Cấm xe máy, người Hà Nội đi bằng gì?
2019-03-13 09:50
Tác giả:
Lộ trình cấm xe máy tại Hà Nội đang đi vào giai đoạn thí điểm và sẽ hoàn tất vào năm 2030. Nếu không dùng xe máy, người dân thủ đô sẽ sử dụng phương tiện nào để di chuyển?

Đến thời điểm cấm xe máy vào nội ô Hà Nội, người dân có thể sử dụng các phương tiện khác như ôtô, xe đạp, đường sắt đô thị và hệ thống xe buýt, buýt nhanh BRT kết hợp với đi bộ để di chuyển.
Xe đạp
Xe đạp là phương tiện cá nhân giá rẻ, phù hợp đối với những trường hợp không đủ điều kiện kinh tế để sở hữu ôtô. Bên cạnh đó, việc sử dụng xe đạp cũng mang lại khá nhiều lợi ích như không có khí thải ra môi trường, nâng cao sức khỏe cho người sử dụng và tiết kiệm chi phí nhiên liệu.

Hiện tại, một chiếc xe đạp phổ thông có giá từ 2 triệu, mức phí giữ xe tại trung tâm Hà Nội khoảng 3.000 đồng/ngày, phí tháng là 70.000 đồng. Chi phí bảo trì, sửa chữa xe đạp cũng phù hợp với túi tiền người lao động.
Ôtô
Ôtô là phương tiện cá nhân thay thế xe máy phù hợp cho những người có điều kiện kinh tế khá giả. Trên thế giới, ôtô cũng là phương tiện cá nhân phổ biến hàng đầu.

Ngoài chi phí hàng tháng cao hơn nhiều so với xe máy, sử dụng ôtô cũng mang lại một số bất tiện do điều kiện cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa đáp ứng tốt. Tìm bãi đỗ ôtô khó khăn cùng với ùn tắc giao thông là những bất tiện lớn nhất của ôtô tại Hà Nội. Ngay ở thời điểm hiện tại, ôtô cũng tốn gấp đôi thời gian di chuyển so với xe máy.
Mục đích chính của việc cấm xe máy là hạn chế phương tiện cá nhân, khuyết khích sử dụng phương tiện công cộng, nên ôtô về cơ bản cũng không phải là một lựa chọn tốt nhất. Tại Hà Nội, ôtô con dù chỉ chiếm 14,38% lượng phương tiện nhưng chiếm tới 42,18% diện tích mặt đường, vì vậy nếu có quá đông người chuyển sang sử dụng ôtô sau khi xe máy bị cấm trong nội đô, việc ùn tắc vẫn tiếp tục diễn ra và thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong đô thị, tốc độ tối đa cho phép của ôtô và xe máy là như nhau. Tuy nhiên, xe máy có kích thước nhỏ gọn, dễ luồn lách nên xe máy sẽ cho thời gian di chuyển tốt hơn ôtô trong khu đông dân cư.
Xe buýt

Nhìn vào thực tế hiện nay, xe buýt không hoàn hảo như tuyên truyền. Vấn nạn móc túi, xâm hại trên xe buýt xảy ra thường xuyên và ý thức sử dụng phương tiện công cộng của người dân không cao.
Hiện tại, các tuyến xe buýt đã phủ đầy nội đô Hà Nội với giá vé từ 7.000 đồng/chuyến. Tuy nhiên, phương tiện này chưa thực sự tiện lợi, khi mất nhiều thời gian để di chuyển, tiện nghi không cao và mạng lưới cũng chưa tốt để có thể thay thế xe máy. Ngoài ra, người dân hễ ra đường là sử dụng xe máy nên lười đi bộ, vì vậy hiện tại xe buýt vẫn chưa được ưa chuộng.
Hi vọng đi cùng với lộ trình cấm xe máy, một lộ trình phát triển hệ thống xe buýt cũng sẽ được thực hiện song song, để người dân Hà Nội có thể dễ dàng làm quen với môi trường giao thông không dùng xe máy.
Đường sắt trên cao
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã được vận hành thử nghiệm trên đường ray từ tháng 8/2018. Sau thời gian chạy thử nghiệm tàu từ 3 đến 6 tháng, tuyến đường sắt này sẽ được đưa vào khai thác thương mại. Khi đó, đường sắt trên cao cũng sẽ là phương án thay thế cho xe máy.

Bên cạnh đó, loại hình giao thông này có vài điểm bất tiện. Tuyến đường sắt trên cao hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu di chuyển của người dân trong nội thành Hà Nội, và để sử dụng được, người dân cần kết hợp với các phương tiện khác như xe buýt, xe máy hay xe đạp. Các nhà ga hiện tại vẫn chưa có điểm gửi xe máy, xe đạp cho hành khách.
Đi bộ

Phương thức đi bộ thường sử dụng đi kèm các phương tiện giao thông công cộng. Nêu nâng cao được thói quen đi bộ, người dân hoàn toàn có thể kết hợp tốt với xe buýt và đường sắt trên cao để di chuyển, mà không cần sử dụng xe máy.
Tốc độ đi bộ trung bình của người trưởng thành là khoảng 5 km/h nên phạm vi cho việc đi bộ thường ngắn hơn 2 km. Trừ những người đi bộ tập thể dục hoặc đi bộ tham quan, không ai muốn tốn 1 giờ đồng hồ chỉ để đi bộ để nơi làm việc.
Theo Zing.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Sau cơn mưa nắng sẽ về
Kể từ lúc biết tin căn bệnh quái ác sẽ tuyên án tử hình cho tuổi xuân còn đang dang dở của em, hình như tôi chưa từng thấy em để cho đôi chân mình được ngơi nghỉ ngày nào.

Mình muốn một tình yêu như vậy!
Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên
Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa

Chia ly - khi khoảng cách không thể xoá nhoà ký ức
Cảm giác sắp chia ly ấy cũng thật khó giải thích. Có lẽ chỉ đơn thuần là cảm xúc trống vắng khi bàn ăn trong nhà thiếu đi mất một người thân thuộc, hay sự lạc lõng trong một không gian đã từng đầy đủ,... Chắc đó là sự hụt hẫng khi có những điều vốn tưởng chừng là vậy nhưng nay đã sắp không còn.

Tình khó phai
Em biết anh luôn là người yêu em và nghĩ cho em nhiều nhất. Nhưng anh à, em cần nên biết mọi chuyện đầu tiên chứ không phải giờ đây em là người sau cùng mới biết được.

Khi con muốn được yêu thương nhưng lại sợ mất gia đình
Không có gì đau lòng hơn việc chính những người ta yêu thương nhất lại không thể dang tay ôm lấy ta.

Khi mặt trời mỉm cười
Tôi thấy yêu làm sao mặt trời lúc đó, tôi thấy yêu làm sao những buổi sớm mai thật lắng đọng thật nhiều cảm xúc và những nguồn huyết mạch của cuộc sống cứ cuộn trào mãi trong tôi.

Người ơi
Em thích gọi anh là người ơi, chỉ là một tiếng gọi thật ngắn thật nhanh mà chứa đựng trong đó biết bao ân tình biết bao da diết của những tháng năm mình được quen nhau, mình được yêu nhau thật trọn vẹn.

Kí ức muốn lãng quên
Kí ức về cậu có lẽ là kí ức đời này tớ muốn quên nhất, cậu cũng có lẽ là người tớ muốn quên nhất...

Xem cuộc đối thoại chua chát của 2 mẹ con trong Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, tôi thề sẽ không bao giờ nói "Mẹ sống vì con"
Đứa trẻ lớn lên trong “sự hy sinh của mẹ” sẽ không học được cách hỏi mình: “Mình muốn gì?”, mà chỉ biết hỏi: “Mình nên làm gì để cha mẹ vui?”