8 quy tắc đọc đâu nhớ đó của độc giả thông minh
2022-05-14 01:20
Tác giả:
blogradio.vn - Rất nhiều người chỉ đang đọc để nắm bắt thông tin rồi quên ngay, chứ không thực sự mở mang đầu óc. Đó là lý do mặc dù bạn chất đầy sách trong tủ nhưng vẫn không trở nên sâu sắc và hiểu biết hơn. Dưới đây quy trình đọc sách 5 bước hiệu quả và ghi nhớ thông tin dài hạn.
***
Đọc sách là một trong những cách giúp bạn trở thành mẫu phụ nữ thông thái. Như Chales Van Doren viết trong tác phẩm “Đọc sách như một nghệ thuật” của ông, rằng “hành động thông minh luôn bắt nguồn từ tri thức”. Thế nhưng trên thực tế, rất nhiều người chỉ đang đọc để nắm bắt thông tin rồi quên ngay, chứ không thực sự mở mang đầu óc. Đó là lý do mặc dù bạn chất đầy sách trong tủ nhưng vẫn không trở nên sâu sắc và hiểu biết hơn. Dưới đây quy trình đọc sách 5 bước hiệu quả và ghi nhớ thông tin dài hạn.
4 cấp độ đọc sách
Đọc sách có 4 cấp độ mang tính tích lũy, nghĩa là cấp độ sau xuất phát từ cấp độ trước, làm chủ được cấp độ trước mới tiến tới cấp độ sau, bao gồm Đọc sơ cấp, Đọc kiểm soát, Đọc phân tích, Đọc đồng chủ đề.
1. Đọc sơ cấp là nhận diện được mặt chữ và hiểu nội dung của câu. Hầu như tất cả chúng ta đều đã biết đọc sơ cấp từ bậc tiểu học.
2. Đọc kiểm soát là cấp độ đọc thực sự, mục tiêu là để hiểu được cấu trúc và nội dung “bề nổi” của cuốn sách trong một thời gian ngắn. Cấp độ đọc này được chia thành 2 loại nhỏ là Đọc lướt có hệ thống giúp bạn nắm được luận điểm chính của cuốn sách trong một vốn thời gian có hạn, loại thứ hai là Đọc bề mặt để nắm được nội dung trong một lần đọc mà không phải dừng lại trước những chỗ khó hiểu.
3. Đọc phân tích yêu cầu sự tập trung và tư duy phân tích, tổng hợp từ độc giả. Mục tiêu của đọc phân tích là hiểu được cấu trúc và nội dung hoàn chỉnh (bề nổi + bề sâu) trong thời gian không xác định.
4. Cấp độ đọc cuối cùng là đọc đồng chủ đề. Ở cấp độ này, người đọc sẽ đọc nhiều sách và tài liệu cùng một chủ đề và tìm ra mối quan hệ giữa chúng. Đây là cấp độ đọc khó nhất, buộc người đọc phải nắm thật chắc chiều sâu của từng cuốn sách và tìm ra điểm tương quan.
8 quy tắc đọc nếu muốn mở mang trí óc
Đọc sách hiệu quả không chỉ là hiểu thông tin, mà phải đào sâu, mở rộng và ghi nhớ nội dung sách lâu dài. 8 quy tắc sau đây sẽ giúp bạn trở thành một người đọc thông minh. Trong đó, 4 quy tắc đầu là khám phá cấu trúc sách, 4 quy tắc sau là làm sáng tỏ nội dung sách.
Quy tắc 1: Phân loại sách
Theo tác giả Chales Van Doren viết trong tác phẩm “Đọc sách như một nghệ thuật”, sách có thể được phân làm nhiều loại nhưng căn bản được chia thành 2 nhóm chính: Sách lý thuyết và sách thực hành. Sách lý thuyết cung cấp cho bạn một ý niệm, giúp bạn hiểu được một vấn đề nào đó. Trong khi đó, sách thực hành vừa giải thích vấn đề, vừa hướng dẫn bạn cách thực hiện. Việc phân loại sách giúp bạn kiểm soát được nội dung mình sẽ đọc, biết được mục tiêu cuối cùng của cuốn sách là gì và quyết được định được khi nào mình đã đạt được mục tiêu và không cần phải đọc thêm nữa. Muốn phân loại sách, bạn có thể đọc tiêu đề, lời giới thiệu, phần phụ lục, đó là những lá cờ chỉ dẫn mà tác giả giương lên để chỉ cho bạn gió sẽ thổi theo hướng nào.
Quy tắc 2: Tóm tắt nội dung cuốn sách
Tóm tắt nội dung cuốn sách bằng một câu hoặc một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh, dựa vào dòng chảy lập luận của tác giả. Bạn có thể bắt đầu bằng cách điền vào phần còn trống của câu: Toàn bộ cuốn sách này nói về….
Quy tắc 3: Xác định cấu trúc sách
Quy tắc này yêu cầu độc giả liệt kê các phần chính của sách theo một thứ tự logic và mang tính chỉnh thể. Bạn có thể dựa vào mẫu sau để xác định cấu trúc sách:
Tác giả đã thể hiện nội dung cuốn sách qua mấy phần chính. Trong đó phần đầu tiên nói về…., phần thứ hai nói về….
Phần thứ nhất bao gồm mấy nội dung nhỏ hơn. Nội dung đầu tiên xem xét chủ đề X, nội dung thứ hai bàn về vấn đề Y, nội dung thứ ba đề cập chủ đề Z,…
Trong nội dung đầu của phần thứ nhất, tác giả nêu ra mấy luận điểm. Trong đó, luận điểm một là A, luận điểm hai là B, luận điểm ba là C…
Quy tắc 4: Xác định vấn đề đặt ra trong cuốn sách
Nhiệm vụ của độc giả là khám phá ra vấn đề mà tác giả sẽ giải quyết bằng những thông tin trong cuốn sách. Sắp xếp câu hỏi theo trật tự logic chứ không tùy ý. Câu hỏi nào chính câu hỏi nào phụ? Câu hỏi nào sẽ dẫn đến câu hỏi nào? Câu hỏi nào cần được trả lời trước tiên? Dù tác giả có nhắc đến hay không nhắc đến, bạn vẫn phải tự mình tìm ra chuỗi câu hỏi đặt ra trong cuốn sách.
Quy tắc 5: Hệ thống từ quan trọng và thuật ngữ
Tìm các từ quan trọng để tiến tới phân tích nội dung cuốn sách. Các từ quan trọng ở đây có thể là từ khóa hoặc từ vựng chuyên môn. Một cuốn sách có thể đem lại cho bạn những cách nhìn nhận hoặc tư duy mới mẻ. Vì vậy, nó có thể chứa đựng những từ ngữ không có sẵn trong vốn từ vựng của bạn. Nếu bản thân bạn không thể nỗ lực để hiểu chúng thì bạn không thể chuyển từ hiểu ít sang hiểu nhiều hơn.
Quy tắc 6 và 7: Tìm ra dòng lập luận của tác giả
Muốn tìm ra dòng lập luận của tác giả, bạn sẽ làm theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Tìm ra các câu then chốt: Câu bao quát toàn bộ nội dung được diễn giải trong đoạn văn. Nó có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu. Có khi sẽ không có câu then chốt và bạn phải tự rút ra được nhận định từ một hay nhiều đoạn văn.
Bước 2: Tìm ra các nhận định: Sau khi xác định được câu then chốt, bước tiếp theo là rút ra nhận định từ những câu đó bằng ngôn ngữ của mình.
Bước 3: Tìm ra các lập luận: Tập hợp các nhận định và phân tích cách lập luận của tác giả. Nhận định sẽ cấu thành lập luận. Nếu bạn tìm thấy lý lẽ trước, vậy tiếp theo hãy tìm kết luận. Ngược lại, nếu bạn tìm thấy kết luận trước, vậy hãy tìm lý lẽ chứng minh nó.
Quy tắc 8: Bình luận
Bình luận ở đây là đưa ra đánh giá của bạn về cấu trúc lẫn nội dung cuốn sách. Quy tắc này yêu cầu bạn nói được thông điệp, vấn đề đặt ra ban đầu và hướng giải quyết cuối cùng của tác giả. Những câu hỏi bạn cần phải trả lời sau khi đọc một chương, một đoạn hay toàn bộ cuốn sách là: Tác giả đã giải quyết thành công vấn đề nào? Trong lúc giải quyết có phát sinh vấn đề mới không? Còn vấn đề nào chưa giải quyết và tác giả có nhận thức được điều đó không?
Đọc sách để lấy thông tin sẽ khác đọc sách để hiểu biết. Kiểu đọc sách thứ hai chính là phương pháp giúp bạn trở nên thông thái và sâu sắc hơn trước mọi sự kiện diễn ra trong đời sống. Tìm hiểu và làm theo 8 quy tắc đọc để trở thành người đọc hiệu quả và thông minh hơn!
Theo Đẹp
Mời xem thêm chương trình
Anh im lặng nhưng anh chưa từng quên em | Radio Tình yêu
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.