Bài học hôn nhân từ 'Hoa hồng trên ngực trái', người phụ nữ của gia đình
2019-10-15 01:35
Tác giả:
Lưu Kiều Diễm
blogradio.vn - Cuộc sống hiện đại, chỉ nghĩ một chiều “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có khi là chưa đủ.
***
Mời nghe bài hát Vệt nắng nhạt nhòa - Thùy Chi
Ngay sau khi "Về nhà đi con" kết thúc, để lại nhiều dư âm trong lòng khán giả, VTV lại tiếp tục cho ra mắt bộ phim "Hoa hồng trên ngực trái" (của đạo diễn Vũ Trường Khoa) thu hút hàng triệu lượt đón nhận bởi những vấn đề nóng hổi, bức xúc diễn ra ngay trong cuộc sống hôn nhân hiện nay vốn không thể không quan tâm.
Chuyện phim xoay quanh cuộc sống của Khuê (do diễn viên Hồng Diễm đảm nhiệm), một cô gái quê lấy chồng giàu, chấp nhận làm bà mẹ bỉm sữa ở nhà vì trót có bầu từ khi còn là sinh viên. Cô gái bước vào một cuộc hôn nhân vội vã rồi chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong căn bếp chật hẹp. Mười năm ở nhà nội trợ, chăm sóc chồng con, Khuê không còn để ý đến bản thân, hết lòng cho gia đình chồng. Trong khi đó, chồng cô là doanh nhân thành đạt, có danh lợi, địa vị nhưng lại vô cùng gia trưởng, vũ phu, mê tín, hám sắc, ngang nhiên cặp kè với một cô gái trẻ. Ở đó, người xem không khỏi ngậm ngùi, thương cho sự nhu nhược của hình tượng người phụ nữ trong gia đình.
Khuê là kiểu phụ nữ truyền thống điển hình được tái hiện trong màn điện ảnh Việt Nam. Một người phụ nữ nhu mì, ôn hòa, chịu thương chịu khó, chăm lo cho chồng con từng bữa ăn, giấc ngủ. Để rồi đến khi phát hiện chồng có nhân tình, Khuê bị chồng sỉ nhục, đe dọa, đánh đuổi ra khỏi nhà.
Bất lực trước hai chữ “ly hôn” và nguy cơ ra đi tay trắng, Khuê buộc phải thay đổi: đứng lên đương đầu với thực tế, đối mặt với sự thật, bắt buộc phải trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, dám nổi loạn khi bị chèn ép, đấu tranh cho quyền làm mẹ, làm vợ, quyền của người phụ nữ mà bấy lâu nay đã bị chôn vùi trong cuộc hôn nhân đen tối, đầy tủi hờn.
Không chỉ bị chồng bỏ bê vì không còn hấp dẫn, không biết chăm lo cho bản thân, Khuê còn bị khinh thường vì “nghề nội trợ chỉ biết làm việc nhà”, vì “không sinh nổi thằng cháu đích tôn nối dõi tông đường”, vì “suốt ngày chỉ biết ăn bám bòn rút của cải của chồng, không san sẻ được gánh nặng gì cho chồng”,…Giây phút ấy tưởng như chị đã mất hết sự tôn trọng và quyền bình đẳng của một người phụ nữ, lẽ ra xứng đáng được yêu thương.
Trải dài theo bối cảnh phim, khán giả như được đồng cảm, trải lòng theo các cung bậc cảm xúc khác nhau của Khuê. Dường như khi ấy những câu nói kinh điển như "ở nhà anh nuôi", “anh sẽ lo cho mẹ con em cả đời”,… của những người đàn ông có cuộc sống dư giả trở nên khó tin hơn bao giờ hết. Nhiều khán giả thậm chí để lại bình luận rằng không dám lấy chồng vì sợ gặp phải mẫu người đàn ông như Thái. Sống với suy nghĩ lấy chồng giàu chỉ cần ở nhà ăn với đẻ và hưởng thụ thì sớm hay muộn cũng sẽ có những lúc bị chồng hoặc người nhà chồng khinh thường. Đằng sau vẻ hào nhoáng vật chất là những nỗi niềm bất hạnh khi gặp phải những người chồng không cần tôn trọng vợ. Một khi ở trong một gia đình bị khinh thường, việc không tự chủ kinh tế thực sự khốn khó, chưa kể áp lực từ chính nhà mẹ đẻ khiến Khuê nhiều lúc phải cắn răng chịu đựng, ngửa tay xin tiền chồng cho nhà ngoại.
Ở thời đại 4.0 này kiếm tiền không quá khó, lên mạng là có cả trăm nghìn việc cho bà mẹ bỉm sữa, cho người nội trợ, người đi làm muốn kiếm thêm thu nhập,… Đôi khi chỉ cần chăm chỉ một chút, có đầu óc một chút thì cũng chẳng phải dựa dẫm vào ai cả. Có khi chỉ cần chọn cho mình một công việc không cần lương cao, thu nhập hấp dẫn, chỉ cần có đồng ra đồng vào, gọi là có! Còn hơn mang tiếng “ăn bám” chồng.
Cuộc sống hiện đại, chỉ nghĩ một chiều “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có khi là chưa đủ. Biết đâu đấy cuộc hôn nhân sẽ không còn là màu đen khi người vợ có thể tự độc lập về tài chính, có tiếng nói trong gia đình, bình đẳng với chồng mình. Hôn nhân luôn cần có sự tôn trọng. Nếu muốn đòi công bằng trong gia đình, tại sao không chọn công bằng cho chính mình? Nhưng điều đó chỉ thực sự xảy ra khi bạn độc lập về tài chính. Có như thế, chị em phụ nữ mới ngẩng cao đầu ở nhà chồng được. Là phụ nữ, để có thể chăm lo tốt mái ấm gia đình thì trước hết phải biết chăm lo cho bản thân, biết cân bằng cuộc sống giữa gia đình, bạn bè và công việc để lúc nào bạn cũng là người chủ động. Nếu ngay từ đầu, Khuê quyết định học tiếp và trở thành một người phụ nữ có sự nghiệp, có lẽ cuộc sống của cô đã trở nên hạnh phúc hơn rất nhiều.
Giống như Khuê, tuýp người phụ nữ truyền thống thường có quan điểm đặt gia đình lên trên hết. Họ tôn sùng, hy sinh cho chồng, yêu thương con, luôn coi gia đình là cả thế giới. Rồi họ nhận lại được gì? Chính bởi thế, những người phụ nữ có suy nghĩ đó sống nặng về tình cảm, suy nghĩ. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả những gì mình có cho chồng con mà không bao giờ dám đòi hỏi lại thứ gì.
Trên đời này, cái gì cũng đều có hạn sử dụng của nó, một chiếc bánh có thời hạn một tuần, một lon nước ngọt là một năm... Vậy thời hạn của một tình yêu, một cuộc hôn nhân là bao lâu? Hay giống như người ta vẫn nhắc đến những cuộc hôn nhân “đẹp như trong tranh” của các cặp đôi đình đám gần đây để trả lời cho câu hỏi: “Mãi mãi là bao lâu?” khi mà người ta chợt ngộ ra nhiều điều sau đó. Hoá ra, "trọn đời" hay "mãi mãi" cũng chỉ là lời nói mông lung được thốt ra khi tình đang thuở nồng cháy. Còn rốt cuộc, nó là bao xa, bao lâu thì cứ kết hôn, chung sống đi rồi biết!
© Lưu Kiều Diễm – blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Chúng ta không có sau này
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Bạn đón bình minh như thế nào?
Cô ngồi sau xe anh, bàn tay siết nhẹ vào áo khoác. Hơi ấm từ chiếc áo lan tỏa, không chỉ xua tan cái lạnh của cơn mưa mà còn khiến trái tim cô rung lên một nhịp lạ lẫm.

Lỡ một nhịp thương
Người con trai từng ôm cô mỗi đêm, từng hứa sẽ không bao giờ buông tay, giờ đây lại là người tàn nhẫn đẩy cô xuống vực sâu nhất. Anh ấy đã từng bảo rằng giúp cô nhặt tình mảnh vỡ của con tim. Thật nực cười, khi chính anh ta lại là người khiến nó tan nát thành từng mảnh vỡ, hết lần này tới lần khác.

3 tư duy khiến phụ nữ âm thầm nghèo đi từng ngày: Càng tiếc tiền, càng chẳng bao giờ giàu
Mặc dù đọc rất nhiều bài về tiết kiệm, lối sống tối giản, cách chi tiêu thông minh nhưng càng đọc, tôi càng nhận ra: Chỉ biết tiết kiệm từng đồng không khiến chúng ta giàu lên. Trái lại, có những tư duy sai lệch âm thầm "rút cạn" túi tiền của phụ nữ, khiến họ suốt đời mắc kẹt trong nỗi lo tài chính.

Chỉ là quá khứ mà thôi
Đôi khi, chia tay không phải là kết thúc mà nó là khởi đầu cho cuộc tìm kiếm hạnh phúc thật sự của bản thân bạn. Có thể bạn sẽ phải đau khổ trong một thời gian nhưng nỗi đau rồi sẽ vơi đi nếu bạn chấp nhận nó.

Tiếng thở dài
Cứ mỗi độ tháng tư sang lại chạnh lòng nhớ anh hai! Nhớ luôn những anh trai làng đã ra đi không bao giờ trở lại, khác với lời hứa hẹn khi đất nước hòa bình sẽ trở về như trong thư đã viết. Bây giờ đã hòa bình thế bóng dáng các anh đâu khi quê hương vẫn đợi! Cha Mẹ già còn chờ trông?

Tôi bén duyên cửa Phật nhờ có bà
Tuổi thơ tôi có “thâm niên” chăn bò đến gần cả 10 năm. Và trong khoảng thời gian “dằng dặc” ấy, dẫu ngày nắng hay mưa, đông hay hè,… có khi chỉ thoáng chốc, có khi nguyên cả buổi chiều, chẳng ngày nào, tôi không có mặt ở bên bà.

30! Có quá già để bắt đầu lại từ đầu?
Đối với chúng ta, những con người bình thường, sinh ra trong một gia đình bình thường thì học chính là con đường nhanh nhất, dễ đi nhất để chúng ta thay đổi số phận.

Đi qua bao đau thương - hạnh phúc mãi chung đường
Thì ra, ranh giới giữa tình yêu không nằm ở giàu nghèo, không nằm ở danh phận hay định kiến. Mà nằm ở việc chúng ta có đủ yêu thương để bước tiếp cùng nhau, có đủ dũng cảm để không buông tay—dù là trong những ngày nắng đẹp hay giữa cơn bão tố cuộc đời.

Yêu lành - Học cách buông bỏ trước khi biết thế nào là tình yêu
Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Charlotte Kasl đã kết hợp những kiến thức tinh hoa giữa triết lý Phật giáo và tâm lý học phương Tây để cung cấp cho độc giả một “hướng dẫn sử dụng” tình yêu tập trung vào sự chân thành và chánh niệm.