Phát thanh xúc cảm của bạn !

Đề xuất bỏ Chí Phèo: Mỗi người một ý làm sao cho mười phân vẹn mười?

2017-12-08 15:13

Tác giả:


Theo quan điểm của anh Sóng Hiền thì dù đánh giá ở khía cạnh nào đi nữa, Chí vẫn là kẻ xấu.

Những ngày gần đây, đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền đăng trong cuốn sách vừa xuất bản đã gây nhiều tranh cãi dữ dội trong dư luận. Tuy nhiên, câu chuyện này chưa kịp lắng xuống thì mới đây, ý kiến loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa để tránh tác động xấu đến mặt nhận thức của học sinh của anh Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) lại khiến nhiều người xôn xao. Nhiều ý kiến của các chuyên gia, cư dân mạng hay những người đã từng được đọc và học Chí Phèo khiến cho cuộc tranh cãi càng đi theo nhiều hướng.


Nhưng theo anh Nguyễn Sóng Hiền - người đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo giải thích: nhiều nhà phê bình văn học đã cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá, nhưng đây là một nhận xét phiến diện, mang tính áp đặt. Về khía cạnh giáo dục, thì hành động của Chí Phèo là đáng lên án và cần phê phán.

Theo quan điểm của anh Sóng Hiền thì dù đánh giá ở khía cạnh nào đi nữa, Chí vẫn là kẻ xấu.

Có rất nhiều người ủng hộ ý kiến của anh Nguyễn Sóng Hiền và cho rằng đã đến lúc đi theo cái mới, cái tiến bộ.



Anh Nguyễn Sóng Hiền chia sẻ:

"Một nền giáo dục tiến bộ cần phải thay đổi và bắt kịp những biến động của cuộc sống. Nếu giáo dục xa rời cuộc sống, không phản ánh thực tiễn, đó là nền giáo dục kinh viện, lạc hậu của thế kỷ trước."

Nói về đề xuất của tác giả Nguyễn Sóng Hiền, TS Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội - nêu quan điểm tiến bộ trong văn học có khác với tiến bộ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Những thành tựu của khoa học thời kỳ trước sẽ trở nên lạc hậu và có thể bị đào thải bởi sự xuất hiện thành tựu khoa học thời kỳ sau ưu việt hơn.

Riêng văn học nghệ thuật, tác phẩm đã được khẳng định giá trị sẽ tồn tại vĩnh hằng. Những giá trị đích thực sẽ luôn được làm mới trong tầm đón nhận của mỗi thời đại nối tiếp.

TS văn học Phạm Hữu Cường cho rằng cần phải giữ lại tác phẩm của Nam Cao trong chương trình. Giáo viên giảng như thế nào để học sinh hiểu đúng tác phẩm, bởi trước đó, nó từng bị hiểu sai nhiều lần chứ không phải chỉ bây giờ. Dù như thế nào, tác phẩm này vẫn mang những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Giáo viên Trịnh Văn Quỳnh, THPT Lương Thế Vinh, Nam Định, nêu quan điểm: Đề xuất của tác giả Nguyễn Sóng Hiền tưởng như hợp lý, logic. Tuy nhiên, dùng văn hóa, chuẩn mực đạo đức và pháp luật của thời hiện đại để phán xét câu chuyện của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ đã là một sự không phù hợp.

Còn phản ứng của cư dân mạng, và cả những người đã gần như thuộc lòng tác phẩm kinh điển này thì sao?



Blog Radio tổng hợp.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

'Biến thể của cô đơn' trong thời đại công nghệ

'Biến thể của cô đơn' trong thời đại công nghệ

“Biến thể của cô đơn” là tác phẩm nói về sự mất kết nối với chính mình. Đây là thời đại chúng ta sống quá nhanh, bị nhiều thứ chi phối, từ đó mất khả năng hiểu về tâm hồn mình.

Thanh xuân ấy chúng ta đã bỏ lỡ nhau

Thanh xuân ấy chúng ta đã bỏ lỡ nhau

Chúng ta kết thúc trong sự tiếc nuối của mọi người xung quanh, trong sự tiếc nuối của cô gái đã yêu cậu bằng cả sự chân thành. Còn cậu, cậu có tiếc nuối cô gái đã dạy cậu cách yêu, có tiếc nuối cô gái mà cậu đã từng làm tổn thương đến đau lòng không?

Em và hạ

Em và hạ

Mùa hè em là nắng, Là gió và là em Là khi trong em đó Còn sống khi hạ về

Hồi ức mùa lúa chín

Hồi ức mùa lúa chín

Con đường xưa, cánh đồng xưa vẫn còn đó, nhưng cô gái của anh đã không còn nữa. Nỗi buồn không thể nói thành lời, chỉ còn lại trong tim anh, như một bản tình ca không trọn vẹn.

Yêu nhau từ thưở mười hai

Yêu nhau từ thưở mười hai

Vậy đó, đã được gặp người ấy, đã vào tiết học của người ấy là anh cứ bị cuốn đi như đang say giấc nồng vậy, và anh cứ mang theo hết những gì của người ấy trao đến anh trong ngày hôm ấy để cùng vui, cùng hớn hở và cùng bên nhau thiết tha hơn nữa cho những tiết học tiếp theo.

Chuyện của mùa Hè

Chuyện của mùa Hè

Mùa hè xứng đáng là một khoảng thời gian tuyệt vời dành riêng cho một đứa kì dị như tôi vậy. Khi chẳng có gì làm thì có thể nghĩ ra hàng tá kế hoạch riêng cho bản thân.

Tự giận dỗi

Tự giận dỗi

Anh vẫn nhớ chút trần gian vụng dại Anh vẫn nhớ mùa yêu tình sang trang Anh phải yêu và phải vẽ dung nhan Cho tim chết cho hồn không đọng lại

Cung đàn vang khúc tình ca

Cung đàn vang khúc tình ca

Cũng như bản tỉnh ca thiết tha nhất, như muốn được gởi đến khắp nơi một ước mơ to lớn nhất và cũng đơn giản nhất của thầy và của toàn trường về một ngôi trường mới. Ước mơ đó đã được bày tỏ đã được bay xa trong lời ca tiếng hát trong tiếng đàn da diết của chính trái tim thầy

'Thiền' của Osho hay câu chuyện không thể lý giải bằng lời

'Thiền' của Osho hay câu chuyện không thể lý giải bằng lời

Cuốn sách "Thiền" của Osho đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về thiền định, một con đường mà không phải lúc nào cũng dễ dàng để lý giải bằng lời nói.

back to top