Dọc dài Việt Nam khám phá hương vị phở ba miền
2024-12-18 12:10
Tác giả:
Phở gắn liền với tâm thức người Việt từ hàng trăm năm qua. Không còn là món ăn đơn thuần, phở đã trở thành một trong những đại diện tiêu biểu của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
***
Theo dòng chảy lịch sử và dấu chân di dân của người Việt, phở được lan truyền đến nhiều nơi, thích nghi với khẩu vị của từng vùng miền khiến món ăn này trở nên đa dạng. Trải qua nhiều thế hệ, mỗi vùng miền lại có phong vị phở riêng biệt, hấp dẫn thực khách.
Phở miền Bắc mang hương vị thanh đạm
Nhắc đến phở miền Bắc thì hai đại diện nổi bật nhất chính là Hà Nội và Nam Định, với đặc trưng phở bò và phở gà.
Mỗi loại có một hương vị riêng biệt nhờ cách nấu nước dùng khác nhau. Nước dùng phở bò Hà Nội đậm đà với hương vị từ xương bò, các loại gia vị như hồi, quế, thảo quả, trong khi nước dùng phở gà thanh ngọt, được ninh từ xương gà và các loại rau thơm.
Phở là thức quà quen thuộc với người Hà Nội, có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Nhiều người cho rằng thời xưa, phở bò Hà Nội sẽ ăn cùng giấm, trong khi phở gà sẽ vắt chanh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà hàng, quán ăn vẫn phục vụ cả giấm lẫn chanh dù chuyên bò hay gà để đáp ứng đa dạng khẩu vị của thực khách.
Phở bò cũng là niềm tự hào của người Nam Định, nổi tiếng nhất là phở Cồ ở thôn Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực. Đây được coi là gốc tích của nghề nấu phở tại Nam Định.
Về cơ bản, nước dùng phở bò Nam Định cũng được nấu từ xương bò kèm các hương liệu như gừng, thảo quả, hoa hồi, quế… Tuy nhiên, nước phở Nam Định có hương vị đậm hơn do dùng nhiều gừng và nước mắm. Bánh phở Nam Định cũng có sợi to bản hơn bánh phở tại Hà Nội.
Phở Nam Định đã được được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Điểm khác biệt nữa so với phở Hà Nội là thịt bò tái trong bát phở Nam Định sẽ được dần bằng sống dao cho nhuyễn rồi xếp lên bát trước khi rưới nước dùng, trong khi thịt bò của phở Hà Nội thường được thái thành lát mỏng, trần tái.
Phở miền Trung đậm vị
So với phở Bắc, phở miền Trung có màu sắc nước dùng đậm hơn, giao thoa giữa hương vị truyền thống và những biến tấu độc đáo để phù hợp với khẩu vị của những con người vùng duyên hải.
Đơn cử như phở Đà Nẵng có nước dùng đậm đà, ít ngọt hơn so với miền Nam, và một chút cay nồng đặc trưng của vùng đất miền Trung. Đặc biệt, bên cạnh bát phở lúc nào cũng có đĩa rau sống tươi mát, trong đó nổi bật là bắp chuối thái mỏng, tạo nên sự cân bằng cho tổng thể món ăn.
Phở Đà Nẵng đậm vị cay nồng đặc trưng của miền Trung.
Người Đà Nẵng có một cách thưởng thức phở rất riêng. Bên cạnh nước dùng đậm đà, họ còn kết hợp nhiều loại gia vị để tạo nên hương vị độc đáo. Tương ớt cay tê đầu lưỡi, tỏi ngâm giấm thơm lừng, sa tế nồng nàn... tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một bản giao hưởng hương vị. Thêm một chút ớt tươi hoặc sa tế tùy theo sở thích, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn cái cay nồng đặc trưng của miền Trung.
Phở miền Nam nhiều nước béo và thiên vị ngọt
Món phở được cho là bắt đầu xuất hiện tại miền Nam từ thập niên 50 của thế kỷ 20 khi người miền Bắc di cư vào Nam, mang theo những tinh hoa ẩm thực bao gồm phở. Những người di cư mở quán phở để kiếm sống. Theo thời gian, họ nhận ra khẩu vị cũng như cách ăn của người miền Nam có sự khác biệt so với miền Bắc.
Người miền Nam thường ăn ngọt hơn nên nước dùng trong bát phở Nam Bộ hay tại Thành phố Hồ Chí Minh thường đậm và ngọt vị hơn. Cách thức nấu nước dùng vẫn là hầm xương nhưng sẽ giữ lại nhiều nước béo và có màu đục hơn phở miền Bắc.
Người Thành phố Hồ Chí Minh thường ăn phở kèm tương đen, rau sống và giá đỗ để tăng hương vị cho món ăn.
Ngoài ra, người Nam Bộ khi ăn phở sẽ dùng kèm tương đen, rau sống (húng quế, ngò gai), giá đỗ, trong khi người Bắc thường ăn kèm quẩy (giòn hoặc mềm tùy sở thích). Phở bò Nam Bộ cũng có các loại như tái, nạm, gầu, gân như phở Hà Nội, bên cạnh đó còn có bò viên, lòng lợn, lá lách… Sợi phở tại các tiệm phở Nam Bộ nhỏ, dày hơn so với sợi phở Bắc.
Ẩm thực không chỉ là món ăn, mà còn là câu chuyện về lịch sử, văn hóa và con người. Việt Nam, với 3 miền đất nước, mỗi vùng đều mang đến một hương vị ẩm thực độc đáo. Mỗi vùng miền, với những điều kiện tự nhiên và giao lưu văn hóa khác nhau, đã tạo nên những hương vị riêng biệt. Cùng ShopeeFood khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của ẩm thực Việt Nam, từ những món ăn quen thuộc hàng ngày đến những đặc sản vùng miền độc đáo qua series Phong vị Việt Nam - khám phá tinh hoa phong vị ẩm thực Việt.
Theo Phụ nữ số
Mời xem thêm chương trình:
Hãy Cho Bản Thân Cơ Hội Được Yêu Thêm Lần Nữa | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Thân thương muối lạc
Đồng nghiệp bảo “Muối lạc chứ cao sang gì mà mừng như được vàng”. Tôi mỉm cười. Với tôi, muối lạc mẹ làm còn quý hơn cả vàng.
Cô bé lạc lõng giữa cuộc đời!
Em chỉ mong có ai đó nghe thấy tiếng lòng em, để em biết rằng em không hoàn toàn cô đơn trên thế giới này. Cô bé lạc lõng giữa cuộc đời.
Câu chuyện của tôi - Tôi đã thay đổi như thế nào
Muốn người khác để ý đến bạn thì không phải là việc bạn chạy theo họ hay chứng tỏ điều gì để thu hút họ, thay vào đó hãy thay đổi bản thân mình tốt lên thì chính mình sẽ thu hút họ.
Cá trê kho gừng
Một miếng rồi hai miếng. Càng ăn càng thấy ngon, càng muốn gắp. Thế rồi tôi tự trách mình “Sao trước đây, mình lại chê món cá kho gừng vốn rất ngon này!”
Thanh xuân năm đó chúng ta có nhau
Nhưng sau ngần ấy năm bên nhau, thứ còn lại trong anh khi bên em chỉ là một thói quen lặp lại vô nghĩa, những bất hòa cứ ngày một nhiều thêm.
Trước cánh cửa tương lai
Đó mới là sự bật dậy mạnh nhất của tính chiến đấu của con người, và đó cũng là những ý nghĩa đẹp nhất sống động nhất của một thời tuổi trẻ, của cuộc đời. Mà khi người ta nhiều tuổi hơn người ta lớn tuổi hơn thì người ta mới nhận thấy mới nhớ lại và mới lắng đọng được.
4 con giáp đang quá cảnh đón Thần tài, thăng chức và tăng lương vào năm 2025, quý nhân giúp gặt hái tài lộc
Bước vào năm 2025, 4 con giáp này có nhiều cải thiện mới trong công việc lẫn tiền bạc.
Đôi chân của mẹ
Cứ nghĩ đến đôi chân mẹ là tôi cứ nghẹn lòng, đôi chân đó đã chẳng quản nắng mưa, đã cày sâu trên những con đường để nuôi mấy chị em tôi được như ngày hôm nay.
Rượu có gì mà nhiều người đam mê đến thế?
Không một tiếng khóc, không một lời nói từ người nhà, không một ai chạy đến nắm lấy tay anh ta. Đơn độc và lặng lẽ. Anh ta đến cuối cuộc đời mà không ai hay biết, không ai để ý, chỉ có cái bóng của chính mình và những giọt rượu đã dẫn dắt anh đến đây.
Thân gửi, anh yêu em
Nhưng chẳng có từ ngữ nào đủ để miêu tả nỗi nhớ ấy, và càng viết thì anh càng thấy mình rơi vào trong nó sâu hơn. Giờ đây anh đã hiểu nỗi lòng của những người yêu xa, anh muốn ôm và hôn em nhiều hơn bao giờ hết.