Người lớn tập cô đơn
2021-12-24 01:20
Tác giả: Ngựa hoang
blogradio.vn - Một thân một mình lên Sì Phố, sống ở đây vừa làm vừa học cũng 4-5 năm rồi, tôi cảm thấy Sài Gòn đúng là sang trọng thật, càng nhiều tòa nhà trọc trời, càng nhiều khách sạn mọc lên, tôi cảm thấy Sài Gòn trong tôi bây giờ khác lúc tôi gặp anh con bà ba, hồi đó cứ tưởng “dân Thành Phố” là giàu, là đẹp, đúng là Sài Gòn đẹp, còn giàu thì không hẳn
***
Không phải người lớn nào cũng trưởng thành, có những người muốn sống mãi một cuộc đời của những đứa trẻ. Giờ thì tôi mới hiểu, tại sao anh con trai bà ba không lấy vợ nhiều năm, vì anh là một người lớn, cũng như tôi, anh cô đơn ở Sài Gòn.
Hồi bé tung tăng chạy nhảy ngoài đồng, tới chiều tối thì cùng đám bạn chơi tạt lon, lò cò, mùa nước nổi thì rủ cả bọn đi câu cá, bắt ốc, mình mẩy lắm lem ấy thế mà vui. Hồi nhỏ ghét nhất là buổi trưa, hễ ăn cơm xong là chạy một mạch, rủ đám này đám kia đi ra chợ chơi. Chợ Trường Xuân hồi đó bé xíu, đi lượn mấy vòng là hết, cũng không bán nhiều đồ, ấy vậy mà “dân trâu” chúng tôi thích ra đó buổi trưa, ở nhà thì thể nào cũng bị lôi đầu về ngủ, đứa nào lì thì bị đòn, thế là trưa nào cả bọn cũng lén tụ lại, xách cái xe đạp con chạy ra chợ, đi vòng vòng rồi mua hủ bánh lăn, bánh bò, xôi bắp… chỉ 10k là có cả thao đồ ăn, nhờ vậy mà có đứa nào chịu về ngủ trưa đâu. Chỉ có bữa nào cả xóm xúm lại chơi lo tô thì cả bọn tôi mới không bị tóm cổ về nhà, lúc đó thì bọn tôi không ra chợ nữa, vì ngày nào cũng trốn ra đó cũng ngán mấy món ngoài chợ, chúng tôi ra sau hè bẻ cây lau sậy làm kiếm, chơi làm quan, chán thì đi bẻ xoài, hái cà na, hái trứng cá ăn.
Mùa nước nổi quê tôi vui lắm, hồi đó nhà sàn xây cao, gỗ kết thưa, phía trước có cái sân rộng, cũng là nơi tụ họp của con nít trong xóm, chiều tụi nó được dắt ra đây vừa chơi vừa ăn cơm. Mùa nước nổi về, mang thêm thu nhập cho người miền quê, nước ngập tràn hết cả sân, đường xá cũng không đi được, hồi đó cứ mùa nước nổi, cha với ông nội tôi hay đi giăng câu, bắt cá để sáng đem ra chợ bán, còn dì với bà đi hái bông điên điển, bông súng đổ bánh xèo, làm canh chua cá lóc,… ở quê là vậy, thiếu gì đi ra sau hè là có. Mùa nước về tôi cũng hay rủ “đám trâu” qua nhà câu cá, nhà sàn kết gỗ thưa, cứ thả cần câu với miếng cơm xuống là dính, cơ mà chỉ câu được mấy con cá nhỏ, thả vô nước nuôi chứ không đem bán hay ăn được, ấy vậy mà cảm giác câu được con cá nó sướng lắm, nhà có cái cần nên đứa nào cũng xúm lại giành câu.
Giờ thì lớn rồi, sống một mình chỉ có báo thức nó gọi dậy, cũng không còn được ngủ trưa như trước, đám trâu ngày nào giờ cũng không còn tụ tập trốn đi chơi, mỗi đứa mỗi nơi. Ở Sài Gòn cô đơn lắm, ở Sài Gòn có cái lạ, nó sầm uất, nó đẹp, nó sang trọng, không có nhà sàn hay ghe tàu, món gì cũng đắt nhưng Sài Gòn mang nhiều mộng mơ, cũng là nó mà con người ta khao khát muốn đổi đời.
Hồi đó đi ra chợ với má, thấy anh con trai bà ba bán rau về chơi, lúc trước anh làm hướng dẫn viên du lịch, giờ anh làm quản lí khách sạn 3 sao ở Sài Gòn, anh cao ráo, da trắng, quần áo anh mặc cũng khác, nhìn ra vẻ có tiền, lần này anh về thăm bà ba mấy ngày. Nay ra chợ với má tôi mới gặp anh. Má tôi khen “dân thành phố” đẹp trai dữ bây, rồi chừng nào có vợ. Anh cười trừ rồi đáp lời với má tôi mấy câu. Đó cũng là lần đầu tôi nghe “dân thành phố” tôi cứ tưởng ở đâu cũng giống nhau. Tôi thầm nghĩ “dân thành phố” chắc ai cũng giàu và tốt bụng như anh, tôi liền mong sau này được lên thành phố, hẳn chắc lúc đó tôi cũng sẽ giàu.
Đúng như ý tôi muốn tròn 18 tuổi thì được cho lên Sài Gòn học, tôi mừng thầm vì bấy lâu tôi mong được sống ở “Sì Phố”, nghe nói nhà trên đó cao lắm, nhiều tầng, nhiều đồ đẹp. Sở dĩ được lên Sài Gòn sống là do tôi đỗ đại học, nghe tôi đỗ nhà ai cũng mừng, hàng xóm qua chúc mừng rồi làm tiệc. Đám trâu trong xóm có tôi với thằng Dầu là đậu, mấy đứa khác vì nhà nghèo, bỏ học đi làm mướn chứ không học tiếp nữa, nghe nói học đại học nhiều tiền lắm, rồi phải lên Sài Gòn, phải mua xe, thuê trọ. Nhà tụi nó còn nghèo hơn nhà tôi nữa, nhà tôi với thằng Dầu cũng khá giả một chút chứ không sung sướng hơn ai, một phần là cha tôi quan trọng chuyện học hành, cha mong tôi khác cha với ông nội, cha nói cha lo cho học, cứ lên Sì Phố thiếu gì gọi cha lo.
Một thân một mình lên Sì Phố, sống ở đây vừa làm vừa học cũng 4-5 năm rồi, tôi cảm thấy Sài Gòn đúng là sang trọng thật, càng nhiều tòa nhà trọc trời, càng nhiều khách sạn mọc lên, tôi cảm thấy Sài Gòn trong tôi bây giờ khác lúc tôi gặp anh con bà ba, hồi đó cứ tưởng “dân Thành Phố” là giàu, là đẹp, đúng là Sài Gòn đẹp, còn giàu thì không hẳn, tôi phải vừa làm vừa học suốt 4 năm đại học.
Còn nhớ bữa đầu lên Sì Phố tôi đi làm phục vụ nhà hàng, có buổi bị khách ói lên người, bữa thì đốt cồn phỏng tay, bữa thì can người ta đánh lộn. Giờ thì sáng đi thực tập, chiều tối về thì giao đồ ăn kiếm thêm, có bữa bị bom hàng, được một bữa ăn sang, mà xác định cả tuần ăn mì gói. Có bữa chở khách thì bị giật đồ, cố chạy theo thì bị đạp cho té xe. Có bữa trời mưa cũng phải ráng chạy, trời thì lạnh, người thì rung chứ nhất quyết không bỏ cuốc xe. Có bữa thì bệnh nằm trong phòng một mình, nằm được một chút cũng ráng ngồi dậy lên chỗ làm. Bệnh không sợ, chết đói thì sợ lắm.
Hồi đó sinh nhật, được má với dì nấu mấy món đãi tiệc, rủ đám này đám kia tới chơi, giờ thì lớn rồi, sinh nhật cũng một mình, chạy ngang quán xá thấy người ta sinh nhật cũng vui rồi, chứ tiền đâu mà đi chỗ sang, hưởng cái lạ. Sau này về quê, sinh nhật, đám tiệc thiếu gì.
Hồi đó thấy người lớn được đi nhiều nơi, thấy người ta có tiền xài, muốn làm gì cũng không ai quản thúc, cũng không bị bắt về ngủ trưa. Tôi nghĩ mà thầm ao ước mình lớn thật nhanh, tôi còn mường tượng cuộc sống sau này, tôi có nhà, có tiền, có không gian riêng, thích làm gì cũng không ai la rày.
Bây giờ thành người lớn thật rồi, biết khôn, biết suy nghĩ, biết phải trưởng thành. Ở Sài Gòn, làm dân thành phố, nhưng lòng tôi vẫn thấy trống trải. Có lẽ vì đã quen với cuộc sống ở Đồng Tháp, cái gì cũng rẻ, ở đó có nhà, có bạn, ở đó không phải làm người lớn, không phải tập cô đơn.
© Ngxx.Mi - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Replay Blog Radio: Bỗng một ngày ta cảm thấy chông chênh
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Mười sáu - Ba sáu tuổi
Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?