Bước sang tuổi 35, tôi thấy vấn đề nan giải nhất trong đời là tìm được SỞ THÍCH riêng: Bảo sao bản thân tẻ nhạt, tầm nhìn hạn hẹp!
2024-05-19 16:30
Tác giả:
Việc bạn hiểu rõ chính mình, có thú vui, có sở thích sẽ giúp bạn trở nên quyến rũ, thú vị hơn!
***
Bài viết là lời tâm sự của một người đàn ông 35 tuổi, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc).
Tôi tình cờ thấy một bài đăng trên MXH cách đây vài ngày:
"Bỗng nhiên tôi thấy cuộc sống của mình thật nhàm chán. Vào cuối tuần, tôi thấy các đồng nghiệp chơi tennis, chơi board game, xem triển lãm,... Còn tôi hầu như không ra ngoài và chỉ ở nhà xem những đoạn video ngắn. Tôi cảm thấy chán chường, cũng muốn ra ngoài chơi nhưng chẳng có sở thích gì và cũng chẳng biết chơi gì".
Bài viết như đang nói về chính tôi vậy. Nhiều trò chơi tôi đã tham gia từ nhỏ nhưng trong mắt cha mẹ khi ấy, vui chơi không phải là nhu cầu chính đáng, nó chỉ lãng phí thời gian và làm chậm quá trình học tập. Không ít cha mẹ cấm cản con mình, hạn chế thời gian, tỏ vẻ không hài lòng.
Khi lớn lên, tôi thấy sở thích, những thú vui thực chất là một khả năng sống không thể thiếu:
- Những người biết chơi thứ gì đó thường có thế giới tinh thần phong phú và có khả năng chống lại sự cô đơn khi ở một mình tốt hơn.
- Thông qua vui chơi, chúng ta có thể gặp nhiều kiểu người, và họ có thể trở thành bạn thân hoặc những đối tác tiềm năng.
- Bạn luôn có thể khám phá niềm vui của cuộc sống, cống hiến hết mình cho hiện tại và không dễ rơi vào trạng thái trống rỗng.
....
Sở thích khiến cho cuộc sống trở nên thú vị
Chỉ số giải trí có thể được sử dụng để mô tả khả năng thư giãn và giải trí của một người. Những người có sở thích, thú vui riêng không chỉ khiến cuộc sống của họ trở nên thú vị mà còn khiến người xung quanh cảm thấy vui vẻ, không buồn chán.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sở thích phải tạo ra những trải nghiệm mới lạ và thú vị hoặc mua vui bằng cách tiêu tiền. Nhiều người có thú vui đơn giản, có thể thực hiện mỗi ngày như nấu ăn, làm bánh,... Có thể nói, trình độ cao nhất của sở thích là có thể tái tạo lại sự sống, không bị môi trường hạn chế, bất cứ thứ gì họ tiếp xúc đều có thể trở thành nguyên liệu để họ sáng tạo, trải nghiệm.
Còn những người không có sở thích, thú vui, thường cảm thấy buồn chán và tìm mọi cách để giết thời gian.Với tâm lý này, chúng ta sẽ chỉ rơi vào trạng thái tham gia thụ động. Khi đó, việc tham gia chỉ làm chúng ta mất tập trung, tạo ra giây phút thư giãn ngắn ngủi,...
Nhà tâm lý học Mike Rucker cho rằng, việc theo đuổi những trải nghiệm thú vị có thể có giá trị hơn việc theo đuổi những mục tiêu hạnh phúc trừu tượng (Rucker, 2023). Sở thích dễ dàng đưa chúng ta vào trạng tập trung vào hiện tại và kết nối với người khác, từ đó quên đi lo lắng.
Đồng thời, khi thực hiện sở thích có thể làm hài lòng bản thân và điều hòa sức khỏe tinh thần. Dù bạn phải chịu bất bình ở nơi khác, ít nhất bạn cũng có được một thế giới nhỏ bé có thể kiểm soát, trút bỏ những cảm xúc để bù đắp những khuyết điểm tâm lý của mình.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra, nếu bạn có một sở thích hoàn toàn khác với tính chất công việc và bạn hết lòng theo đuổi nó sẽ tác động tích cực đến hiệu quả công việc của bạn. Chẳng hạn như nhân viên văn phòng thường chơi bóng rổ hoặc quần vợt sau giờ làm việc, điều này sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả làm việc trong ngày.
Đặc điểm những người có sở thích, thú vui
1. Có khả năng tạo niềm vui, khiến người khác thoải mái khi ở bên: Những người có sở thích, thú vui riêng sẽ luôn vui vẻ khám phá những điều mới lạ trong các hoạt động cùng bạn. Vì vậy, ở bên họ không bao giờ có cảm giác chán nản, những điều nhàm chán cũng có thể trở nên thú vị.
2. Có kiến thức phong phú: Họ thường quan tâm đến trải nghiệm nên sẽ mở rộng các giác quan trong quá trình chơi và làm phong phú thêm kiến thức. Chẳng hạn khi đi bộ, họ sẽ tập trung ngắm cảnh; khi làm việc sẽ đặt ra những mục tiêu nhỏ và nỗ lực hoàn thành,... Tập trung vào hiện tại cho phép họ nắm bắt nhiều chi tiết nhỏ, đó là bí quyết tại sao họ luôn cảm nhận được hạnh phúc từ cuộc sống hàng ngày.
3. Tò mò với mọi thứ: Trí tò mò vô tận giúp họ tận hưởng cuộc sống. Ngay cả khi họ đối mặt với điều gì đó hoàn toàn xa lạ, chẳng hạn như một môn thể thao chưa từng thử hoặc một nền văn hóa đặc biệt mà họ chưa từng nghe, một khi sự hứng thú của họ được khơi dậy, họ sẽ dũng cảm thử nó. Sự nhiệt tình xua tan nỗi sợ hãi về những khởi đầu mới. Đối với họ, đạt được điều gì đó cũng đủ trở thành một loại hưởng thụ.
4. Trưởng thành hơn về tinh thần: Quá trình thực hiện sở thích, thú vui khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều thử thách, thậm chí một số trò mang tính cạnh tranh. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể gặp phải xung đột, thất bại và trải qua thắng thua. Cho dù kết quả ra sao thì đó đều là bài kiểm tra cho tâm trí. Các nhà tâm lý học tin rằng nếu chúng ta có thể vượt qua những khó khăn khi thực hiện sở thích, điều này sẽ trực tiếp cải thiện tinh thần và giúp chúng ta có khả năng phục hồi tốt hơn sau những khó khăn khác trong cuộc sống.
Đâu là cách giúp bạn tìm ra sở thích, thú vui?
Bạn có thể bắt đầu khám phá bản thân, tìm ra những điều mình thật sự yêu thích. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
- Người chơi thể thao có thể nên thử các môn như khiêu vũ, bơi lội, thể dục và leo núi,...
- Nhà thám hiểm thích những điều mới lạ và những cuộc phiêu lưu. Đó thể là những cuộc phiêu lưu thể chất, chẳng hạn như truy tìm kho báu trong rừng, phòng thoát hiểm hoặc đọc một cuốn sách thú vị, nói chuyện với người lạ.
- Người lập kế hoạch thích xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chẳng hạn như lập kế hoạch và tổ chức một bữa tiệc hoặc tổ chức một chuyến đi chơi.
- Người sưu tầm thích sưu tập những vật phẩm hoặc trải nghiệm thú vị, chẳng hạn như những đồ cổ, tem phiếu, những chai rượu đẹp và những quán cà phê độc lạ,...
- Người sáng tạo tìm thấy niềm vui khi làm mọi thứ bằng chính đôi tay của mình, chẳng hạn như vẽ tranh, nấu ăn, làm khuyên tai và làm nỉ len.
- Người giàu trí tưởng tượng thích đắm mình vào các câu chuyện, đam mê, phim ảnh, kịch và sử dụng trí tưởng tượng để dệt nên câu chuyện của riêng mình.
Trong quá trình tìm kiếm niềm vui thực sự, hãy nhắc nhở bản thân cởi mở và cố gắng nhiều hơn cho đến khi tìm được thứ gì đó mà bạn không bao giờ chán và điều đó cho phép bạn quên đi những lo lắng của cuộc sống.
Theo Đời sống & Pháp luật
Mời xem thêm chương trình:
Đôi Khi Từ Bỏ Cũng Là Một Loại Viên Mãn | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Suy nghĩ về tiêu đề "Bước chậm lại giữa thế gian vội vã" của Đại Đức Haemin
Vậy thì “bước chậm lại” để ngắm nhìn vạn vật đang chuyển mình trong gió, bước chậm lại để ta thấu hiểu hơn về cuộc đời, về con người, hay đơn giản là bước chậm lại để gom nhặt những “mảnh người” của chính mình, để biết ta còn biết buồn, biết yêu, và biết tất thảy mọi cảm xúc như con người.

Mưa bóng mây
Chúng ta rồi sẽ yêu một người nào khác, khi tìm được một trái tim thực sự đồng điều với mình, cậu nhỉ. Chỉ tiếc, đó chẳng phải tớ, cũng chẳng phải cậu.

Đón chào ngày mới
Đón ánh sáng hừng đông gợi mở, Chào bình minh ló rạng, đêm tan. Cho ngày mới rực nắng vàng, Chim ca, hoa nở, mây ngàn lững lờ.

Đợi
Thú thật với mày là bây giờ tao chẳng cảm thấy gì trong lòng cả, đau cũng không mà buồn cũng không. Tao chỉ thấy… hình như ở ngực trái tao bị khoét mất một mảng khá lớn đấy.

Vẫn là chính mình
Tôi làm gì cũng chẳng ai quan tâm, bệnh đau cũng một mình phải chịu đựng. Mọi người đâu biết rằng tôi là con người, cũng có cảm xúc và làm sao chịu đựng nổi biết bao nhiêu chuyện xảy đến như vậy. Anh đã làm tôi bắt đầu thay đổi và suy nghĩ tích cực hơn.

Nếu một ngày không còn Mẹ
Nếu một ngày không còn mẹ Cơm nhà không còn nóng Cá nhà chẳng còn ngon Trong nhà không có mẹ Chỉ có gió ngoài hè.

Mất bao lâu để quên một người, và phải mất bao lâu mới có thể quên đi sự phản bội?
Một ngày, anh cầu xin cô cho anh gặp cô lần cuối, anh quỳ xuống trước mặt cô và xin lỗi. Anh xin lỗi vì anh hèn nhát, xin lỗi vì đã làm khổ cô, anh xin lỗi vì đã không thể ở bên cạnh cô được nữa. Và rồi, một tuần sau anh đi phát thiệp mời cưới.

Lời hứa cuối cùng
“Giữ lấy nhé, em cần hơn anh mà.” Anh nói rồi quay lưng bước đi dưới cơn mưa, bỏ lại cô với sự ấm áp bất ngờ len lỏi trong tim.

Thanh xuân của tôi
Cô và cậu ấy vẫn đi về cùng nhau, vẫn ngồi học cùng nhau ở cái bàn học bên cạnh cửa sổ của cô, thi thoảng vẫn cãi nhau chí choé, giận dỗi nhau như vậy. Nhưng cô không để ý là giờ mỗi lần cãi cọ nhau, cậu ấy ít đôi co với cô hơn, thường im lặng và cũng là người luôn sẽ làm lành trước với cô.

Đánh mất tình yêu
Cuộc sống như thế làm sao có hạnh phúc được hả anh? Bởi thế nên làm sao em có thể đặt niềm tin vào tình yêu được. Trên thế gian này, có mấy ai từng hạnh phúc trong tình yêu đâu. Cả những người yêu và bên nhau hơn mười năm nhưng rồi cũng chia tay.