Phát thanh xúc cảm của bạn !

Mùa lá phong rực rỡ (Phần 2)

2017-09-28 01:20

Tác giả:


Đọc phần 1

blogradio.vn - Tôi lập úp quyển sách để lên gối mình, ngẩng đầu nhìn xa xăm. Những mùa thu ở Vancouver dạy tôi cách đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, dạy tôi quên đi những điều không đáng nhớ, dạy tôi cách sống tự lập nơi xứ người.

***

blog radio, Mùa thu rạng rỡ


Như đã hẹn, cuối tuần Jimmy dẫn tôi đi đến lớp học vẽ của anh Peter. Nói là lớp học thật ra chỉ là một mảnh vườn xanh lá be bé nhưng thoáng đãng. Lối vào rải sỏi đá ngũ sắc. Trồng hoa three-leaf-clover, canola và phong lan xung quanh. Những cánh hoa trắng, tím, hồng bay chấp chới trong gió. Có chiếc xích đu được đặt gần mấy bụi hồng. Một nơi tuyệt vời để vẽ tranh. Từ xa tôi trông thấy một bóng dáng cao to, bộ quần áo mặc trên người đã cũ đang đứng xoay lưng về phía tôi, bàn tay cầm cọ lướt nhanh trên bảng vẽ.

Jimmy bước tới, cất tiếng chào. “Anh Peter.”

Tôi bước sau lưng cậu. Peter xoay người lại, tôi mỉm cười đáp lễ. Jimmy giới thiệu tôi là chị gái nuôi của cậu và tôi đến đây để du học. Peter chìa tay ra bắt tay tôi.

“Rất vui được biết em.” Giọng anh ấm quá.

Được sự cho phép của Peter, tôi ngồi trên xích đu xem những bức tranh anh vẽ trong khi Jimmy chơi cùng chú chó Haric. Anh vẽ đủ thể loại: tĩnh vật, phong cảnh, chân dung… màu sắc hài hoà, tinh tế. Giữa không gian yên ắng bỗng vang lên tiếng động cực mạnh. Cánh cửa thông ra khu vườn bị bật tung, xuất hiện một người đàn ông trung niên, tay cầm chai rượu, loạng choạng bước ra. Peter gọi ông ta là bố. Anh chạy ngay đến đỡ lấy bố mình. Ông vùng tay ra, tuôn một tràng như pháo nổ. Tôi nghe được vài câu, đại loại như.

“Đừng giả vờ tốt với tao, mày không phải con tao. Suốt ngày chỉ biết vẽ.”

Dứt lời ông lấy hết những bức tranh của Peter, xé nát rồi lảo đảo quay vào nhà. Peter quỳ gối bên những mảnh vụn, gương mặt đầy vẻ đau khổ.

“Chuyện là thế nào vậy, Jimmy?” Tôi hỏi khi chúng tôi đang đi trên đường Cambie.

“Người đàn ông đó chỉ là bố dượng của anh Peter thôi, ông rất ghét anh vẽ tranh, đây không phải là lần đầu tiên ông xé tranh của anh ấy.”

“Một bức vẽ có thể mua một chiếc xe hơi vậy sao cách ăn mặc của anh ấy và cả ngôi nhà… ý chị là… chị thắc mắc… với một hoạ sĩ tài giỏi như vậy, anh ấy có thể tậu được căn biệt thự luôn ấy chứ?” Tôi nhíu mày.

Jimmy so vai.

“Dễ hiểu thôi, vì ông bố dượng đã lấy hết tiền bán tranh của anh Peter để mua rượu, nếu không ông ta sẽ không cho anh tiếp tục vẽ. Để duy trì đam mê, anh buộc phải nghe theo.”

“Anh Peter đáp ứng điều kiện của bố mình sao ông ta còn xé tranh của anh làm gì?”

“Đôi lúc ông ta nổi điên, ông ta có thể làm bất cứ thứ gì mà ông ta muốn, chẳng có ai kiểm soát được con người bệnh hoạn này.”

“Thật khiếp sợ.” Tôi rùng mình.

Ngang qua khu thương mại Pacific Centre, tôi đề nghị với Jimmy mua cọ và màu sơn cho anh Peter vì khi nãy người bố say xỉn đã ném hết rồi còn gì. Jimmy gật gù. “Em nghĩ chị nói đúng.” Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện về cùng một người.

“Anh Peter ở chung với người bố dượng ấy đúng thật là bất hạnh.”

“Nhưng anh ấy cũng thật dũng cảm. Anh Peter yêu hoà bình, trẻ nhỏ và luôn sống cho người khác. Số tiền bán được từ các bức tranh, anh chỉ đưa cho bố mình một nữa phần còn lại anh làm từ thiện. Cách đây mấy tháng, anh còn lập quỹ Hoà Bình Xanh kêu gọi mọi người chung tay vì các nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân nghèo khổ và phản đối chiến dịch săn bắt cá voi. Mục đích của Hoà Bình Xanh chính là để bảo đảm khả năng của trái đất để muôn loài có thể phát triển tốt đẹp, vì một tương lai ‘xanh’ và vì hoà bình.”

Tôi cầm một nắm cọ lên và hỏi Jimmy. “Chúng ta nên chọn loại cọ nào?”

“Nên chọn hiệu Uncle Bills.”

Chọn xong, chúng tôi đem tới quầy thanh toán, bảo nhân viên gói lại. Mấy ngày sau khi việc học đã phần nào ổn định, tôi đem món quà tới nhà Peter nhưng không thấy anh, chỉ có bố dượng anh đang ngồi ở thềm cửa vừa uống rượu vừa hát inh ỏi. Tôi không gửi những món đồ tôi định tặng cho Peter ở chỗ bố dượng vì thể nào ông ta cũng đem vứt đi đành ra về.

blog radio, Mùa thu rạng rỡ

Tôi đi loanh quanh các ngõ phố. Cuộc sống người dân ở Vancouver hối hả và nhộn nhịp, bất kể ngày hay đêm, đường phố lúc nào cũng đông đúc. Lá phong bay lả tả. Ánh nắng đan xen trong các tàn lá tạo nên một cảnh quang lá vàng rực rỡ. Tôi tình cờ gặp Peter ngay tại quãng trường Robson. Anh đang cho chim bồ câu ăn vụn bánh mì.

“Chào anh Peter, anh nhận ra em chứ?” Tôi bước đến và nói một cách tự nhiên.

Peter vỗ trán.

“À, em là chị của Jimmy. Để em chứng kiến chuyện bố anh…, anh thấy ngại quá.”

“Em không để bụng đâu. Em có nghe Jimmy kể nhiều về anh.” Tôi ngồi xuồng bậc thềm.

“Kể sao?”

“Anh là một người yêu hoà bình.”

Peter ngẩng nhìn mây. “Một đất nước hoà bình, không chiến tranh, không bạo lực, mọi người no ấm, đủ đầy. Đó là điều anh luôn mong ước.”

“Sao anh không nghĩ cho mình chẳng hạn như mở phòng triển lãm tranh, như vậy công việc của anh sẽ thuận lợi hơn nhiều.”

“Tại sao lại dùng những đồng tiền vào lợi ích cá nhân trong khi thế giới còn biết bao người đói nghèo. Với anh được vẽ là một niềm hạnh phúc, cần gì phải cố gắng leo đến đỉnh vinh quang. Ước mơ nhất định phải đạt được sao?” Anh ném mẩu bánh mì cho chú chim ở xa.

“Niềm hạnh phúc đó chơi vơi lắm đúng không anh?” Tôi nói thật nhỏ nhưng anh vẫn nghe thấy.

“Em biết hết rồi à?”

“Dạ, Jimmy đã kể.” Nhớ tới mục đích tìm Peter, tôi chìa hộp quà về phía anh. “Em tặng anh đó.”

Peter mở ra xem. “Em làm vậy anh cảm thấy áy náy.”

“Anh giúp người khác, em giúp lại anh. Chỉ có vài cây cọ và màu sơn, không đắt lắm đâu. Nếu anh thấy ngại thì vẽ tặng em một bức tranh đi.”

“Thôi được, vậy anh sẽ coi như là lời cảm ơn.” Peter cười hiền.

Mùa thu ở Vancouver sao mà đẹp và dịu dàng đến thế.

***

Tớ từng nghĩ khi chia tay cậu, tớ sẽ buồn, thật buồn tới mức thờ ơ với cuộc sống này. Nhưng từ khi sang Vancouver, môi trường mới, lối sống mới, gặp được anh Peter, tớ bỗng nhiên hiểu ra có những thứ tớ nghĩ về nhiều hơn là buồn vì cậu hoài. Một trong những thứ ấy chính là con đường tớ đang đi và tớ sẽ cố gắng khiến con đường nở hoa bằng chính sự nổ lực của mình.

Gập sổ lại, tôi thay đồng phục để tới trường. Hôm nay lớp tôi có buổi thảo luận ngoại khoá về chủ đề Những nấc thang hạnh phúc. Chủ đề rất hay, tôi chuẩn bị rất kĩ, tâm trạng vô cùng phấn khích, lần đầu tiên tôi thấy việc đi học thật sự thú vị và tôi không muốn mình đến trễ tẹo nào.

Từng sinh viên đứng lên trình bày quan điểm cá nhân. Lớp học sôi nổi, ai cũng hào hứng tranh nhau để được diễn thuyết. Rồi cũng đến lượt tôi, nhớ lại lời căn dặn của mẹ nuôi hôm nào và câu chuyện xúc động của anh Peter, tôi nói một cách trơn tru, rõ ràng, mạch lạc gần một tiếng đồng hồ. Không ai xen vào trong lúc tôi đang thuyết trình. Khi tôi chấm hết, mọi người vỗ tay ào ào. Giảng viên khen ngợi tôi hết lời. Tôi cảm thấy vui vì bản thân đã làm được, tự thưởng cho mình chiếc bánh su que ở tiệm bánh ngọt đối diện trường và coi đó là ‘chiến công’ đầu tiên đầy tự hào kể từ khi tôi đặt chân đến xứ sở lá phong.

Dĩ nhiên tôi không quên chia sẻ niềm vui với bố mẹ nuôi, với Jimmy và với cả anh Peter. Anh hỏi tôi. “Vậy em định nghĩa thế nào là hạnh phúc?”

“Là được nhìn thấy nụ cười của những người thân yêu bên cạnh mình.”

Nhìn bảng băng rôn có đề dòng chữ Hoà Bình Xanh to đùng được vẽ cầu kỳ và bắt mắt, bên dưới còn có câu Vì một thế giới hoà bình được viết bằng chữ in nghiêng, tôi hỏi. “Cái đó dùng làm gì vậy anh?”

“À, anh định ra ngã tư kêu gọi mọi người cùng tham gia.”

“Thời đại Internet lên ngôi, sao anh không đăng lên mạng, chia sẻ với mọi người, làm vậy sẽ nhanh hơn.”

“Nếu tự tay anh thực hiện thì sẽ có ý nghĩa hơn.”

Chỉ sau một ngày, đông đảo mọi người ghi danh vào tổ chức Hoà Bình Xanh, góp phần dù là ít ỏi vào những công việc mang tính nhân văn. Tôi nghĩ nếu ai cũng như Peter, thế giới sẽ không còn chiến tranh, bạo lực.

blog radio, Mùa thu rạng rỡ

Kỳ nghỉ đông, tôi học lái xe ô tô. Jimmy dạy tôi. Thật ra tôi vẫn chưa có bằng xe máy nhưng thôi kệ, tôi thích lái ô tô hơn. Khi đã thành thục, tôi tự lái đi đến những điểm du lịch của Vancouver. Tôi cũng bắt đầu ghi chép lại những chuyến trải nghiệm của mình, những điều học từ trường lớp và từ cuộc đời trong cuốn sổ Khánh tặng. Nó được xem như là một kỷ niệm êm đẹp giữa tôi với cậu. Kỷ niệm không có lỗi nên tôi chẳng có lý do gì để vứt đi cả. Có thể Khánh vẫn ở đâu đó trong một góc trái tim nhưng tôi không còn nhớ nhiều về cậu nữa. Vị trí ấy đã có một người khác thay thế.

Đôi lúc tôi ngồi thẩn thờ bên cửa sổ, cười vu vơ. Mẹ nuôi tưởng tôi nhớ nhà nên thường xuyên rủ tôi đi mua sắm, dạy tôi cách làm bánh và những món ăn ngày Tết truyền thống ở gia đình họ. Rảnh rồi, tôi hay đến Robson Square cho bồ câu ăn và gặp Peter. Thi thoảng anh vẽ tranh ở đó. Tôi đoán có lẽ anh sợ bố mình về bất chợt trong khi anh đang vẽ.

Sắp tới vào lễ Giáng Sinh, Peter có ý định đến thăm một đứa trẻ tàn tật ở phố Gastown. Tôi đề nghị đi chung và anh đồng ý. Chúng tôi đi bằng xe máy. Trên đường về, ngồi sau lưng anh, tôi ngắm nhìn mùa đông đang trôi qua một cách lặng lẽ. Peter lái xe chầm chậm, anh nghiêng đầu nói với tôi. “Thật ra thì anh thích mùa thu hơn.”

“Em cũng vậy.” Tôi đáp và ước gì mình có thể giấu mùa thu trong túi áo để lấy ra ném vào không gian bất cứ lúc nào.

Tuổi 20, tôi biết chia sẻ, cảm thông với những số phận khốn khổ.

Tuổi 20, tôi mạnh dạn bước đi trên những vùng đất mới, ghi dấu thanh xuân, gặp gỡ những con người xa lạ và làm những việc mình chưa từng làm.

Tuổi 20 của tôi như mùa thu rạng rỡ. Thích thì theo đuổi. Có thì giữ lấy. Qua rồi thì quên đi.

***

Tôi đã phải lòng Vancouver mất rồi.

Vancouver bước vào mùa lá đỏ. Hai năm đã trôi qua, cảm xúc ngày ấy vẫn vẹn nguyên trong tôi như thuở ban đầu, ôm trọn nỗi nhớ tôi về một thành phố hiện đại, náo nhiệt nhưng vô cùng hiền hoà và ấm áp.

Chiều yên ả, tôi ngồi dưới gốc cây phong đọc một quyển sách. Lá phủ trên đầu, xoè rộng. Peter vẽ tranh gần đấy. Dưới lối đi, thảm lá phong dày và êm như một tấm nệm. Cứ cách mười phút, tôi lại rời mắt khỏi trang sách hỏi Peter đã vẽ xong chưa. Lần nào anh cũng nói. “Sắp xong rồi.”

Tôi lập úp quyển sách để lên gối mình, ngẩng đầu nhìn xa xăm. Những mùa thu ở Vancouver dạy tôi cách đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, dạy tôi quên đi những điều không đáng nhớ, dạy tôi cách sống tự lập nơi xứ người.

Ngày nối ngày, tháng nối tháng, tôi đã khôn lớn, chín chắn hơn xưa rất nhiều.

Những dòng nhật ký đượm buồn trong quyển sổ Khánh tặng, tôi lấy một mảnh giấy khác dán đè lên, tôi viết về chính tôi, về những điều mới mẻ đang chờ tôi phía trước, về những chuyến đi, những việc làm thiện nguyện cùng với Peter và về những mùa lá phong sau này.

Bức tranh mà Peter vẽ tặng tôi có tên là Vancouver – mùa lá đỏ và những yêu thương chưa nói nên lời.

Trong cuộc đời, tìm được hạnh phúc cho chính mình, đó mới thật sự là kết thúc vui vẻ nhất!

Hết.

© Quách Thái Di – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Ngày không em

Ngày không em

Dù gì, được nhắn tin với anh mỗi ngày cũng là niềm vui của cô. Và thế là những dòng tin nhắn, cứ qua lại suốt gần mấy năm trời, mà đa số người chủ động nhắn tin lại là cô.

Cửa hàng của mẹ

Cửa hàng của mẹ

Niềm vui của lao động, của sự tất bật với công việc hàng hóa của mẹ để rồi mẹ tạm gác lại những việc nhà lặt vặt. Thế nhưng giờ chắc có khi lại khó để thấy khung cảnh ấy.

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Tôi trở lại nơi bắt đầu Nơi quê hương xanh mướt cánh đồng, Mối tình đầu chớm nở giữa hoàng hôn. Ánh mắt trong trẻo, tay nắm tay, Ngây thơ như cỏ, như hoa nở rộ

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên

Ngọn nến được thắp lên

Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)

Về để thấy tết (Phần 2)

Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh

Tuổi lênh đênh

Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)

Về để thấy tết (Phần 1)

Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

back to top