Cách ứng xử đáng học hỏi từ người Nhật
2017-07-22 01:30
Tác giả:
Người Nhật có tính kỉ luật rất cao
Người Nhật đã từng Tính kỉ luật của người Nhật khác hẳn với tính tùy tiện của cư dân nhiều vùng trồng lúa nước ở Đông Nam Á. Chính tính kỉ luật cao ấy đã giúp người Nhật nhanh chóng thích nghi với nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Người Nhật biết hài lòng với những gì họ có
Họ biết thụ hưởng đến tận cùng dù chỉ một khoảng thời gian thư giãn ngắn ngủi. Đặc tính này, suy cho cùng, cũng là do hoàn cảnh sống. Một khi mà thiên nhiên đã không ưu ái họ thì họ phải trân trọng, nâng niu, hài lòng với cái mà họ không dễ gì có được. Và cũng chính vì thế mà họ phải tận hưởng nó đến tận cùng dù chỉ với một thời gian ngắn ngủi.

Người Nhật rất linh hoạt, nhanh nhạy
Dựa vào tính linh hoạt, nhanh nhạy của mình, người Nhật nhanh chóng tiếp thu các sáng kiến hay, tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến nó rồi đưa vào sản xuất, tung các sản phẩm ra chiếm lĩnh thị trường thế giới. Trong nhiều lĩnh vực, người Nhật không phải là người đầu tiên phát kiến nhưng hơn cả các nhà phát kiến, họ đã biết đưa các phát kiến lí thuyết trở thành "hàng hóa". Dựa vào phát kiến về máy tính bỏ túi của người Anh, người Nhật đã cải tiến nó và tung ra thị trường thế giới đủ loại máy tính hiện đại. Người Pháp phát minh ra tàu siêu tốc nhưng chính người Nhật đã đưa vận tốc của nó từ 200 km/giờ lên 300 km/giờ.
Người Nhật đối xử với nhau theo một tôn ti, trật tự khá nghiêm ngặt
Duy trì và phát triển giá trị đạo đức của Nho giáo, người Nhật (cũng như người Hàn Quốc) đối xử với nhau theo một tôn ti, trật tự khá nghiêm ngặt: Trật tự trên dưới.
Một đặc tính quý báu nữa của người Nhật là sự trung thành. Ở nhiều công ty, ông chủ đối xử với thợ của mình như là với con cái trong nhà: dựng vợ gả chồng, lo chỗ ăn chỗ ở... Cách ứng xử của người thợ với ông chủ cũng giống như cách ứng xử của người con đối với người cha, của bậc dưới đối với bậc trên.
Người Nhật kiên trì, nhẫn nại, không "đại khái", đã làm là làm đến nơi đến chốn
Người Nhật đã học cái gì là học đến cùng, thậm chí học hết kiến thức của thầy! Gắn liền với tính kiên trì là tính kiên cường và ý thức tự chủ. Đức tính này cũng bắt nguồn từ lịch sử đấu tranh lâu dài và gian khổ của cộng đồng người Nhật với thiên nhiên khắc nghiệt, với núi lửa, động đất, v.v... Nếu không có đức tính kiên cường và ý thức tự chủ, nước Nhật sẽ không thể có sự phục hồi và lớn mạnh sau một cuộc chiến tranh hết sức nặng nề mà Nhật Bản là kẻ bại trận.

Người Nhật hầu như không khoe khoang, không tỏ ra hơn người
Trong mọi hành vi ứng xử, người Nhật tỏ ra "trung tính". Với họ, cách ứng xử tốt nhất là hòa lẫn với mọi người, không được tỏ ra sắc sảo hơn, giàu có hơn, ăn diện hơn,... nhưng cũng không thể hiện mình là người kém cỏi, nghèo túng,... Cách ứng xử như vậy đã làm giảm những căng thẳng không cần thiết và góp phần hạn chế sự ghen ghét và tính đố kị của con người.
Người Nhật thường dè dặt, khép kín
Khi tiếp xúc với người Nhật, người đối thoại khó biết được người Nhật nghĩ gì, đánh giá, khen chê thế nào,... Người Nhật biết ghìm mình, tránh mọi va chạm và tranh cãi. Thậm chí khi bị hiểu sai, người Nhật cũng không giải thích, phân bua.
Từ cung cách nói năng, đến việc luôn luôn cảm ơn, xin lỗi, rồi động tác khoanh tay chào cúi gập lưng,... đều thể hiện một cách ứng xử hết sức mềm mỏng, cẩn trọng, không chỉ không muốn làm người khác mất lòng mà còn luôn tôn vinh họ. Cộng thêm vào đó là tinh thần kiên trì học hỏi. Những phẩm chất đó đã đem đến thành công cho người Nhật.
Blog Radio tổng hợp.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Những ngày chênh vênh
Những buổi chuyện trò với nhỏ bạn tuy ít nhưng luôn khiến mình suy nghĩ nhiều. Mình thấy chênh vênh ghê gớm, nhưng rồi thì lòng mình cũng chững lại, để biết rằng mình cần phải làm gì.

Lời hẹn của con
Cho con được thêm lần nữa tự hào con là con của mẹ, con của một bác sĩ tận tậm tận lòng với mọi người. Con là con của ba, một chiến sĩ bộ đội đang canh gác ngoài biên cương xa xôi.

Tình yêu của mẹ
Đến bây giờ tóc của mẹ đã điểm bạc sương pha Các vết chân chim hằn đầy đôi mắt mẹ Năm ngón tay run không còn như thời son trẻ Vai mẹ gầy con bỗng thấy xót xa

Lời yêu
Tôi vẫn thường nghe một câu nói như này tuổi 17,18 ấy cái gì cũng có chỉ không có đủ dũng khí để nói thích một người. Đúng vậy, mãi cho đến khi sắp tốt nghiệp tôi vẫn không bày tỏ lòng mình với cậu ấy. Khi đó vào bữa tiệc chia tay cuối năm tôi ngồi cách cậu ấy không xa chỉ biết lặng lẽ ngắm nhìn cậu.

Bước tiếp sau một mối tình tan vỡ
Kết thúc một mối tình là một vết thương chưa lành lại bị xẻ thêm một vết rách. Tôi nhận thức được rằng bản thân ngay lúc này cần phải chữa lành và yêu thương mình nhiều hơn. Giây phút này, tôi chưa thể sẵn sàng để yêu.

Cây sung cụt của đại đội tôi
Như thể cảm nhận được sự ưu ái đó, cây sung càng tươi tốt, vươn cao, tán xòe rộng rợp mát cả khoảng sân. Đại đội trưởng thích lắm, kê hẳn một ghế đá dưới gốc, chiều chiều ngồi uống trà ngắm nó.

Khi cánh cửa mở ra, tôi thấy chính mình ở đó
Tôi cố gắng nhớ lại. Sáng nay, tôi rời khỏi căn hộ, như mọi ngày. Tôi pha một tách cà phê, lật giở vài trang báo, mặc bộ đồ quen thuộc rồi đi làm. Nhưng… tôi có nhớ lúc quay về không? Có nhớ khoảnh khắc đặt tay lên nắm cửa, tra chìa khóa vào ổ, xoay nhẹ cổ tay và bước vào không?

Đừng bao giờ buôn chuyện thầm kín, tâm sự bí mật với 5 con giáp này
Một khí bí mật của bạn rơi vào tay những con giáp này, hãy thận trọng vì không biết khi nào nó sẽ được truyền đến tai tất cả mọi người.

Ngày không em
Dù gì, được nhắn tin với anh mỗi ngày cũng là niềm vui của cô. Và thế là những dòng tin nhắn, cứ qua lại suốt gần mấy năm trời, mà đa số người chủ động nhắn tin lại là cô.

Cửa hàng của mẹ
Niềm vui của lao động, của sự tất bật với công việc hàng hóa của mẹ để rồi mẹ tạm gác lại những việc nhà lặt vặt. Thế nhưng giờ chắc có khi lại khó để thấy khung cảnh ấy.