Phát thanh xúc cảm của bạn !

Hoàng tử bé - Trái tim nhỏ chứa đựng dòng máu nóng

2020-01-15 01:24

Tác giả:


blogradio.vn - Tình yêu chẳng phải là một thứ hữu hình, ta không thể cầm nắm hay giữ nó trong tay, song nó tồn tại như một thứ bất diệt và là sức mạnh vô song trong thế gian này. Tình yêu không được nuôi dưỡng bằng những món quà, bằng những lời yêu thương ngọt ngào, mà nó được nuôi dưỡng bằng “cái chủ yếu mà ta chẳng thế thấy”, bằng tình cảm chân thành và những hành động thầm lặng, bằng sự hào phóng của chính trái tim mình. Đứng trước những khó khăn, bấp bênh, cách duy nhất cho con người tiếp tục yêu thương là giữ vững niềm tin của mình.

***

"It is only with the heart that one can see rightly; what is essential is invisible to the eye".

( Người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim mình. Cái chủ yếu thì mắt chẳng thế thấy.)

Antoine De Saint Exúpery

Trích dẫn trên là một trong những triết lý sống lớn nhất mà nhà văn và phi công người Pháp Antoine De Saint Exúpery muốn gửi gắm trong tác phẩm “Le Petit Prince” (Hoàng tử bé) xuất bản năm 1943 của mình. “Hoàng tử bé” là một cuốn sách rất nhỏ, nhỏ đến mức ta tưởng chừng như nó là một câu chuyện lạc giữa bao nhiêu câu chuyện thần tiên khác dành cho trẻ em. Tuy nhỏ, nhưng cuốn sách lại có một sức sống mãnh liệt, xoá nhoà khoảng cách của không gian và thời gian để mang những giá trị tốt đẹp của tuổi thơ sống mãi trong thế giới người lớn đầy dối trá và lừa lọc. Tác phẩm chứa đựng những bài học về sự cô đơn, tình yêu, tình bạn, cũng như châm biếm những “người lớn” tự cho mình là trưởng thành và quan trọng dưới hình thức của một câu chuyện thiếu nhi, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Hoàng tử bé - Trái tim nhỏ chứa đựng dòng máu nóng

“Hoàng tử bé” là câu chuyện kể về một anh phi công, người mà rất nhiều người cho rằng là hiện thân của chính tác giả, lạc giữa sa mạc Sahara rộng lớn. Máy bay hỏng, nước uống cạn kiệt, khí hậu khắc nghiệt, “mọi vùng có người ở đều cách một ngàn dặm”, anh thấy bản thân mình “chơ vơ hơn nhiều so với kẻ đắm tàu ở trên bè giữa biển cả.”, rồi anh gặp em. Em tự xưng là Hoàng tử bé, đến từ thiên thạch B.612, một bé trai nhỏ xinh được miêu tả trong bức hoạ của anh phi công với mái tóc vàng mượt mà ánh lên trong nắng, đôi mắt tròn xoe như một đứa trẻ và bộ xiêm y gọn gàng như một vị hoàng tử đích thực. Em kì lạ, hồn nhiên và vô cùng thông minh ( hay ít nhất đó anh phi công cho rằng như vậy, vì chỉ có em mới hiểu được những bức tranh của anh). Em kể cho anh phi công về hành tinh “không to hơn cái nhà là mấy” của em, với ba ngọn núi lửa và những loài cây dại, đặc biệt là cây bao bá, giống cây đáng sợ mà em ngày ngày đều tìm cách nhổ đi. Em kể cho anh nghe về tình yêu của em, về nàng thơ của em là bông hoa hồng kiêu kì mà em hết mực chiều chuồng và chăm sóc. Em kể em đã bỏ đi ra sao, em đã gặp “ông vua”, “kẻ khoác lác”, “tên nát rượu”, “lão tư sản” và “ người thắp đèn” như thế nào. Em lại kể cho anh phi công nghe về người bạn Cáo ở Trái Đất.

Mỗi câu chuyện mà em kể, dấy nên trong lòng anh phi công một thứ tình cảm lạ kì. Ngày thứ tám, nước đã gần hết. Đó là ngày anh phi công sửa được máy bay, và cũng là ngày em phải trở về những vì sao. Đêm đó, em dặn người phi công đừng tới tiễn em. “ Loài rắn, ác lắm.” Em đổ xuống cát, mái tóc vàng vẫn ánh lên trong ánh sao. Em trở về với bông hồng mà em yêu, với hành tinh mà em sống, trở về với những vì sao, để lại cho anh phi công những bồi hồi mà anh chẳng thể quên được.

Là một đứa trẻ lớn lên cùng văn học nước ngoài, “Hoàng tử bé” luôn ám ảnh tôi bởi lối dẫn chuyện kì lạ và cốt truyện chẳng có gì gay cấn hay kịch tích so với những câu chuyện cổ tích khác mà tôi được biết. Anh phi công gặp một cậu bé kì lạ trong sa mạc? Thật nhàm chán. Chẳng có nút thắt hay nút mở, chẳng có quái vật hay phù thuỷ, thế mà câu chuyện lại lôi cuốn tôi từ những trang đầu tiên. Điều kì lạ là, khi tôi còn bé, “Hoàng tử bé” là một cuốn sách rất dễ đọc. Nhưng khi tôi lớn hơn một chút, bắt đầu có nhận thức về thế giới xung quanh, tôi thấy thật chẳng phải như vậy. Cuốn sách hàm chứa những triết lý sống lớn mà thậm chí rất nhiều người lớn cũng đã quên mất đi trong một xã hội được điều khiển hoàn toàn bằng thế lực của những kẻ mà Exupery cho rằng là “tầm thường”.

Có lẽ, sẽ có nhiều người chê cười rằng tại sao một tác phẩm thiếu nhi đã thay đổi cuộc đời tôi, sao tôi không đọc những tác phẩm đúng tuổi hơn, sâu sắc và “người lớn” hơn. Xin thưa, với tôi, chẳng cần là một cuốn tiểu thuyết dày cộm hay là một thước phim gây ám ảnh, một câu chuyện cho thiếu nhi cũng có thể thay đổi cách nhìn của tôi về mọi mặt trong cuộc sống. Hơi thở sống mà “Hoàng tử bé” mang lại cho tôi, là những bài học về tình yêu, về hiện thực đáng cảnh giác của xã hội đương thời và những triết lý sống rất đáng học hỏi. Đôi khi những giá trị sống khiến ta nhức nhối và ám ảnh nhất, lại là những thứ tưởng chừng như tầm thường và bé nhỏ, trẻ con và tẻ nhạt.

Bài học thứ nhất, “Hoàng tử bé” dạy tôi biết yêu thương. Hoàng tử bé là một nhân vật được dựng nên dựa trên khát vọng của tác giả, khát vọng mong muốn một thế giới ngập tràn tình yêu và lòng tốt. Em yêu thiên thạch B.612 quê hương em, em yêu nàng hồng kiêu kì, em yêu những vì sao, yêu mặt trời, yêu người bạn cáo mà em gặp ở Trái Đất. Tình yêu của em cho vạn vật là vô đáy và vô điều kiện, chẳng cần một lý do chính đáng hay một cái giá phải trả cho tình yêu vô bờ bến đó. Trong tất cả vạn vật em yêu, có lẽ bông hồng được gió đưa đến hành tinh của em là thứ mà em yêu hơn cả. Được xây dựng dựa trên chính câu chuyện của tác giả và vợ của mình, tình yêu của Hoàng tử bé và hoa hồng là một câu chuyện về tình yêu của những đứa trẻ còn quá nhỏ để cảm nhận được yêu thương. Hoa hồng đến với thế giới dưới sự chăm sóc và bảo bọc của Hoàng tử bé, để rồi khi nở hoa, nàng mang đến cho em niềm hạnh phúc ngập tràn. Song tình yêu đó không kéo dài được lâu. Em bỏ đi. Khi đến Trái Đất, người ta trồng hoa hồng thành khóm lớn, cũng xinh đẹp, cũng dịu dàng như chính bông hồng của em. Em nghi ngờ hoa hồng, nghi ngờ cả tình cảm của em dành cho nàng, vì nàng chẳng “ độc nhất trong vũ trụ” như nàng vẫn nói. Nhưng Cáo đã bảo với em rằng “Nàng không phải độc nhất trong vũ trụ, nhưng nàng là độc nhất với bạn. Thời gian mà bạn dành cho bông hồng của bạn khiến nàng đặc biệt hơn bất kì một bông hồng nào. Bạn phải mãi mãi biết trân trọng những gì bạn đã thuần hoá. Bạn phải có trách nhiệm với bông hồng của mình. “Có lẽ đó là bài học yêu thương rõ ràng và ngọt ngào nhất, chẳng cần một lời giải thích gì hơn. Đôi khi trong cuộc sống, những nghi hoặc hay một phút không tin tưởng, như những bông hồng hoàng tử gặp ở Trái Đất, có thể khiến chúng ta nghi ngờ tình yêu thương mà ta đã cho đi và được nhận lại.

Tình yêu chẳng phải là một thứ hữu hình, ta không thể cầm nắm hay giữ nó trong tay, song nó tồn tại như một thứ bất diệt và là sức mạnh vô song trong thế gian này. Tình yêu không được nuôi dưỡng bằng những món quà, bằng những lời yêu thương ngọt ngào, mà nó được nuôi dưỡng bằng “cái chủ yếu mà ta chẳng thế thấy”, bằng tình cảm chân thành và những hành động thầm lặng, bằng sự hào phóng của chính trái tim mình. Đứng trước những khó khăn, bấp bênh, cách duy nhất cho con người tiếp tục yêu thương là giữ vững niềm tin của mình.

Bài học thứ hai, “Hoàng tử bé” cho tôi thấy sự “kì lạ” của người lớn. Trong xã hội mà những giá trị sống bị đảo lộn, con người sống bằng những giá trị ảo mà họ cho rằng là vô giá và quan trọng, “Hoàng tử bé” hiện lên như một tiếng chuông cảnh tỉnh có giá trị ở mọi thời đại. Bằng cách châm biếm những nhân vật mà Hoàng tử gặp trên các hành tinh khác nhau, tác giả đã đưa ra những lớp người đầy rẫy trong xã hội đương thời, chỉ ra những giá trị “kì lạ” mà những con người này tôn thờ. Những “ông vua” là những bù nhìn sống nhu nhược và yếu kém, những “kẻ khoác loác” cho mình quyền lực hơn tất cả, những “tên nát rượu”, những “tên tư sản” đong đếm giá trị con người bằng đồng tiền, những “người thắp đèn” ngày ngày làm những việc vô nghĩa. Ta tìm thấy những gì tối tăm và thối nát nhất trong những “người lớn” này, và họ cũng là hiện thân của rất nhiều người lớn trong chính xã hội đương thời của chúng ta. Một hiện thực đáng sợ hơn, họ đang ép những “giá trị” này lên thế hệ trẻ. Có những đứa trẻ cả đời chẳng biết mơ ước, chẳng có tuổi thơ, chẳng có cảm hứng sống, chúng được đúc ra từ những cái khung đã được người lớn định sẵn. Rồi khi lớn lên, độc lập khỏi sự kèm cặp của bố mẹ, chúng lại một lần nữa bước theo vết xe đổ mà cha mẹ chúng đã đi qua.

“Hoàng tử bé” dạy tôi rất nhiều những bài học triết lý đã thay đổi cuộc đời tôi. Rằng đôi khi những thứ ta nhìn thấy được bằng mắt không phải giá trị thật sự của một vật. Rằng mọi thứ có giá trị của nó khi ta tuyệt vọng và bần cùng nhất. Rằng tình bạn chân thành nhất xuất phát từ sự cảm thông và trách nhiệm của họ với nhau. Rằng chẳng có con người nào thật sự chết đi, họ sống mãi trong trái tim của những người yêu thương họ. Rằng con người, đôi khi cô đơn lạc lõng trong chính thế giới của mình. Tất cả những giá trị lớn đó được gói gọn trong không hơn 50 trang giấy nhỏ, và được truyền tải một cách cô đọng và súc tích dưới ngòi bút kì diệu của nhà văn người Pháp Antoine De Saint Exupery.

Nếu ai ngày bé đã từng đọc kiệt tác của nhà văn người Pháp này và tin rằng mình đã hiểu hết những điều “Hoàng tử bé” muốn nói, hãy lật lại những trang sách ấy và cảm nhận một lần thật sự được sống, được cậu bé đến từ một hành tinh kì lạ cứu rỗi tâm hồn già nua và vẩn đục của chúng ta bây giờ. Vì điều đáng sợ nhất, không phải là già đi, mà là sự lãng quên. Lãng quên đi chính bản thân mình, lãng quên những người đã đến bên cuộc đời mình, và lãng quên chân lý và giá trị sống tốt đẹp nhất của con người.

© Tác giả ẩn danh - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình: Mắt biếc - day dứt và tiếc nuối

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mùa đông dang dở

Mùa đông dang dở

Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Mùa đông có anh một mùa đông có anh Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Anh bên cạnh em và bên em suốt con đường

Lời ước hẹn

Lời ước hẹn

Anh có còn nhớ lời ước hẹn cùng em Lời ước hẹn năm xưa anh đã nói Lời ước hẹn trong một ngày đông cũ Khi cơn gió đông về cứ buốt lạnh tim em

Cho con cả bầu trời

Cho con cả bầu trời

Chị nói là mẹ sẽ cho con cả bầu trời này trong đó có vô vàn tình thương của mẹ gởi theo con, để ở một nơi thật xa con sẽ luôn có mẹ, luôn có tình thương của mẹ bên cạnh, và con sẽ được ấm áp được bình yên dù không có mẹ bên cạnh.

Ngày ta gặp nhau

Ngày ta gặp nhau

Anh có đếm những ngày xuân lặng lẽ Khi cả anh cả em đều cùng ngóng trông nhau Khi bao xuân qua ta cứ mãi đợi chờ Vì những niềm vui vẫn cứ còn dang dở

Nhân vật

Nhân vật "thức tỉnh" và thể loại bi kịch

Việc các tác giả xây dựng những nhân vật "thức tỉnh" có lẽ giúp người xem nhìn nhận khái quát về nhân vật sớm hơn, cũng tạo nhiều cảm xúc hơn khi xem, đọc kịch. Nhưng đồng thời cũng giúp bi kịch đi sâu hơn, khi những nhân vật đó đã hoàn thành "sứ mệnh" của mình.

Ngày toàn thắng

Ngày toàn thắng

Rồi một buổi sáng chị mở bừng mắt khi tiếng cô phát thanh viên trên đài liên tiếp đưa tin về những cuộc rút quân của giặc Mỹ, chị Nhành thấy vui như mở cờ trong bụng. Chị cứ ôm chặt con vào lòng và gọi tên anh, nhưng chị không thể biết được ngày nào là chính xác anh quay về bên chị.

Lòng tự kiêu

Lòng tự kiêu

Rồi cuối cùng khi anh ta giật mình quay lại sau một khoảng thời gian dài bỏ mặc người mình yêu như thế thì cô gái đã hạnh phúc bên một người khác. Điều mà anh ta không thể ngờ tới, vì anh ta rất tự tin là cô gái đã yêu anh ta sâu nặng như vậy thì chỉ chờ đợi mỗi anh ta mà thôi cho dù là có chờ đến bao lâu.

Tình điên dại

Tình điên dại

Tiếng tình yêu nghe sao mà da diết Nửa hồn tình anh biết gửi tặng ai Nửa mây mù chia cắt đốt hình hài Mà đau quá anh gọi mây bất diệt

Xã giao

Xã giao

Đàn ông quả nhiên không thể tin Trêu đùa xong xuôi rồi vô hình Xã giao vài câu thì biến mất Vậy nói câu đó để làm chi.

Nợ chàng trai thanh xuân một lời cảm ơn và xin lỗi!

Nợ chàng trai thanh xuân một lời cảm ơn và xin lỗi!

Có nghĩa là tôi không hề thật sự thích con người cậu ấy như cách mà cậu ấy thích tôi, cái tôi thích ở cậu chỉ đơn giản là vẻ bề ngoài của cậu. Tôi nhẹ nhõm khi cuối cùng cậu đã có thể từ bỏ một chút rung cảm đó với tôi để tìm được người đáp lại được tình cảm của cậu.

back to top