Học cách chữa lành tổn thương của 'đứa trẻ' bên trong bạn
2020-12-15 01:28
Tác giả:
blogradio.vn - Trong hình hài của người trưởng thành, mỗi chúng ta đều mang trong mình một “đứa trẻ” tổn thương cần được lắng nghe, quan tâm và chữa lành. Hồi ức tuổi thơ là “nguồn nước ngầm” dung dưỡng, tưới mát cho tâm hồn ta, nhưng đôi khi cũng là những “khoảng tối” đồng hành cùng chúng ta cho đến khi lớn lên. Tổn thương khiến “đứa trẻ” nội tâm hồn nhiên, trong sáng trở thành đứa trẻ sợ hãi, tự ti, đau buồn.
***
Trong hình hài của người trưởng thành, mỗi chúng ta đều mang trong mình một “đứa trẻ” tổn thương cần được lắng nghe, quan tâm và chữa lành. Hồi ức tuổi thơ là “nguồn nước ngầm” dung dưỡng, tưới mát cho tâm hồn ta, nhưng đôi khi cũng là những “khoảng tối” đồng hành cùng chúng ta cho đến khi lớn lên. Tổn thương khiến “đứa trẻ” nội tâm hồn nhiên, trong sáng trở thành đứa trẻ sợ hãi, tự ti, đau buồn.
Khám phá “đứa trẻ” nội tâm
“Đứa trẻ” nội tâm chính là bản chất chân thực, tinh khôi của mỗi con người. Đây cũng là phần chứa đầy sức sống, sự vui tươi, sáng tạo và niềm an bình nội tại trong sâu thẳm tâm hồn.
Khi một người trải qua một tuổi thơ không mấy vui vẻ, những nỗi đau thuở bé sẽ giống như lớp vỏ trong cùng của củ hành. Lớp vỏ ấy bị trầy xước bởi những định kiến lâu đời của cộng đồng, những mô thức hành xử sai lệch của gia đình, xã hội hay những tổn thương giấu kín.
Thời gian trôi đi, củ hành lớn lên và được bọc thêm nhiều lớp vỏ khác, nhưng vết thương cũ thì vẫn ở đó. Bởi vì được che chắn qua nhiều “lớp áo” nên chúng ta thường không nhận thức được sự tồn tại của những nỗi đau ẩn sâu. Từ đó, ta vô tình “cưu mang” những nỗi đau ấy và tạo điều kiện cho chúng “ăn sâu” vào tâm hồn mình.
Nguồn gốc của sự tổn thương trong “đứa trẻ” nội tâm
Trẻ em như những trang giấy trắng và cha mẹ, người nuôi nấng là những người đầu tiên viết lên trang giấy đó. Vì vậy, giáo dục gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con trẻ. Việc thiếu hiểu biết trong cách nuôi dạy hay những sự kiện tiêu cực sẽ kìm hãm sự phát triển tự nhiên của “đứa trẻ” nội tâm.
“Đứa trẻ” tổn thương thường dễ tự ti, hổ thẹn, sợ hãi, thậm chí tê liệt tinh thần và mắc phải các vấn đề tâm lý nặng nề. Một số ví dụ về sự thiếu sót trong cách hành xử và những điều đau buồn xảy ra trong quá khứ làm ảnh hưởng đến tinh thần của “đứa trẻ” có thể kể đến như:
- Sự nghiêm khắc, trừng phạt, phán xét cực đoan.
- Sự cầu toàn.
- Ngược đãi về thân thể, tinh thần.
- Sự độc đoán.
- Không được công nhận.
- Thiếu công bằng.
- Cha mẹ ly hôn.
- Những lời nói mang tính “sát thương”.
Cách chữa lành “đứa trẻ” nội tâm
Để hàn gắn những vết thương lòng, chúng ta cần rất nhiều sự kiên nhẫn, lòng bao dung, tình yêu thương để kết nối với nội tâm và lắng nghe tâm tư của “đứa trẻ”.
1. Chấp nhận và đối diện cảm xúc
Trẻ em lớn lên trong hoàn cảnh bất ổn thường mang nhiều rối loạn về tinh thần. Những vết thương lòng khiến chúng ta sợ hãi và tìm nhiều cách để chạy trốn hay chống đối. Dần dà, chúng ta trở nên chai lì, mất kết nối với mọi người và với chính mình.
Thay vì chạy trốn cảm xúc, ta cần học cách chấp nhận và đối diện với những tổn thương. Việc chối từ nỗi đau chỉ càng làm ta chìm trong những vết thương của quá khứ. Hãy thường xuyên quan sát cảm nhận của chính mình mà không nên “dán nhãn” hay phán xét.
2. Chia sẻ câu chuyện ký ức
Bạn hãy chia sẻ những ký ức khiến bạn tổn thương cho một người nào đó mà bạn cảm thấy tin tưởng. Sự chia sẻ không chỉ giúp bạn sắp xếp lại những sự kiện đã xảy ra mà còn cho bạn cái nhìn bao quát về hành vi và tinh thần của mình. Từ đó, bạn sẽ tự chủ hơn trong cảm xúc và không bị những câu chuyện đau buồn chi phối.
3. Giao tiếp với “đứa trẻ”
Bằng cách “giao tiếp” với “đứa trẻ” bên trong, chúng ta có thể kết nối với nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi, ám ảnh trong hiện tại. Bạn hãy thực hành viết nhật ký để trò chuyện với bản thân, tâm sự với chính mình về những niềm đau, nỗi buồn mà bạn đã trải qua ở quá khứ. Thông qua việc viết lách, bạn sẽ hóa giải năng lượng tiêu cực và chữa lành những tổn thương của “đứa trẻ”.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập trung phát triển những sở thích, đam mê thuở nhỏ của mình như ca hát, vẽ tranh, chơi nhạc cụ… hoặc dành thời gian chơi đùa với trẻ em, thú cưng, tiếp xúc với thiên nhiên, cây cỏ.
Hãy ôm đứa bé vào lòng với tất cả sự trìu mến và hứa rằng từ nay trở đi sẽ không bao giờ phụ bạc, bỏ rơi bé nữa.
(Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
4. Thiền định
Thực hành thiền định giúp tâm trí tĩnh lặng, bình an. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng đi vào chiều sâu của những “miền ký ức”. Khi thiền định, bạn hãy nhớ lại những sự kiện khiến bạn bị tổn thương. Hãy tưởng tượng mình đang sống và tồn tại trong kí ức ấy, hãy ôm “đứa bé” vào lòng và nói rằng: “Tôi đang lắng nghe bạn”, “Tôi thật tiếc vì những gì đã xảy ra với bạn trong quá khứ”, “Bạn đừng lo lắng vì tôi luôn ở bên cạnh bạn”, “Cảm ơn vì bạn đã là bạn”, “Tôi yêu bạn”.
Theo Elle
Mời xem tiếp chương trình
Cuộc sống là món quà tuyệt vời nhất mỗi chúng ta có được
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Thân gửi, anh yêu em
Nhưng chẳng có từ ngữ nào đủ để miêu tả nỗi nhớ ấy, và càng viết thì anh càng thấy mình rơi vào trong nó sâu hơn. Giờ đây anh đã hiểu nỗi lòng của những người yêu xa, anh muốn ôm và hôn em nhiều hơn bao giờ hết.
Tết là đừng xa nhau
Cái niềm ao ước đó cứ làm bác Ba trăn trở hoài mỗi khi từ tết xuất hiện, mong sao tết là tất cả được gần gũi bên nhau. Tết là đừng làm mọi người phải cách xa, vậy mà bác cứ ước hoài cũng có được đâu, là vì vậy đó.
Hôn nhân địa ngục hay ngã rẽ thiên đường
Người yêu hiện tại của em, anh ấy đã chứng kiến mọi thứ. Anh ấy đã an ủi và chăm sóc em khi em yếu đuối nhất, và em không thể ngừng tự hỏi: Tại sao em lại phải gắn bó với người chồng bạo lực, trong khi em có thể tìm được hạnh phúc thực sự?
Dịu dàng trong đời (Phần 5)
Cô từng nghe qua một câu nói: “Đến một lúc nào đó bạn sẽ phải bật khóc trước lựa chọn của bạn”, chuyện của Ngọc cũng vậy chuyện của cô cũng thế, mãi đến sau này cô mới có thể hiểu ra những điều này. Cô tổn thương người mình yêu cũng tổn thương cả chính mình
Những chuyện đến với mình đều là cái duyên
Cách tiếp nhận, xử lý các vấn đề của mỗi người cũng khác nhau. Những người cảm tính, bồng bột, xốc nổi thì hành động thường thái quá khi đối diện với sự việc. Còn những người chín chắn hơn, trải nghiệm hơn, trưởng thành hơn họ sẽ bình tĩnh để đối đáp.
Bãi sông Hồng
Cầu nhộn nhịp, lung linh trong nắng mới, Bóng nghiêng soi rạo rực nước sông Hồng. Sóng dạt dào năm tháng mãi chờ mong, Thuyền ai đó mong về lại bến xưa.
Người EQ cao không tuỳ tiện nói 3 điều này, trong khi người EQ thấp gặp ai cũng kể
Người EQ cao không dễ dàng chia sẻ 3 điều này với người khác. Họ luôn biết điều gì nên nói và điều gì không nên nói.
Vì còn thương nên còn vương
Muốn kêu than với đất trời rằng mình nhớ em, muốn gào lên cho cả thế giới biết mình thương em nhưng nào có ai quan tâm đến anh cơ chứ, người ta cũng chỉ cười trừ vì hơi sức đâu mà để ý đến một kẻ tình si. Anh đành gửi gắm vào hết con chữ, anh vùi đầu vào những suy tư, anh cứa vào tay mình rỉ máu, à thì ra, chẳng đau bằng việc đánh mất em.
Buồn - tức là cuộc sống vẫn còn ý nghĩa
Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, tôi cũng vậy và mọi người cũng vậy. Cho đến lúc nào đó bạn vượt qua được những khó khăn, thử thách bạn sẽ thấy rằng những thứ làm khó bạn lại chính là những thứ giúp bạn được thăng hạng.
Dịu dàng trong đời (Phần 4)
Khi anh mở lời muốn tiến xa hơn, cô vui vẻ nhưng lại không dám tin, cô lại lùi lại, nhưng khi anh nói: “khi nào em muốn nói anh sẽ nghe” thì cô đã không còn do dự nữa rồi. Hẹn anh hôm nay là muốn kể cho anh quá khứ của cô, lại muốn cùng cho anh danh phận.