Tôi đã gặp em như thế
2024-01-24 05:50
Tác giả:
Buổi sớm mai mùa thu, như một cô gái dịu dàng thoa lên da mặt chất dưỡng da đằm thắm, nắng ban mai cũng thoa lên mặt đất rất dịu nhẹ, êm ái dưỡng sức sống cho cỏ cây, hoa lá và muôn loài.
Trong khu chợ ở ngoại ô Hà Nội yên bình và tĩnh lặng, tôi dậy rất sớm, vì phải dọn hàng ra quầy giúp người anh trai, mấy thứ hàng quần áo và giầy dép. Nhưng trước hết, tôi rót một chén trà và nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Hơi trà làm tôi như thấy có cảm dác dễ chịu, yên ả trong cái không khí trong lành của tiết thu nước Việt. Tôi vốn là một kiến trúc sư ở Đà Nẵng, nhân kì nghỉ phép tôi ra chơi với người anh ruột ở đây đã ba ngày rồi. Anh trai và chị dâu tôi có một quầy hàng nhỏ, và tôi đã giúp anh trai mình những công việc bộn bề. Hôm nay như thường lệ, sau khi thưởng thức xong chén trà nóng, tôi đưa từng chiếc áo, chiếc quần mới treo lên giá và đưa những đôi giầy mới sắp hàng trên sập. Công việc mất chừng hơn ba mươi phút. Dọn quầy xong rồi, tôi quay sang nói với anh chị:
- Em tản bộ xuống phố một chút, lát em sẽ về. Rồi tôi rời chợ, bước đi trên phố nhỏ.
“Chà, mùa thu thật đẹp - tôi thầm nghĩ - có lẽ hôm nay mình sẽ mua một chai trà sữa, ngồi trên tầng cao của một tòa nhà và thưởng thức hương vị êm ái của cái mùa áo khoác gió này”. Tôi bước đi dọc con đường trên phố dài, vài hàng quán nhỏ cũng có trà sữa nhưng tôi muốn vào một cửa hàng lớn, nó nằm ở ngã tư cuối đường. Thư thả thôi và không vồn vã, tôi dạo bước chân nhẹ nhõm vô tư. Tới cửa hàng lớn đó, tôi đẩy cửa kính bước vào. Tôi đi ngang dọc các quầy hàng vì ngoài chọn một chai trà sữa, tôi còn định mua thêm ít đồ lặt vặt khác nữa. Chai trà sữa thì vừa đến tôi đã tìm được rồi. Tôi mua thêm chút gì đó mằn mặn, thứ đồ ăn mà có thể dùng cùng trà sữa cho thêm phần ý vị. Những người mua hàng đi lại rất đông trong cửa hàng, hai ba chú nhóc vui vẻ cười đùa cạnh tôi. Các em vẫn hồn nhiên với tuổi thơ trong sáng, quang đãng như mặt sông trong những ngày nắng tràn cả không gian. Vừa cầm cây kẹo màu xanh lá cây, một em vừa mút nhỏ nhẹ rồi nhoẻn miệng cười với cậu bạn đang uống một lon nước ngọt. Một cô gái trẻ, tóc tết bím và khuôn mặt nhỏ xinh đi qua trước mặt tôi. Tôi ngước nhìn cô bé và thấy một niềm vui dịu nhẹ. Rồi tôi quay sang chọn tiếp những thứ hàng. Bước chân tôi không vội vã, chiếc giày thể thao màu xanh chuyển chậm rãi từng bước chân tôi trên nền gạch men trắng. Tôi đưa mắt khẽ nhìn cô gái lúc nãy, thấy trong tâm tư dâng lên một ý niệm nhẹ nhàng, bâng khuâng như lá xanh trên cành. Đó chỉ là một chút vui, một chút tình, một chút thoáng mộng mơ khi người ta đang tuổi hai mươi tám. Không khí trong cửa hàng cũng se lạnh như ngoài trời vậy. Mua xong những thứ hàng, tôi xách chiếc túi màu xanh bước ra ngoài trời, gió đu đưa như gợi lên trong tâm hồn man mác, rồi gió làm xào xạc những ngọn cây để cùng với màu nắng nhạt, tất cả thành mùa thu.
Khi tôi đi qua một cửa hàng ăn lớn, tôi thấy đói bụng và vào làm một chút gì đó. Lúc này, cửa hàng đã rất đông khách và những người phục vụ cửa hàng phải tất bật lắm, vội vã lắm mới để khách không phải chờ lâu. Tôi ngồi vào bàn, lấy giấy đũa ra lau và tôi trầm ngâm nhìn xung quanh. Bỗng, tôi thấy ở phía góc nhà có một cô gái đang hì hụi rửa bát, cô tất bật với những chồng bát đĩa to sụ. Tôi thoáng thấy vẻ đẹp sáng trong trên đôi mắt và trên khuôn mặt của cô gái, mái tóc dài xõa ngang vai làm nền cho khuôn mặt nữ tính trong lúc cô làm không ngơi tay. Tự dưng, trong tâm hồn tôi thấy cảm mến cô gái ấy, và tôi lại gần, ngồi xuống hỏi han cô:
- - Chào em, anh là khách của cửa hàng này, em làm việc ở đây à?
Cô gái quay sang nhìn tôi, có vẻ cô thấy tôi cũng hiền và cô đã trò chuyện với tôi:
- - Vâng, đây là công việc làm thêm của em, hiện em đang học đại học ngành sư phạm mĩ thuật.
- - Ồ, vậy chắc là em vẽ đẹp lắm đúng không?
- Vâng, cũng bình thường thôi anh ạ.
- - Anh cũng rất thích vẽ tranh đấy, nhưng anh không theo con đường họa sĩ, anh học kiến trúc và trở thành một kiến trúc sư ở Đà Nẵng. Sao em phải làm thêm một công việc vất vả như thế này, chắc là nhà em khó khăn lắm đúng không?
Cô gái vừa làm vừa thổ lộ:
- - Vâng, đúng rồi anh ạ. Em quê ở huyện ngoại thành Hà Nội, bố mẹ em chỉ là những người lao động bình thường, vất vả lắm anh ạ. Vì bố thấy em từ nhỏ đã có năng khiếu hội họa, em đi thi vẽ thành phố và được giải, nên bố hăm hở đi làm công nhân cho một công ty cơ khí để mong kiếm được nhiều tiền sau này cho em sang Nhật Bản du học. Suốt nhiều năm bố em đã vất vả biết bao. Rồi năm em học lớp mười một, chẳng may bố bị bệnh nặng, phải điều trị dài lâu, nên bao nhiêu tiền bố mẹ chắt góp được đều phải thuốc thang chữa bệnh cho bố. Khi em tốt nghiệp phổ thông, em vẫn nuôi dưỡng ước mơ học đại học của mình, nên sau khi thi đỗ Sư phạm Mĩ thuật, em đã xin đi làm thuê cho cửa hàng ăn này để có tiền trang trải cuộc sống.
Khi nghe cô gái nói xong rồi, tôi bỗng nhiên xúc động, tôi thấy trong trái tim mình rung cảm biết bao khi nhìn khuôn mặt thanh tú và những lời tâm tình của người con gái. Tôi liền lấy trong ví mình ra một tờ giấy gấp tư, tôi giở tờ giấy ra và đưa cho cô gái:
- - Em có thể dừng lại một chút, chỉ một chút thôi để nhìn bức tranh này được không?
Cô gái dừng việc rửa bát lại, đưa tay cầm mảnh giấy, vì tay cô còn ướt nên cô chỉ cầm ở mép tờ giấy. Đó là một bức tranh, vẽ hình một chàng trai đang ôm bó hoa tặng cô gái, cô gái tay đón lấy bó hoa và đầu hơi ngả vào ngực chàng trai. Ở bên cạnh bức tranh đề hai câu :
Đôi tay bâng khuâng nâng cành hoa tím, và anh nói tặng em mùa xuân.
- - Đây là bức tranh do anh vẽ đấy – Tôi nói – anh cũng từng rất khổ trong nhiều năm, và vào một ngày ngồi trong lớp học năm xưa, anh đã cảm xúc vẽ bức tranh, hai câu thơ đề này là lấy trong một bài hát.
Người con gái lặng yên nhìn tôi, với chiều sâu tâm tư cô có thể cảm nhận được chiều sâu trong bức tranh. Cô giơ ngón tay cái lên nở nụ cười:
- - Rất có hồn
Rồi cô nói tiếp:
- - Bức tranh ý nghĩa quá, chắc là anh đi qua nhiều khổ đau nên mong có một người con gái chờ mình cuối con đường đúng không?.
- - Ừ, đúng vậy. Anh có thể trở thành người bạn của em được không, từ nay chúng ta trở thành bạn của nhau nhé.
Cô gái đưa tay cho tôi bắt:
- Em là Hiền, còn tên anh?
Tôi nói tên cho cô gái. Từ đó chúng tôi thành bạn của nhau. Không nói gì nữa, và hai chúng tôi chỉ nhìn nhau mỉm cười.
Buổi chiều, tôi vào bệnh viện thăm bố của Hiền, đang nằm điều trị căn bệnh dạ dày. Tôi ở lại suốt buổi chiều hôm đó. Tôi nhìn những người trong gia đình Hiền mà thấy thương cảm, và tôi thấy thương Hiền nhiều hơn. Thực sự, khi nhìn hình ảnh bố Hiền tiều tụy, và biết Hiền còn có người bà bị tàn tật nữa, em còn phải chăm lo cho người bà đau yếu này, tôi đã không kìm được dòng nước mắt, đang trực chảy ra. Khi hai người chúng tôi đi dọc con phố vắng, lúc Hiền tiễn tôi về, tôi bảo:
- - Anh chỉ còn ở Hà Nội đến hết tuần nữa thôi, sáng thứ bày anh và em có thể đi chơi một chuyến trong hai ngày cuối tuần được không. Hôm đó anh trai và chị dâu anh định đi du lịch lên vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Em có thể đi thăm quan cùng anh chứ?
Hiền đồng ý. Thế là sáng thứ bảy tôi với Hiền đi vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ, cùng với anh chị tôi. Chúng tôi đã có nhiều kỉ niệm ở nơi đây. Chỉ chưa đầy ba tiếng xe chạy, chúng tôi đã có mặt ở một vùng thiên nhiên hoang sơ, đúng đặc trưng trung du bắc bộ với rừng cọ, đồi chè. Vừa tham quan, khám phá thiên nhiên, núi rừng vừa lên đồi hái chè cùng những người dân thôn bản. Núi, đồi, rừng cây, thác suối tất cả đã ghép thành bản hợp âm hoàn hảo, như cây đàn ghi ta gỗ rung lên bản nhạc du dương. Tôi và Hiền luôn đi sát bên nhau. Chúng tôi hòa vào thiên nhiên, và dắt tay nhau, quan tâm đến nhau trong mỗi bước leo rừng cùng người dân tộc ở bản. Trên đường đi, tôi cũng đã thổ lộ, tâm sự hết những gian nan, trắc trở của cuộc đời mình cho Hiền. Sau bốn lần thi trượt, tôi mới đỗ vào ngành kiến trúc. Những năm thi trượt, có lúc tôi đã từng bị bệnh rối loạn thần kinh thực vật, rất khổ sở, phải điều trị tại bệnh viện.
Tình trạng mất ngủ, suy nghĩ nhiều cứ diễn ra liên miên. Đến hôm nay, những di chứng của bệnh tật vẫn còn trở lại. Người tôi hay hồi hộp, chỗ nóng chỗ lạnh, ý nghĩ cứ tự nhiên tuôn ra liên tục, kể cả khi ăn, làm cho đầu óc luôn stress, rất dễ cáu gắt. Có lúc căng thẳng cực độ, khổ vô cùng. Người nào phải trải qua bệnh này mới hiểu hết nỗi thống khổ của bệnh tật. Người ta nói: đoạn trường ai có qua cầu mới hay.Trước hôm gặp Hiền, tôi vẫn có dấu hiệu của một người bị rối loạn thần kinh thực vật. Tự dưng hôm tôi tình cờ xem một đoạn giới thiệu phim trên youtube, người rối loạn lưỡng cực họ đã sống thế nào và họ cần gì. Tôi phải nói thêm một chút, bệnh rối loạn lưỡng cực cũng là một dạng bệnh thần kinh. Và video đó nói người rối loạn lưỡng cực họ cần có tình yêu, chính tình yêu sẽ vun đắp và giúp họ khỏi bệnh. Vậy thì căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật của tôi cũng thế, tôi cũng cần tình yêu của một người con gái, tình yêu đôi lứa sẽ giúp xua đi mọi đau buồn, phục hồi sức khỏe. Tình yêu là viên thuốc tốt nhất, từ khi bắt đầu gặp Hiền tôi đã thấy tinh thần và thể chất khỏe lên rất nhiều. Tôi đem điều đó kể cho Hiền. Và em khóc, nắm lấy tay tôi, em bảo: “ Vậy là nơi cuối đường có em chờ đợi anh rồi”
Trong lúc em đang chỉ là cô gái rửa bát thuê, tất bật với hàng chồng bát đĩa, lúi húi một góc quán cơm. Những chiếc bát tô, đĩa, môi thìa và đũa nhuốm đầy dầu mỡ, nhem nhuốc, rửa sạch được thì rất vất vả. Đôi tay em của tuổi mười chín vẫn loay hoay, kì cọ xoong nồi, lau từng tí một. Tất cả mệt nhọc ấy không khóa được tâm hồn một người con gái yêu mĩ thuật. Chính nghịch cảnh xô đẩy đã cho em nghị lực, trong khi bao nhiêu cô cậu quý tử “mì chính cánh” đang được êm ấm, thì em phải vừa lao động chân tay cực nhọc, kiếm tiền trang trải cuộc sống, vừa chăm sách bút học hành. Em nuôi ước mơ với ngành sư phạm mĩ thuật và đang cố gắng vượt khó vươn lên. Dù trước mắt có bao nhiêu rào chắn, bao nhiêu gian khổ thì em vẫn bước, vẫn sẽ trở thành cô giáo mĩ thuật. Cuộc đời em đâu có buồn như bức tranh của Van Goc, hay một họa sĩ nào đó thời xưa. Em, với tất cả lòng thương cha, thương mẹ, không muốn họ khổ, và cả người bà tàn tật nữa, em sẽ vẫn cố lao động kiếm tiền để chăm lo cho bà, đỡ đần thay bố mẹ, và nhiệt thành với giảng đường đại học.
Sau chuyến đi vườn quốc gia Xuân Sơn hôm đó, tôi trở về Đà Nẵng công tác, trong thời gian ấy chúng tôi vẫn thư từ qua lại, gọi điện thoại thăm nhau, tình cảm càng gắn bó. Chúng tôi giúp đỡ nhau cùng vươn lên. Tôi giúp Hiền về nhiều mặt để em hoàn thành bốn năm học. Và trong mỗi lần gửi thư cho tôi, Hiền luôn nói lời cảm ơn tôi rất nhiều. Có mùa đông, Hiền tự tay đan cho tôi chiếc khăn quàng cổ và đôi găng tay bằng len lông cừu. Đó là dịp mùa đông tôi ra thăm Hiền ở Hà Nội khi em đang học năm thứ tư. Em đan bằng hai màu len xanh và trắng, trên khăn quàng cổ có thêu tên hai đứa. Tôi cảm động lắm. Tôi nguyện sẽ giữ gìn suốt đời như kỷ vật thiêng liêng nhất. Hiền nói: “ Em đã tranh thủ, miệt mài trong những ngày được nghỉ, những giờ giải lao, suốt từ mùa thu cho đến đầu đông thì xong”. Cách đan len của Hiền rất công phu và độc đáo. Tôi đeo đôi găng tay mà thấy ấm áp vào tận tâm hồn. Bốn ngày tôi ở lại mùa đông năm đó tại Hà Nội là những ngày đông rất lạnh, cái rét thấu xương. Nhưng cũng là bốn ngày tôi thấy ấm áp nhất trong đời. Khi về đến Đà Nẵng, trời chỉ còn hơi lạnh, nhưng thi thoảng tôi vẫn lấy ra ngắm nhìn, quàng khăn cổ, đeo găng tay để cảm nhận tình yêu lan tỏa. Thời bây giờ, người ta toàn mua khăn len và găng tay sẵn để tặng, vậy mà Hiền giành thời gian, công sức để đan tặng tôi, đủ thấy tình yêu của em chân thành đến thế nào.
Rồi tôi cũng chuyển ra Hà Nội công tác, và sau nhiều năm, khi Hiền ra trường chúng tôi đã xây dựng gia đình, và sống hạnh phúc bên nhau. Tôi không sao quên được ngày đầu gặp gỡ đó. Có lẽ như một định mệnh, bên hàng chậu bát đĩa ngổn ngang trong quán cơm ngày ấy, hình ảnh của em vẫn còn đọng mãi trong tôi.
Em có một khuôn mặt thanh tú, làn da tối màu theo kiểu như cha ông ta nói: “ngăm ngăm da trâu, nhìn lâu mới thích”. Vẻ đẹp của em là vẻ đẹp hiền lành. Mà như cách gọi của tôi là xinh hiền. Hai đứa đã rất hiểu về nhau. Ngoài bệnh rối loạn thần kinh thực vật, tôi cũng đã rất nhiều lần tâm sự với em về những gian truân khác của cuộc đời mình. Sinh ra trong gia đình nghèo khó, tôi phải ôn luyện, như đã kể ở trên, thi bốn lần mới đậu trường kiến trúc. Trong những ngày tháng gian khó, tôi phải vừa đi phụ hồ, khuân gạch vừa chăm chỉ học hành. Chiếc máy tời đưa cát đưa xi măng lên, chiếc xe rùa chuyển gạch đã trở thành bạn của tôi. Vất vả, cực nhọc biết bao nhiêu. Tôi cũng mong muốn tìm được người bạn gái có sự đồng cảm để yêu thương. Bây giờ gặp được Hiền rồi, tôi thấy cuộc đời em sao mà giống gian khổ của mình đến thế. Và trong giây phút ấy tôi thấy yêu Hiền thực sự, và Hiền cũng đã yêu tôi qua ánh mắt nhìn trìu mến và nụ cười hiền dịu mà tôi cảm nhận được. Hiền nói với tôi: “ Em cũng từng chờ đợi một người con trai tốt đẹp sẽ đến với mình. Em rất quý mến anh”. Tôi hiểu tâm tư của Hiền, đời người con gái, tuổi trẻ và vẻ đẹp chỉ rất ngắn ngủi, nên cũng muốn trao thân gửi phận cho một chàng trai phù hợp. Giống như là nỗi niềm trong một câu hát: em thương phận con gái, như hoa mười giờ nở, chỉ đẹp giây phút ban đầu. Họ muốn tìm người bạn đời, người mà có thể yêu thương mình hết mực. Hơn nữa, tình cảnh gia đình Hiền cũng rất éo le, ngặt nghèo. Hai chúng tôi đến với nhau là vì hoàn toàn đồng cảm, hoàn toàn yêu thương nhau sâu đậm, chứ không hề dễ dãi. Tự dưng tôi lại nhớ đến mấy câu thơ của ai đó: “ Đừng nhặt con ốc vàng, sóng đưa vào bờ bãi, những cái gì dễ dãi, có bao giờ bền lâu”. Tôi đã thấy nhiều tình yêu, nhiều đôi trai gái chỉ thích thích nhau thôi, không có sự sâu đậm, nên vừa cưới được một thời gian là chia tay nhau. Chỉ một sự ghen tuông, một sự xích mích, hoặc một điều gì đó không thông cảm được cho nhau là ly hôn. Nhưng ở đây tình yêu của chúng tôi được vun đắp theo chiều sâu, có sự bền chặt, khăng khít, hai con người hai cuộc đời chịu nghịch cảnh phũ phàng, đến với nhau trong sự đồng điệu tâm hồn. Mai này có biến cố khó khăn gì cũng có thể sát cánh, san sẻ cùng nhau. Giống như người ta vẫn hay đùa kiếp trước tu hàng ngàn đời rồi hôm nay mới đến được với nhau và thành vợ thành chồng gắn bó suốt cả cuộc đời.
Hai đứa đã đi qua khổ đau rất nhiều, mơ về một bến đỗ, một góc bình lặng, một mái ấm gia đình cuối con đường đời gian khổ. Em của tôi, tôi đã gặp em như thế.
Đến hôm nay, hai chúng tôi đã trở thành vợ chồng của nhau được bảy năm. Một chặng đường dài đã đi qua, và hai chúng tôi vẫn thấy yêu nhau, trân trọng nhau như buổi đầu gặp gỡ. Cô gái rửa bát thuê ngày nào, giờ đã là một cô giáo dạy mĩ thuật. Hai chúng tôi quyết tâm xây dựng một gia đình hạnh phúc, đẹp như một bức tranh mà vị họa sĩ nào đó đã gửi gắm qua từng nét vẽ của cây cọ , từng gam màu pha chế và từng ẩn dụ trong đó.
© Tuấn Lưu - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Cảm ơn mẹ vì tất cả
Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.
Những kẻ mộng mơ
Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.
Thanh xuân của tôi
Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.
Mây đợi ai nơi ấy
Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.
Giá như...
Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.
Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985
Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.
Crush
Bất cứ khi nào mà thấy chúng tôi đi cùng nhau là y như rằng đám bạn đó hú hét dữ dội. Nhưng chúng tôi không quan tâm, vẫn làm bạn với nhau như bình thường, nói chuyện và đi học chung. Tôi vẫn thế, chôn cất cái tình yêu ấy vào trong lòng, chờ đến khi chúng tôi 18 tuổi thì chúng tôi sẽ yêu nhau.
Người thầm lặng 20/10
Mỗi bước đường tôi đi đều in dấu sự dạy bảo, lo lắng và yêu thương vô điều kiện của mẹ. Sự hi sinh âm thầm của mẹ khiến tôi thấu hiểu rằng, dù có bao nhiêu thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn luôn có một người để dựa vào.
Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?
Nhiều lúc tôi khuyên bạn của mình về chuyện yêu đương. Chẳng hạn như người ta lạnh nhạt là người ta hết yêu bạn, đừng cố chấp theo đuổi làm gì. Thế mà bản thân tôi lại trong hoàn cảnh ấy.
Lá thư tình không gửi
Mỗi khi mở ngăn kéo, nhìn thấy chồng thư cũ kỹ, anh lại nhớ về những ngày tháng sinh viên đầy kỷ niệm. Có những lúc anh tự trách mình vì đã không đủ can đảm để nói ra cảm xúc thật của mình với Linh.