Phát thanh xúc cảm của bạn !

Chùm ruột đắng

2023-12-28 05:25

Tác giả:


blogradio.vn - Rồi trưa nào ăn cơm xong là Nga cũng lén mẹ chạy theo lũ bạn, bây giờ nhiều lúc nhớ lại Nga thấy ngày đó cái câu hẹn nhau của đám bạn thưở xưa cứ như có một sức hút còn hơn cả nam châm nữa.

***

Nga quay người ra sau xe lấy chai nước suối, cô thấy khát vì quãng đường xa nhiều hơn cô tưởng. Nga uống hết gần nữa chai nhưng cảm giác cái nóng như cứ quấn lấy cô không rời dù máy lạnh trong xe vẫn phả ra đều đều. Chắc do cái nắng kinh người ngoài những con đường mà xe chạy qua, nhưng Nga lại thấy háo hức và chờ đợi được tham quan nhà bà ngoại của cô bạn. Và chắc chắn cô sẽ được tha hồ ngắm và ăn những trái cây ngon lành của vườn nhà bà ngoại, bạn cô đã nói vậy, ăn khi nào chán và no bụng thì thôi. Nga nghe mà đã thấy sướng, không phải vì cô thích ăn trái cây mà vì cô rất thích những nơi có cây xanh và thích đi về những miền quê dân dã và bình yên. Ở đó luôn có không khí trong lành, có đời sống đơn giản và có những người dân hiền lành chân thật.

Cô bạn đã diễn tả trước cho Nga biết nhưng khi đến nơi cô vẫn choáng ngợp với nhà bà ngoại, Nga viết vậy luôn cho nhanh vì cô cũng xem bà ngoại của bạn là bà ngoại của cô, bạn cô cũng nói vậy và Nga thấy đúng, bà ngoại rất nhỏ con, gầy còm nhưng lại rất vui khi có khách đến chơi, và cứ xưng ngoại với cô, nghe rất thân tình và gần gũi. Nhà bà ngoại rất rộng và được xây lại theo kiểu dáng hiện đại bây giờ nên nhìn còn đẹp hơn cả nhà thành phố. Nguyên cả ngôi nhà được sơn một màu trắng tinh khiết nhưng các đồ đạc trong nhà thì toàn là những đồ cũ mà nhìn vào ai cũng biết là đã sử dụng rất lâu rồi.

- Ngoại tui thích vậy đó, ngoại chỉ đồng ý cho xây lại nhà thôi vì lâu năm quá nên bị mối mọt tùm lum. Nhưng ngoại tui nói tất cả đồ đạc cứ giữ nguyên như vậy cho ngoại, để ngoại luôn được thấy và nhớ về cuộc sống lúc xưa, lúc ông ngoại tui còn sống, nên ba tui phải nghe theo.

Cô bạn Nga nói vậy và chỉ tay qua bên phải ngôi nhà:

- Còn vườn ở bên kia kìa, bà thích ngắm vườn đúng không. Bà nói chuyện với ngoại xong đi rồi qua đó tha hồ mà ngắm, lát nữa tui cho bà thưởng thức món cá đồng chiên và rau lang luộc.

Nga mới nghe mà đã chảy nước miếng, cô bạn thật biết cách quảng cáo và chào mời.

Nga thấy thích chất giọng của ngoại, chất giọng của một người sống lâu năm ở vùng đất miền trung nên luôn tạo cho người nghe một sự hiền lành, bình dị và dễ mến. Cô cũng được biết luôn con cái muốn đón ngoại lên thành phố sống cùng nhưng ngoại không chịu. Ngoại nói nơi đây còn đất đai mồ mả ông bà nên ngoại phải ở lại để trông nom chăm sóc và giữ gìn nữa, nên có một người cháu trong họ hàng cùng sống với ngoại lỡ ngoại có việc gì thì còn lo kịp. Nhưng Nga nhìn ngoại còn rất khỏe và minh mẫn, cô ngồi nói chuyện một lúc mà cảm giác như chính ngoại là người truyền cho cô năng lượng và sức sống chứ không phải cô, một người trẻ hơn ngoại rất nhiều.

- Con thích vườn cây đúng không? Ai tới đây cũng thích hết, vì trên thành phố không có mà. Cái vườn đó là của ông ngoại một tay tạo nên rồi mấy chục năm mới được như bây giờ, trái cây cúng ông là của vườn đó chứ không phải mua. Mà ngoại cũng không bán đâu, ở đây ai thích ăn thích lấy thì cứ đến mùa là qua, ngoại chỉ mong có người đến chơi là ngoại vui rồi. Còn mỗi tháng ba của nó, - ngoại chỉ tay vào cô bạn - cứ về đây là chở về một xe.

- Rồi ai chăm sóc cho vườn hả ngoại?

- Có thằng cháu kia kìa. Mà cũng chẳng cần chăm sóc gì đâu con, từ lúc ông ngoại mất là mấy cái cây tự lớn hay sao, năm nào mùa nào cũng cho bao nhiêu là trái, có lúc rụng đầy ngoài vườn vì chưa kịp hái.

Nga đứng giữa vườn cây, cô nhìn thấy nhiều nhất là xoài, bơ và khế, đến nỗi Nga bị giẫm lên những quả khế xen lẫn với lá cây trong vườn. Cô nhìn thấy một cái võng được mắc sẵn trong một góc vườn, bên cạnh là cái lu nước và một cái gáo dừa và có bóng một người đang lui cui ở đó, Nga bước lại.

- Chào anh, tôi là bạn của An, tôi vừa đến.

- Chào chị, chị cứ tự nhiên, vườn mát lắm.

- Tôi thấy rồi, vườn nhà mình nhìn thích thật. Mà sao ông ngoại trồng nhiều xoài và khế quá, còn đằng kia là chùm ruột đúng không anh?

Miệng nói nhưng chân cô lại bước thoăn thoắt về phía đó, đã lâu lắm rồi Nga mới nhìn thấy lại cây chùm ruột. Ngày xưa khi còn nhỏ cô rất hay theo lũ bạn đi hái trộm chùm ruột và trứng cá của nhà người ta. Mà Nga nhớ đó là cái nhà to bự nhất trong xóm và cách nhà ba mẹ Nga chỉ khoảng hai mươi mét, ngôi nhà được xây thụt sâu vào bên trong còn nguyên một khoảng đất lớn ngay con đường đi là hai cây trứng cá và chùm ruột thiệt là to. Toàn là bọn con nít như Nga lúc đó hái ăn, mà sao người lớn trong nhà không la mắng hay cấm cản, cứ mặc cho mấy đứa con nít thích ăn thì cứ hái miễn là đừng làm ồn lên là được. Rồi trưa nào ăn cơm xong là Nga cũng lén mẹ chạy theo lũ bạn, bây giờ nhiều lúc nhớ lại Nga thấy ngày đó cái câu hẹn nhau của đám bạn thưở xưa cứ như có một sức hút còn hơn cả nam châm nữa.

- Trưa nay đi hái trứng cá chùm ruột đó nhen, xong rồi chơi ô ăn quan, không đứa nào được vắng mặt đó.

Vậy là cả bọn cùng chụm đầu lại cứ hít hà với mấy quả trứng cá và chùm ruột, mà cả bọn thích trứng cá hơn vì nó ngọt còn chùm ruột thì chua quá. Mà sao hai cây đó nhiều quả vậy không biết, gần như trưa nào đám con nít bọn Nga cũng ra đó, đó là điểm hẹn mà, vậy mà nó chưa bao giờ hết trái.

Nga nhìn mấy cây chùm ruột mà cứ nhớ thật nhớ về hai cây trứng cá và chùm ruột của nhà hàng xóm lúc cô còn nhỏ. Nga nhớ đến nao lòng những kỷ niệm bé thơ với lũ bạn cùng xóm, mà đứa nào cũng giống nhau là cứ lén ba mẹ chạy ra đó để gặp nhau để được chơi cùng nhau những trò chơi con nít. Rồi Nga đã lớn lên đã từ giã hết những ngày tháng đó từ lúc nào thì cô lại không nhớ rõ, Nga chỉ nhớ khi người chủ ngôi nhà đó bán nhà và dọn đi nơi khác thì người mới đến ở lại chặt hết cả hai cây để mở tiệm buôn bán. Lúc đó cả bọn Nga đã đứng thẫn thờ buồn bã vì không đứa nào biết trước việc đó, rồi cứ đúng hẹn lại kéo nhau ra vào buổi trưa và ngơ ngẩn nhìn hai cái cây bị chặt trụi rồi. Nga nhớ mãi cái cảnh mỗi đứa cứ cúi xuống nhặt mấy quả chùm ruột và trứng cá còn rơi lại trên mặt đất rồi phủi phủi cho sạch rồi ăn, trứng cá vẫn ngọt dù bị dập hết nhưng chùm ruột thì lại rất đắng trong họng Nga lúc đó. Một kỷ niệm từ giã tuổi thơ với những quả chùm ruột thật đắng cứ còn mãi trong lòng Nga như ngày nào.

Nga với tay lên cao, cô cầm được trong tay một nắm chùm ruột rồi. Đã quá lâu, có lẽ là từ năm còn là đứa con nít ấy đến bây giờ cô mới được ăn lại được, nhìn thấy lại cây chùm ruột. Nga nhớ quá lũ bạn con nít của cô ngày xưa, mà cô chẳng gặp lại được đứa nào sau đó. Bây giờ mỗi đứa mỗi nơi, không biết tụi nó còn nhớ về hai cây trứng cá và chùm ruột không. Chắc là có và nhớ nhiều nữa, vì đứa nào cũng ít nhất một lần bị mẹ gọi về giữa chừng và bị đét vào mông là cái chắc.

Nga cúi xuống nhặt hết những quả khế và xoài bị vương vãi trên mặt đất. Ai mà ngờ được có một vườn cây ăn trái sum xuê như vầy nơi miền quê nhỏ này. Nga thích được sống với cây xanh với vườn tược như vậy, cô thích sự tĩnh lặng, bình yên và đơn giản. Cũng may mắn là ngôi nhà của cô ở thành phố được trong một nơi khá yên tĩnh mà nhiều người đến đó đã ví von là đồng quê giữa thành phố, dù chẳng có được vườn cây như ở đây và không khí miền quê thanh bình như nơi đây.

Nga đặt những quả xoài lên bàn thờ ông ngoại và thắp nhang cho ông, cô cũng trang trí thêm những quả chùm ruột còn xanh xung quanh đĩa xoài. Nga nhìn mãi những quả chùm ruột bé tí, loại quả luôn rất nhỏ như vậy và có hình giống hình ngôi sao, nhưng đã là một quãng đời tuổi thơ trong sáng đến đáng yêu và trong ngần trong cô.

Nga bước qua lại vườn cây, cô nghe mùi cá chiên thơm lừng bay lên và thích thú khi thấy cô bạn đang ngồi chiên cá ngay cuối góc vườn.

- Bà ngắm vườn đã chưa? Tui thích chiên cá trên bếp than như vầy thì cá sẽ ngon hơn và giòn hơn, lát chiều bà nhớ mang chùm ruột về mà ăn, tui biết bà nhớ chùm ruột ngày xưa vì bà có kể tui nghe. Ông ngoại tui cũng thích chùm ruột lắm, vườn cây này là tình yêu của ông dành cho cuộc sống, cả nhà tui đều hiểu điều đó. Mà vườn vẫn xanh và còn rất xanh hơn từ ngày ông tui mất, cứ về đây nhìn vườn cây là tui nhớ ông ngoại tui khôn xiết.

Nga đứng bên cây chùm ruột một lúc thật lâu nữa trước khi rời khỏi nhà ngoại. Đã lâu lắm Nga mới được ăn lại chùm ruột và được có một chuyến đi chơi thật đáng nhớ như vậy. Cô vừa ngồi lên xe vừa ăn chùm ruột, những quả chùm ruột có vị chua chua và hơi chát chứ không còn đắng như thưở xa xưa đó.

Nga nắm chặt những quả chùm ruột trong tay và quay người nhìn lại phía sau trước khi xe cua qua con đường làng và chạy ra con đường lớn. Cảm ơn nhà ngoại, cảm ơn vườn cây đã cho Nga có một ngày được xả streess, một ngày sẽ hiện lên những trang giấy trắng của cô khi về đến nhà. Nga chợt hát nhỏ nhỏ:

“Má trồng toàn những cây dễ thương

Nào là hoa là bông là lúa

Còn ba trồng toàn cây dễ sợ

Cây xù xì cây lại có gai

Cái gai mít đụng vào là chảy máu

Trái sầu riêng rớt xuống là đầu u

Còn hạt điều đụng vào là rách áo

Cây dừa cao eo ôi, ôi là cao

Cây ba trồng sống lâu thiệt là lâu”

Cô bạn Nga và anh lái xe cũng hát theo và mỉm cười.

© HẢI ANH - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Tình Yêu Của Chúng Ta Từng Đẹp Như Ngôn Tình | Blog Radio 888

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Tuổi lênh đênh

Tuổi lênh đênh

Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)

Về để thấy tết (Phần 1)

Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?

Ai nói là tôi không thích cậu?

Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này

Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng

Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?

Cậu còn ở Hà Nội chứ?

Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình

5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?

Thế nào là tình yêu?

Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên

Có những quy tắc ứng xử bạn nên nhớ khi được mời đi ăn để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.

back to top