Phát thanh xúc cảm của bạn !

Những thói quen có thể lấy đi ước mơ của bạn

2015-12-31 01:00

Tác giả:


"Hãy giữ chặt lấy ước mơ, vì nếu ước mơ chết, cuộc sống sẽ như một chú chim bị gãy cánh, nó không thể bay được" – Langston Huges

***

1. Sợ hãi những thứ không tên


Đặc tính: Kiểu người này luôn luôn bị vây quanh bởi những nỗi sợ khác nhau, ví dụ như sợ bị từ chối, sợ phải chia lìa, mất mát, sợ bị làm nhục hoặc thậm chí sợ cả sự tuyệt chủng. Những nỗi sợ này luôn ở trong tâm trí anh ta, ngăn cản anh ta bước những bước vững vàng đến giấc mơ của mình, ngăn cản anh ta dám mạo hiểm và anh ta luôn hài lòng với cái bầu không khí dễ chịu của chính mình.

Lý do: Sợ hãi những thứ không tên là trạng thái tinh thần được định hình từ thời thơ ấu của chúng ta. Chẳng hạn như trong thời thơ ấu, bạn thường được bảo rằng ‘con không được đi ra ngoài nếu không một ông kẹ có râu trắng sẽ dẫn con đi mất’. Điều này bây giờ nghe thật buồn cười nhưng khi chúng ta còn là một đứa bé, chúng ta thật sự rất sợ hãi những thứ như vậy. Do đó, dần dần tinh thần của chúng ta bắt đầu sợ hãi những thứ mà trước đây đã từng là niềm vui ví dụ như la hét thỏa thích khi vui, khiêu vũ loạn xạ hoặc yêu thương ai đó. Chúng ta sợ bị cho là lố bịch, bị gọi là điên theo đánh giá thông thường của xã hội. Và nỗi sợ này trở thành thuộc tính không tách rời chúng ta. Thuộc tính này thỉnh thoảng làm cho chúng ta cảm thấy sợ hãi khi bước qua ranh giới cố hữu của cuộc đời mình. Chúng ta không dám bắt đầu bất cứ một thứ gì mới mẻ, và dần giết chết giấc mơ của mình.

2. Nghiện nỗi đau

Đặc tính: Kiểu người nghiện nỗi đau sẽ không nghe theo tiếng nói của con tim mà chỉ theo ý thức nội tâm của anh ta. Anh ta sống chỉ để thực hiện những trách nhiệm xã hội nhất định chứ không hề có niềm vui nội tại gì. Mọi thứ xung quanh anh ta, bao gồm cả cảm xúc con người, đều giả dối và vô ích. Những giấc mơ của anh ta không có ý nghĩa gì và chúng chỉ đơn thuần là những hình ảnh tưởng tượng.

Lý do: Những căng thẳng và bận rộn của cuộc sống thường nhật làm tăng nỗi đau trong cơ thể chúng ta chính là nguyên nhân gây ra sự đau đớn. Và hầu như chúng ta đều cố kháng cự lại nỗi đau này nhưng đôi lúc chúng ta trở dễ thỏa hiệp với sự đau khổ trong cuộc sống của mình đến nỗi chúng ta bắt đầu ở lỳ luôn trong nỗi đau của chính mình một cách thích thú. Theo một cách nào đó, chúng ta bắt đầu nghiện nỗi đau và nỗi đau này sẽ sinh ra sự đồng cảm của người khác dành cho chúng ta hoặc của chính chúng ta dành cho mình. Việc nghiện nỗi đau này có thể trở nên nguy hiểm đến nỗi nó có thể dẫn chúng ta tới sự tuyệt vọng hoàn toàn hoặc sự buồn thảm trong cuộc sống.

 Những thói quen có thể lấy đi ước mơ của bạn

3. Chần chừ

Đặc tính: Kiểu người này luôn luôn chờ đợi những thời điểm thuận lợi để thực hiện những ước mơ của anh ta. Anh ta không bao giờ chắc chắn về thời điểm hiện tại và trì hoãn ước mơ, mục tiêu của mình cho tương lai. Anh ta là người luôn luôn chờ đợi để gặp đúng cơ hội chứ không tạo ra nó.

Lý do: Chần chừ ngày nay đã trở thành một phần của cuộc sống thường ngày. Chúng ta có thể tránh được một vài điều nhất định cho ngày mai, nhưng theo thời gian, sự chần chừ có thể trở thành bản năng thứ hai của chúng ta. Chúng ta tiếp tục làm chậm trễ những niềm hy vọng và ao ước cho tương lai như thể chúng ta chắc chắn rằng ngày mai sẽ là một thời điểm tốt hơn mặc dù chúng ta thậm chí còn không chắc về sự tồn tại của chúng ta trong khoảnh khắc đang đến. Sự chần chừ này là do chúng ta không đủ tự tin trong thời khắc hiện tại (đôi khi là do chúng ta lười biếng). Chúng ta cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và chúng ta có thể muốn tìm kiếm sự hoàn hảo. Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, sự chần chừ chỉ đang né tránh những vấn đề của chúng ta trong hiện tại và mang chúng vào tương lai của chúng ta mà thôi.

4. Sống với cái tôi

(Lưu ý: xin bạn đừng nhầm lẫn giữa cái tôi với sự kiêu hãnh nhé.)

Đặc tính: Kiểu người này đang sống với sự ngộ nhận về chính mình. Anh ta kết nối với các vật sỡ hữu của mình, dù chúng hữu hình hay vô hình, như thể chúng là chính anh ta vậy. Những vật sỡ hữu này có thể là điện thoại thông minh mà anh ta mua gần đây nhất, bộ sưu tập quần áo và phụ kiện đi kèm đắt tiền của anh ta, mối quan hệ của anh ta với những người anh ta thương yêu… Kiểu người ngày cảm thấy vô vọng ngay cả trong ý nghĩ về việc mất đi những vật sở hữu này vì những thứ này là phần phụ mở rộng của anh ta và không có chúng anh ta sẽ không thể là gì hơn – chính lối suy nghĩ này đã đưa anh ta rời những ước mơ trong đời mình.

Lý do: Khi bắt đầu cuộc đời, chúng ta đạt được điều gọi là cái tôi. Thoạt tiên, chúng ta kết nối cá tính của mình với đồ chơi của chúng ta, ‘đây là đồ chơi của tôi’ và nếu món đồ chơi đó bị hỏng chúng ta sẽ bắt đầu khóc vì chúng ta cảm nhận rằng đồ chơi như thể là phần phụ mở rộng của chính chúng ta. Và theo thời gian cái tôi này của chúng ta bắt đầu mở rộng biên giới của sự tự cảm nhận, không chỉ trong những đồ vật mà còn lan rộng ra những mối quan hệ, kiến thức và ngoại hình của chúng ta nữa. Và vào thời điểm ai đó cố gắng tấn công cái tôi của chúng ta, chúng ta liền trở nên hung hăng. Sự hung hăng này cũng là nguyên nhân của nhiều cãi vã khác nhau (bởi vì quan điểm của chúng ta là sự tự cảm nhận và chúng ta không bao giờ nghĩ mình sai). Đối với một số người, cái tôi này trở thành một dạng ánh hào quang chói lọi. Vì những người này xem nhẹ những ước mơ của họ ngay cả khi họ biết rất rõ rằng điều kiện hiện tại không phải là điều họ mong đợi, họ sống trong nỗi đau của việc không hoàn thành ước mơ thay vì phải đeo đuổi thực hiện nó. Những người này biết trước rằng họ yếu đuối và đôi lúc từ bỏ tình trạng hiện tại của mình, điều này càng đẩy họ xa giấc mơ của mình hàng vạn dặm.

 Những thói quen có thể lấy đi ước mơ của bạn

5. Sống với quá khứ

Đặc tính: Kiểu người này luôn sống với quá khứ. Anh ta không bao giờ sống với khoảnh khắc hiện tại. Sự lơ đãng là đặc điểm tính cách nổi trội nhất của anh ta. Anh ấy luôn bận suy nghĩ về những điều đã xảy ra trước đây và anh ta đã từng cư xử như thế nào hoặc người khác đã nghĩ về những điều anh ấy nói với họ ra sao.

Lý do: Tất cả chúng ta đều có những cuộc trò chuyện nhất định trong đầu về những sự kiện trong quá khứ nhưng khi chúng trở nên quá thường xuyên đến nỗi bạn luôn luôn mê mải trong suy nghĩ về những việc như ‘Tại sao anh ta lại nói vậy? Tại sao tôi đã cư xử như thế? Hoặc, tại sao tôi đáng lẽ phải làm việc này việc kia…’ thì chính là bạn đã hoàn toàn sống với quá khứ rồi đấy. Bạn quan tâm hơn đến những điều đã xảy ra và có thể đẩy bạn xa rời thực tại. Sống mãi với quá khứ, dù tốt đẹp hay tồi tệ, thường có thể nguy hại cho những giấc mơ về tương lai của bạn vì bạn sẽ không có thời gian dành cho việc lập kế hoạch hành động cho những nỗ lực tương lai của mình. Những nguồn cảm hứng và những giấc mơ của bạn phụ thuộc vào kế hoạch hành động được vạch ra trong hiện tại chứ không phải là trong quá khứ.

Năm kiểu hành vi ứng xử hoặc thói quen nêu trên đang hiện diện trong tất cả chúng ta dù nhiều hay ít. Và bước đầu tiên để kiểm soát những thói quen nguy hại này là chúng ta phải thông qua quá trình tự nhận thức bản thân. Khi mà chúng ta đã nhận ra chúng và những tác động của chúng đến đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ loại bỏ những tác hại xấu của chúng một cách có ý thức. Vì vậy, hãy đeo đuổi giấc mơ của bạn với sự tự nhận thức đầy đủ và hãy để thành công đến trong cuộc đời bạn trong niềm hân hoan.

Theo songdep.net

Gửi những tâm sự, sáng tác của các bạn đến với các độc giả của blogradio.vn bằng cách gửi bài viết về địa chỉ email blogradio@dalink.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mùa hè

Mùa hè

Sự khởi đầu hay kết thúc không phản ánh bằng thời gian, điều đó không cần phản ánh hay suy xét. Định nghĩ về thì giờ giữa chúng tôi chẳng còn là một khái niệm, chúng tôi chỉ đơn giản muốn bên nhau chẳng thể tách rời...

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Chúng ta có quyền tự do để tạo ra những chương mới, viết nên những câu chuyện mới, và xây dựng những ý nghĩa mới. Mỗi ngày là một trang mới, và mỗi bước đi là một câu chuyện mới đang được viết.

Nhớ

Nhớ

Em ngồi đây bỏng cháy Tim thành bụi mất rồi

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Vật chất mình tìm được không đuổi kịp trái tim mình đang loạn. Bằng cấp mình đang có không chạy đuổi kịp suy tâm. Công việc mình hiện đang làm chưa hẳn là việc mình yêu thích. Cuối cùng bản thân mình thích gì mình cũng không rõ. Nhưng lại rất vội.

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

back to top