Phát thanh xúc cảm của bạn !

Vì sao nhiều người trẻ tránh bữa cơm gia đình?

2024-07-23 19:25

Tác giả:


Bữa cơm nào cũng thế, hết bà càu nhàu việc tôi thức khuya, dậy muộn thì bố tôi lại chỉ trích tôi không có mục tiêu cho tương lai, không giỏi giang bằng bạn bè… Mẹ tôi cũng hùa theo bà, theo bố tôi. Không khí bữa ăn vì thế mà luôn nặng nề...

***

Nguyễn Quốc Việt (sinh viên năm thứ 3 ở quận Hà Đông, TP Hà Nội) luôn tìm mọi lý do để không phải ăn cơm cùng gia đình. Cả ngày đi học, chỉ có bữa cơm tối là quây quần bên gia đình nhưng Quốc Việt thường sắp xếp lịch tập gym, đi làm thêm vào thời gian đó.

Ngày cuối tuần, cậu cũng lấy cớ bận việc nọ việc kia để không phải ngồi ăn cơm tối cùng cả nhà. Chia sẻ lý do, Quốc Việt cho biết, cậu không muốn phải nghe những lời giáo huấn, những lời mắng mỏ của người lớn trong nhà.

"Bữa cơm nào cũng thế, hết bà càu nhàu việc tôi thức khuya, dậy muộn thì bố tôi lại chỉ trích tôi không có mục tiêu cho tương lai, không giỏi giang bằng bạn bè… Mẹ tôi cũng hùa theo bà, theo bố tôi. Không khí bữa ăn vì thế mà luôn nặng nề. Nhiều bữa, tôi cố chịu đựng, nuốt miếng cơm đắng ngắt vào miệng. Tôi 21 tuổi mà bà và bố mẹ tôi lúc nào cũng coi tôi như con nít, giáo dục con cháu bằng những lời cằn nhằn, chỉ trích, khiến tôi thấy bữa ăn như một cực hình với mình".

Để tránh không khí căng thẳng đó, Quốc Việt thường về muộn. "Tôi căn khoảng 21h30-22h mới về nhà. Lúc đó, bà và bố mẹ tôi đã về phòng nghỉ ngơi, xem phim, lướt facebook. Thế mà, có hôm tôi cũng không được yên. Những người lớn trong gia đình tôi luôn có cớ để "giáo dục" tôi trong bữa ăn.

Tôi rất thèm một bữa cơm mà cả gia đình vui vẻ, bố mẹ, con cái chia sẻ những câu chuyện vui mỗi ngày. Với tôi, bữa ăn rôm rả, hạnh phúc ấy chắc chỉ có trong giấc mơ", Việt trải lòng.

Giống như Việt, Hoàng Như Anh (28 tuổi, ở TP Vinh, Nghệ An) thường nhận làm thêm giờ để tránh bữa cơm gia đình. Hết giờ làm, trong khi nhiều đồng nghiệp vội vã rời công sở về nhà thì Như Anh vẫn ở cơ quan, cặm cụi làm việc hoặc học kiến thức mới.

"Tôi thực sự sợ những bữa cơm gia đình. Cứ bắt đầu vào bữa ăn là mẹ tôi nhắc nhở, giục giã chuyện lấy chồng. Nào là "đứa bạn thân của con giờ đã 2 con. Hai đứa con cô ấy xinh xắn, đẹp đẽ, đáng yêu. Bố mẹ cô ấy thật có phúc". Nào là "tuổi sinh đẻ của con gái có hạn, nếu lấy chồng muộn thì việc sinh con rất khó khăn".

Nào là "đồng nghiệp của mẹ có con trai hơn con vài tuổi. Hai đứa gặp nhau xem thế nào…" Mọi câu chuyện của mẹ trong bữa ăn chỉ xoay quanh việc tôi phải lấy chồng. Quan điểm của mẹ tôi là, con gái dù có sự nghiệp thế nào mà không kết hôn thì cũng là người… thất bại. Không cùng quan điểm với mẹ, tôi đành phải kiếm cớ né tránh vì không muốn bữa cơm gia đình lại trở thành buổi giáo huấn của bố mẹ", Như Anh chia sẻ.

Áp lực từ gia đình khiến Huỳnh Thị Sương (27 tuổi, ở TP Quy Nhơn, Bình Định) quyết định xin làm hẳn ca chiều để 22h mới đi làm về. "Việc phải làm ca chiều liên tục rất bất tiện cho những người trẻ như em. Bởi em sẽ không có thời gian gặp gỡ bạn bè.

Thế nhưng, cứ nghĩ đến bữa ăn nào cũng nghe ba mẹ càm ràm, so sánh em với người khác khiến em rất mệt mỏi. Tránh ăn tối cùng ba mẹ cũng là cách em tránh căng thẳng cho mình. Có câu "trời đánh còn tránh miếng ăn", vậy mà ba mẹ em cứ vào bữa ăn là phê bình, chê bai con cái khiến em không thể nuốt nổi miếng cơm", Sương cho biết.

Áp lực từ bữa cơm gia đình đã vô tình trở thành gánh nặng với nhiều người trẻ như vậy. Thậm chí, kỳ vọng quá lớn của cha mẹ khiến những lời hỏi han thông thường cũng trở thành áp lực với con cái. Hậu quả là nhiều người trẻ không muốn trở về nhà ăn cơm cùng gia đình vì muốn trốn tránh những câu hỏi khó trả lời và đầy áp lực.

phunuvietnam.vn

Mời xem thêm chương trình:

Chúng Ta Từng Là Hồi Ức Của Nhau | Radio Tâm Sự

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top