Được, cậu cứ sống một mình. Tôi đi.” Nói rồi Khổng Lồ quay lưng, đi về phía hừng Đông, đi mãi.

Tí Hon ở lại, quanh quẩn trong trại cùng với mấy chú ngựa. Ngày qua ngày, cậu chỉ thấy mặt trời lặn rồi mọc, gió ngừng rồi lại thổi, chẳng có gì mới mẻ. Cậu thấy mình thật cô độc và cuộc sống mà cậu sống hàng ngày bỗng trở nên tẻ nhạt.

Mấy năm sau, Khổng Lồ trở về và kể cho người bạn của mình nghe những điều mà cậu đã trải qua, những nơi cậu đặt chân đến: những sa mạc hoang vu, cát nóng đến cháy da, những bờ biển trải dài vô tận, những vùng cao nguyên rét mướt và những ngọn núi cao sừng sững. Tí Hon há hốc mồm kinh ngạc và thầm thán phục lượng kiến thức mà Khổng Lồ thu thập được qua từng chuyến đi.

“Cậu thấy đấy, cứ ngồi mãi một chỗ, giữ lấy một hình ảnh cũ kỹ, cậu sẽ chẳng bao giờ biết được thế giới bên ngoài đẹp đến nhường nào.”

Phải chăng Khánh đang ám chỉ đến mối quan hệ giữa tôi và cậu, bảo tôi không nên cứ mãi ôm lấy một bóng hình đã cũ? Cậu dạy tôi bài học sau cuối, bài học này tôi nghe mũi mình cay, miệng thì đắng và trái tim thì tựa như chiếc lá khô bị ai đó giẫm lên, phát ra âm thanh của sự vỡ vụn.

Thời gian dần trôi, thêm một mùa đông nữa lại về đẩy chúng tôi về hai phía xa thật xa. Số lần gửi tin nhắn thưa dần rồi không còn nữa. Những giờ chat cùng nhau ngày càng hiếm hoi rồi chẳng biết từ lúc nào mỗi lần tôi online không nhìn thấy nick cậu sáng. Vì cậu bận hay vì cậu muốn né tránh tôi?

Tôi viết vào trang nhật ký cuối cùng dòng chữ Ngày không nhau rồi cất vào tủ.

Chẳng ai có thể kéo dài tuổi xuân cũng như không có ai đếm hết các vì sao trên trời. Kiếp này đã từng sống, đã từng thương trọn vẹn nên không có gì để hối tiếc sau những năm tháng bước bên cạnh nhau. Giấc mộng không thành, tôi lẳng lặng rời khỏi ngày tháng từng vì cậu mà cố gắng cũng từng vì cậu mà quên đi, để người trở thành người dưng, để chuyện trở thành chuyện cũ.

cap-doi-8

***

Năm thứ ba đại học, tôi nghe tin bà qua đời vội về chịu tang. Tôi quỳ gối bên bàn thờ bà suốt cả đêm. Đó là điều mất mát và tổn thương sâu trong lòng tôi mà chẳng ai có thể bù đắp nổi. Bà ra đi đồng nghĩa với việc khoảng trời ấu thơ trong lành bỗng chốc sụp đổ tan tành.

Lần trở về này, tôi không gặp Khánh cũng không liên lạc với cậu. Ngày xa xưa nằm ở phía sau mà chúng tôi thì không thể quay trở lại chỉ đành ngoái đầu nhìn, khoé mi rưng rưng rồi bàn chân bước tiếp.

Những ngày không nắng ở Helsinki, tôi thường ngồi ở ban công, nghe gió thổi vi vu qua tai, trong tay là cuốn sổ nhật ký nhỏ. Nhưng giờ đây tôi không còn viết cho cậu, cho đoạn tình cảm đã đi đến hồi kết. Tôi viết về chính mình, những điều khiến tôi thay đổi, tôi viết về gia đình Simon, họ luôn bên cạnh tôi, chia sẻ, cảm thông.

Sau này khi đã đi làm, có đôi lần nhớ về khoảng thời thanh xuân đẹp đẽ mà vô cùng tiếc nuối ấy, tôi vẫn thường tự hỏi lòng nếu như ngày đó mình không đi du học thì liệu tôi có trưởng thành như bây giờ? Chúng ta cần phải mất đi một số thứ để lớn lên và để trân quý bản thân nhiều hơn.

© Quách Thái Di – blogradio.vn

Xem thêm: Nơi ấy quang mây, nơi này tuyết đổ

Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.

Quách Thái Di

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Thích cậu là bí mật thầm kín nhất của tớ

Thích cậu là bí mật thầm kín nhất của tớ

Cậu biết không, tớ đã đứng trước gương hàng trăm lần, rồi tự tưởng tượng trước mặt tớ là cậu. Và tớ sẽ nói hết cho cậu biết rằng tớ đã thích cậu nhiều như thế nào. Nhưng khi thực sự bắt gặp ánh mắt cậu, bao lời văn mà tớ đã chuẩn bị như bốc hơi mất chẳng còn lại gì

Tiếng lòng anh

Tiếng lòng anh

Thơ hát nhỏ nhỏ trong miệng, cô nghe như những âm điệu thiết tha nhất từ chính trái tim anh đang truyền từng nhịp từng nốt qua tim cô.

Van Gogh và các danh nhân nổi tiếng đã đọc cuốn sách nào khi trẻ

Van Gogh và các danh nhân nổi tiếng đã đọc cuốn sách nào khi trẻ

Những cuốn sách này ít nhiều làm thay đổi bản thân người nghệ sĩ, giúp họ xoa dịu nỗi đau và là niềm cảm hứng để họ tạo nên những kiệt tác.

Chăm chỉ thời cơ sẽ tới, sau nghỉ lễ 30/4, 4 con giáp này được Thần tài lặng lẽ ban phúc lộc, tiền bạc rủng rỉnh, trả hết nợ nần

Chăm chỉ thời cơ sẽ tới, sau nghỉ lễ 30/4, 4 con giáp này được Thần tài lặng lẽ ban phúc lộc, tiền bạc rủng rỉnh, trả hết nợ nần

Để chờ đón những ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời, hãy xem dự báo cuộc sống của 4 con giáp này có gì thay đổi bất ngờ.

Hãy để vũ trụ vận hành, việc của bạn là yêu bản thân mình mà thôi!

Hãy để vũ trụ vận hành, việc của bạn là yêu bản thân mình mà thôi!

Bình tĩnh! Chậm lại thật sâu rồi bản thân sẽ tự phát hiện ra những giá trị cốt lõi, những tài năng và điểm mạnh của mình để vun trồng, bồi đắp và tu dưỡng. Chính những giá trị ấy sẽ đưa chúng ta vào một chu kỳ tuần hoàn mới của cuộc sống

Lời hứa tháng mười (Phần 3)

Lời hứa tháng mười (Phần 3)

Về nhà cô đúng thực là một nàng công chúa, không nhà cao xe sang hay khoác lên người bộ váy lấp lánh. Nơi đây chỉ là một vùng quê với con đường nhỏ rợp hàng cây xanh, căn nhà cây được ba cô giữ gìn từ thời ông nội tới giờ. Nhưng nơi đây có những không khí yên bình và những người quý giá nhất đối với cô.

Tình ban đầu

Tình ban đầu

Nụ cười trong như ánh nắng ban mai Cho hồn em thơ thẩn buổi bình minh

Có một người lạ làm em yêu đến đau lòng

Có một người lạ làm em yêu đến đau lòng

Trái đất hình tròn mà sao mãi em chẳng gặp lại anh. Người ta nói nếu hai người là của nhau thì đi một vòng cũng sẽ quay về bên nhau, có lẽ em và anh mãi chẳng phải là của nhau. Nếu có gặp lại chắc có lẽ cũng như người xa lạ phải không anh?

Big Five - Mô hình tính cách với 5 yếu tố lớn: Bài trắc nghiệm giúp bạn nhận biết bản thân và tận dụng thế mạnh của mình để phát triển mạnh mẽ

Big Five - Mô hình tính cách với 5 yếu tố lớn: Bài trắc nghiệm giúp bạn nhận biết bản thân và tận dụng thế mạnh của mình để phát triển mạnh mẽ

Mô hình tính cách Big Five này nói rằng tính cách có 5 yếu tố cốt lõi: Cởi mở, Tận tâm, Hướng ngoại, Dễ chịu và Bất ổn cảm xúc.

back to top