Phát thanh xúc cảm của bạn !

Sống một mình 10 năm, tôi thoát kiếp “rỗng ví” nhờ 5 nguyên tắc tiền bạc không ai dạy

2025-06-09 09:40

Tác giả:


Sống một mình mới là lúc năng lực sinh tồn và sự khôn ngoan tài chính của một người bị thử thách nhiều nhất.

***

Nhiều người nghĩ rằng phụ nữ sống một mình thì tiêu xài hoang phí, không ai quản, không ai cản. Nhưng thực ra, sống một mình mới là lúc năng lực sinh tồn và sự khôn ngoan tài chính của một người bị thử thách nhiều nhất.

Suốt 10 năm qua, tôi không dựa dẫm vào ai, cũng chẳng gặp vận may trúng số đổi đời. Nhưng tôi đã tự mình đi từ chỗ là "tháng nào hết tiền tháng đó" trở thành người có thể tiết kiệm một cách ổn định.

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ 5 nguyên tắc quản lý tài chính mà tôi luôn kiên trì theo đuổi. Mỗi nguyên tắc đều là bài học tôi phải trả giá bằng va vấp, thậm chí cả nước mắt mới rút ra được.

01. Không phải chi tiêu nào cũng cần soi từng đồng, nhưng chi phí cố định thì phải kiểm soát chặt chẽ

Khi sống một mình, mọi thứ như tiền thuê nhà, điện nước, bảo hiểm, cước điện thoại… đều là những khoản chi chắc chắn không thể tránh.

Điều đầu tiên tôi làm là lập một danh sách "chi phí cố định" trong sổ tay, và tự đặt cam kết: Tổng chi phí cố định mỗi tháng không vượt quá 50% thu nhập.

Tiền thuê nhà luôn khống chế trong mức 1/3 lương tháng, gói cước điện thoại thì dùng loại cơ bản nhất, bảo hiểm chỉ mua những gì thật sự cần thiết, không chạy theo các gói hào nhoáng nhưng vô dụng.

Cuộc sống không phải là không được tiêu tiền, mà là tiêu tiền có kế hoạch, có kiểm soát, để không rơi vào khủng hoảng hay cái hố không đáy của nỗi lo tài chính.

02. Ăn mặc vừa phải, mỗi năm chỉ cho phép bản thân mua một món đắt tiền

Tôi từng là người tiêu dùng "cuồng nhiệt", lướt mạng thấy món gì hot là muốn mua, thấy món nào sắp cháy hàng là lập tức đặt đơn.

Nhưng khi hoá đơn chất đống, cảm giác còn lại chỉ là hai chữ: hối hận .

Về sau, tôi tự đặt quy tắc cho mình: mỗi năm chỉ cho phép bản thân mua một món đồ đắt tiền - phải là món thật sự cần và sử dụng lâu dài.

Năm ngoái, tôi mua một chiếc ghế làm việc tốt; năm trước đó là đổi tủ lạnh cho căn nhà.

Quần áo thì mua ít, ưu tiên kiểu dáng cơ bản, dễ phối. Mỹ phẩm dùng hết một lọ mới được mua lọ tiếp theo.

Bước đầu tiên của quản lý tài chính, chính là học cách khống chế hai chữ: bốc đồng.

03. Nguyên tắc "dòng tiền mặt": Luôn phải để dành sẵn tiền sinh hoạt cho 3 tháng

Sống một mình, điều đáng sợ nhất không phải là cô đơn, mà là bất ngờ: mất việc, ốm đau, chuyện gia đình đột xuất...

Trong những thời điểm ấy, thứ giúp bạn giữ vững được tinh thần, chính là một khoản tiền dự phòng đủ lớn .

Tôi tự đặt ra nguyên tắc không thể phá vỡ: luôn để lại trong tài khoản ngân hàng một khoản đủ dùng cho 3 tháng sinh hoạt. Không tiêu, cũng không dao động.

Số tiền ấy như một tấm đệm tâm lý – dù công việc có tạm thời khó khăn, tôi vẫn có thể bình tĩnh xoay xở.

04. Kiểm soát chi tiêu cho việc xã giao: không phải bữa tiệc nào cũng phải tham gia

Sống một mình không có nghĩa là không có bạn bè, đồng nghiệp – xã giao là chuyện khó tránh.

Nhưng tôi dần học được cách phân biệt: đâu là mối quan hệ thật sự, đâu chỉ là những cuộc gặp xã giao để "duy trì hình thức".

Trước đây, tôi hay ngại bị chê keo kiệt, nên thường cố gắng góp tiền dù không thật sự muốn. Bây giờ, tôi chọn lọc rõ ràng: chỉ đầu tư thời gian và tiền bạc vào những mối quan hệ mang lại năng lượng tích cực cho mình.

Tình bạn không mua bằng tiền. Người bạn thực sự sẽ không đặt nặng chuyện bạn có đãi họ hay không, mà quan tâm bạn có đáng để kết thân hay không.

05. Đừng mơ làm giàu nhanh, tích luỹ đều đặn mới là chỗ dựa vững chắc nhất

Suốt 10 năm qua, tôi chưa từng có khoản thu nhập nào đột biến.

Tất cả đều đến từ việc tiết kiệm từng chút mỗi tháng, không tiêu hoang tiền thưởng cuối năm, làm thêm nhỏ lẻ để tăng thu nhập phụ.

Tôi từng thử đầu tư tài chính, nhưng luôn ưu tiên chiến lược "an toàn có tiến":

- 50% gửi tiết kiệm dài hạn để giữ gốc.

- 30% đầu tư định kỳ vào quỹ.

- 20% để dành linh hoạt, dùng cho những nhu cầu cải thiện đời sống hoặc chi tiêu ngắn hạn.

Ba nguyên tắc tài chính mà tôi luôn giữ là: không tham, không vội, không đầu cơ.

Kết lời: Sống một mình, cũng phải cho mình một tương lai có thể dựa vào

10 năm qua, cuộc sống của tôi không có gì kịch tính hay ngoạn mục.

Nhưng tôi đã cố gắng tiêu tiền vào đúng chỗ, để lại một phần cho tương lai.

Cảm giác an toàn khi sống một mình không đến từ việc bạn có bao nhiêu căn nhà, tủ đồ có bao nhiêu váy áo.

Mà là ở chỗ bạn biết rõ: Mình đang kiểm soát tài chính của chính mình. Mình không sợ bão giông. Mình đủ khả năng nuôi sống bản thân.

Tiền không phải là tất cả nhưng tiền cho bạn quyền được chọn lựa:

Chọn sống một mình, chọn từ chối những điều không xứng đáng, chọn một cuộc đời đàng hoàng và bình yên.

Mong rằng chúng ta đều có thể trở thành người như thế:

Không dựa dẫm ai, không sợ ai, sống không hào nhoáng nhưng vững vàng và ấm áp.

Theo Thanh Niên Việt

Mời xem thêm chương trình:

Đi Tìm Chiếc Vé Hạnh Phúc | Radio Chữa Lành

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Bạn đón bình minh như thế nào?

Bạn đón bình minh như thế nào?

Cô ngồi sau xe anh, bàn tay siết nhẹ vào áo khoác. Hơi ấm từ chiếc áo lan tỏa, không chỉ xua tan cái lạnh của cơn mưa mà còn khiến trái tim cô rung lên một nhịp lạ lẫm.

Lỡ một nhịp thương

Lỡ một nhịp thương

Người con trai từng ôm cô mỗi đêm, từng hứa sẽ không bao giờ buông tay, giờ đây lại là người tàn nhẫn đẩy cô xuống vực sâu nhất. Anh ấy đã từng bảo rằng giúp cô nhặt tình mảnh vỡ của con tim. Thật nực cười, khi chính anh ta lại là người khiến nó tan nát thành từng mảnh vỡ, hết lần này tới lần khác.

Bốn mùa và em!

Bốn mùa và em!

Một cánh én liệng Bẻ cong vành trời Một cơn mưa ướt Khóc ngày chia phôi

3 tư duy khiến phụ nữ âm thầm nghèo đi từng ngày: Càng tiếc tiền, càng chẳng bao giờ giàu

3 tư duy khiến phụ nữ âm thầm nghèo đi từng ngày: Càng tiếc tiền, càng chẳng bao giờ giàu

Mặc dù đọc rất nhiều bài về tiết kiệm, lối sống tối giản, cách chi tiêu thông minh nhưng càng đọc, tôi càng nhận ra: Chỉ biết tiết kiệm từng đồng không khiến chúng ta giàu lên. Trái lại, có những tư duy sai lệch âm thầm "rút cạn" túi tiền của phụ nữ, khiến họ suốt đời mắc kẹt trong nỗi lo tài chính.

Chỉ là quá khứ mà thôi

Chỉ là quá khứ mà thôi

Đôi khi, chia tay không phải là kết thúc mà nó là khởi đầu cho cuộc tìm kiếm hạnh phúc thật sự của bản thân bạn. Có thể bạn sẽ phải đau khổ trong một thời gian nhưng nỗi đau rồi sẽ vơi đi nếu bạn chấp nhận nó.

Tiếng thở dài

Tiếng thở dài

Cứ mỗi độ tháng tư sang lại chạnh lòng nhớ anh hai! Nhớ luôn những anh trai làng đã ra đi không bao giờ trở lại, khác với lời hứa hẹn khi đất nước hòa bình sẽ trở về như trong thư đã viết. Bây giờ đã hòa bình thế bóng dáng các anh đâu khi quê hương vẫn đợi! Cha Mẹ già còn chờ trông?

Tôi bén duyên cửa Phật nhờ có bà

Tôi bén duyên cửa Phật nhờ có bà

Tuổi thơ tôi có “thâm niên” chăn bò đến gần cả 10 năm. Và trong khoảng thời gian “dằng dặc” ấy, dẫu ngày nắng hay mưa, đông hay hè,… có khi chỉ thoáng chốc, có khi nguyên cả buổi chiều, chẳng ngày nào, tôi không có mặt ở bên bà.

30! Có quá già để bắt đầu lại từ đầu?

30! Có quá già để bắt đầu lại từ đầu?

Đối với chúng ta, những con người bình thường, sinh ra trong một gia đình bình thường thì học chính là con đường nhanh nhất, dễ đi nhất để chúng ta thay đổi số phận.

Đi qua bao đau thương - hạnh phúc mãi chung đường

Đi qua bao đau thương - hạnh phúc mãi chung đường

Thì ra, ranh giới giữa tình yêu không nằm ở giàu nghèo, không nằm ở danh phận hay định kiến. Mà nằm ở việc chúng ta có đủ yêu thương để bước tiếp cùng nhau, có đủ dũng cảm để không buông tay—dù là trong những ngày nắng đẹp hay giữa cơn bão tố cuộc đời.

Yêu lành - Học cách buông bỏ trước khi biết thế nào là tình yêu

Yêu lành - Học cách buông bỏ trước khi biết thế nào là tình yêu

Trong cuốn sách này, Tiến sĩ Charlotte Kasl đã kết hợp những kiến thức tinh hoa giữa triết lý Phật giáo và tâm lý học phương Tây để cung cấp cho độc giả một “hướng dẫn sử dụng” tình yêu tập trung vào sự chân thành và chánh niệm.

back to top