8 điều khiến người sống nội tâm hạnh phúc
2019-11-27 01:25
Tác giả:
Người hướng nội thích tương tác, giao tiếp qua ngôn ngữ viết. Họ không thường giãi bày tâm tình, cảm xúc qua lời nói và viết lách cho họ cơ hội “lạc lối” trong trí óc của chính mình, sáng tạo nên những kiệt tác. Viết nhật ký cũng là cách người có tính hướng nội theo dõi, làm chủ những suy nghĩ, cảm xúc không thể nói thành lời.
***
1. Dành nhiều thời gian cho bản thân
Đây là điều bắt buộc phải có trong danh sách niềm vui của người hướng nội, bởi tiếp xúc quá lâu với người khác và diến biến sự việc xung quanh sẽ làm họ kiệt sức. Người có tính hướng nội trân trọng không gian yên tĩnh khi ở một mình chứ không phải họ ghét ở bên cạnh bạn.
Thời gian dành riêng cho bản thân mang đến cho người có tính cách hướng nội cảm giác háo hức, hồi hộp tương tự như một buổi tiệc tưng bừng sau tuần làm việc dài đối với người hướng ngoại. Đó là phần thưởng, là tất cả những gì họ trông đợi vào cuối ngày, bất kể buồn hay vui, mệt mỏi hay tràn đầy năng lượng.
Vì không ai có thể né tránh hoàn toàn giao thiệp xã hội, những quãng nghỉ tạm thời đều đặn là vô cùng cần thiết để họ chăm sóc cho tinh thần kiệt quệ, suy nghĩ sáng suốt hơn và “sạc pin” đón chào ngày mới.
2. Những cuốn sách hay
Nếu được lựa chọn, có lẽ người hướng nội sẽ chọn bầu bạn với một quyển sách thay vì làm bạn với con người. Sách là “miếng bánh” ngọt ngào dành cho trí tưởng tượng dồi dào của người có tính hướng nội, giúp họ tận hưởng vô vàn trải nghiệm sống động trong tâm trí. Họ coi trọng những cuốn sách hay hơn bất cứ mối quan hệ xã giao hời hợt nào. Vài người bạn thân thiết và một kệ đầy sách, như thế là hạnh phúc.
3. Thiên nhiên
Ngắm nhìn chim muông, dạo bộ trên cỏ, ngắm sao đêm hay những buổi tối lãng mạn ngoài trời, thiên nhiên luôn là trung tâm chữa lành của người có tính hướng nội. Họ tận hưởng sự kết nối với vẻ trấn an trầm mặc của thế giới tự nhiên. Hòa mình với thiên nhiên giúp họ “hồi sinh” tâm trí minh mẫn mỗi khi bị các tương tác xã hội rút cạn năng lượng.
4. Viết
Người hướng nội thích tương tác, giao tiếp qua ngôn ngữ viết. Họ không thường giãi bày tâm tình, cảm xúc qua lời nói và viết lách cho họ cơ hội “lạc lối” trong trí óc của chính mình, sáng tạo nên những kiệt tác. Viết nhật ký cũng là cách người có tính hướng nội theo dõi, làm chủ những suy nghĩ, cảm xúc không thể nói thành lời.
John Green – tác giả cuốn sách nổi tiếng The Fault In Our Stars (Khi lỗi thuộc về những vì sao) – từng nói: “Viết lách là điều bạn làm một mình. Đó là nghề nghiệp phù hợp với những ai hướng nội – những người muốn kể bạn nghe một câu chuyện mà không cần nhìn thẳng vào mắt người đối diện”.
5. Những cuộc trò chuyện sâu sắc
Với người có tính cách hướng nội, những cuộc hội thoại xã giao, thăm hỏi hời hợt chỉ tổ phí phạm thời gian quý báu của đôi bên. Họ không thích hỏi “Cái gì?”, “Là gì?”, “Chuyện gì?” mà luôn đặc biệt yêu thích câu hỏi “Tại sao?”. Sinh ra với tính cách hướng nội, họ được “lên dây cót” sẵn sàng để đào sâu, khám phá đến tận cốt lõi mọi vấn đề.
Những cuộc trò chuyện sâu sắc, ý nghĩa là bài tập rèn luyện tinh thần thiết yếu dành cho người hướng nội, bởi đó là sự gần gũi về tình cảm họ hằng tìm kiếm. Tiến sĩ Laurie Helgoe viết trong cuốn sách Introvert Power (tạm dịch: Sức mạnh hướng nội, 2008): “Người hướng nội ghét nói chuyện xã giao không phải vì chúng tôi ghét mọi người. Chúng tôi ghét thứ rào cản nó tạo ra giữa người với người thì đúng hơn”.
6. Làm việc tại nhà
Người hướng nội tận dụng mọi cơ hội có thể để làm việc tại nhà. Không đến văn phòng làm việc nghĩa là không phải dự các buổi họp nhóm brainstorm ý tưởng, không phải đương đầu với mười triệu kiểu “drama” nơi công sở, cũng không bị đủ loại tiếng ồn áp đảo năng suất làm việc của mình.
Tâm trí của họ giống như một nồi nước đang sôi sùng sục, buộc họ phải nỗ lực nhiều hơn để giữ sự tập trung khi có người khác vây quanh. Không gì có thể thay thế niềm vui sướng, thoải mái và riêng tư của 4 bức tường phòng mình mỗi khi cần làm việc.
7. Đối thoại với bản thân
Người hướng nội hay nghĩ ngợi, trò chuyện với chính mình. Trong đầu họ dường như luôn có một giọng nói nho nhỏ phân tích ưu điểm, nhược điểm của mỗi quyết định, ngẫm nghĩ về những khoảnh khắc hạnh phúc lẫn đau khổ trong quá khứ, thổ lộ những điều họ không bao giờ dám nói cho người khác biết.
Không chỉ dừng ở nghĩ thầm trong đầu, họ còn nói thành tiếng to rõ khi đối thoại với bản thân. Họ nói chuyện một mình tự nhiên như không, chẳng mảy may nghĩ đó là một thói quen kỳ quặc. Nó giúp họ khai sáng, thông tỏ những rắc rối, bế tắc tồn đọng trong tâm trí. Họ chọn mở lòng với chính mình, thay vì tìm đến những mối quan hệ bên ngoài như người hướng ngoại.
8. Hẹn hò với chính mình
Hẹn hò với chính mình có đôi chút khác biệt với việc dành thời gian riêng cho bản thân. Người hướng nội cần thời gian ở một mình trong phòng để nghỉ ngơi, trò chuyện với bản thân, nhưng họ cũng cần cả những ngày ra ngoài vui chơi, nuông chiều chính mình mà không có bạn đồng hành.
Họ lên kế hoạch cho buổi hẹn hò một mình chỉn chu, thú vị không kém cạnh những buổi hẹn với người yêu: ăn uống no say ở một quán ăn ngon, đến rạp xem bộ phim yêu thích, thử thách với những trải nghiệm phiêu lưu, mạo hiểm độc đáo… Họ không cần ai khác đi cùng để cảm thấy hạnh phúc, hay để tận hưởng những niềm vui, khám phá nho nhỏ trong cuộc sống.
TheoThe Minds Journal/ Lược dịch: Thùy Anh - Tạp chí Phái đẹp ELLE
Nguồn: https://www.elle.vn/bi-quyet-song/hanh-phuc-cho-nguoi-huong-noi
Mời xem thêm chương trình: Bạn có phải là cô nàng sống nội tâm?
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Bãi sông Hồng
Cầu nhộn nhịp, lung linh trong nắng mới, Bóng nghiêng soi rạo rực nước sông Hồng. Sóng dạt dào năm tháng mãi chờ mong, Thuyền ai đó mong về lại bến xưa.
Người EQ cao không tuỳ tiện nói 3 điều này, trong khi người EQ thấp gặp ai cũng kể
Người EQ cao không dễ dàng chia sẻ 3 điều này với người khác. Họ luôn biết điều gì nên nói và điều gì không nên nói.
Vì còn thương nên còn vương
Muốn kêu than với đất trời rằng mình nhớ em, muốn gào lên cho cả thế giới biết mình thương em nhưng nào có ai quan tâm đến anh cơ chứ, người ta cũng chỉ cười trừ vì hơi sức đâu mà để ý đến một kẻ tình si. Anh đành gửi gắm vào hết con chữ, anh vùi đầu vào những suy tư, anh cứa vào tay mình rỉ máu, à thì ra, chẳng đau bằng việc đánh mất em.
Buồn - tức là cuộc sống vẫn còn ý nghĩa
Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, tôi cũng vậy và mọi người cũng vậy. Cho đến lúc nào đó bạn vượt qua được những khó khăn, thử thách bạn sẽ thấy rằng những thứ làm khó bạn lại chính là những thứ giúp bạn được thăng hạng.
Dịu dàng trong đời (Phần 4)
Khi anh mở lời muốn tiến xa hơn, cô vui vẻ nhưng lại không dám tin, cô lại lùi lại, nhưng khi anh nói: “khi nào em muốn nói anh sẽ nghe” thì cô đã không còn do dự nữa rồi. Hẹn anh hôm nay là muốn kể cho anh quá khứ của cô, lại muốn cùng cho anh danh phận.
Anh & Em - Chúng ta bỏ lỡ nhau một đời
Từ lúc nào đó, anh bắt đầu len lỏi, có mặt trong tất cả mọi hoạt động của đời tôi. Tôi cũng dần thương anh, anh bảo có thấy, có cảm nhận được nhưng có lẽ vết xước ở đoạn đầu quá lớn, anh không đủ can đảm để hỏi lại thêm lần nữa. Và như một quy luật, tình cảm cũng nhạt dần vì mối quan hệ đấy vẫn không tên mà.
Dịu dàng trong đời (Phần 3)
Người ta nói khoảng cách là thứ sẽ giết chết tình yêu, nếu cô đã không thể đột ngột rời xa anh, vậy thì để khoảng cách này cứ lớn dần đi, để cô quen với việc không có anh ở bên.
Nhớ Ngoại
Ngồi buồn nghe nhạc thẩn thơ Ký ức bất chợt vẩn vơ ùa về Đêm dài dai dẳng, lê thê Nhớ về Ông Ngoại, nhớ về ngày xưa.
Bí ẩn số cuối ngày sinh Âm lịch: Con số nào "giàu nứt vách" nhờ nỗ lực không ngừng?
Dân gian vẫn rỉ tai nhau về mối liên hệ giữa số cuối ngày sinh Âm lịch và vận mệnh, đặc biệt là tài lộc. Cùng khám phá xem những con số nào được cho là "sinh ra đã ngậm thìa vàng", càng nỗ lực càng phát tài phát lộc.
Dịu dàng trong đời (Phần 2)
Mỗi quyết định đều là một khó khăn, khi bạn đứng giữa nhiều lựa chọn bạn sẽ không ngừng phân vân, không ngừng suy nghĩ, bởi vì bạn sợ quyết định sai lầm, bạn sợ bản thân hối hận. Chính vì nỗi sợ đó đã mài mòn sự can đảm của bạn, vậy nên bạn cứ mãi đứng giữa sự lựa chọn đó.