8 bài học từ loài kiến về cách tồn tại tốt nhất trong cuộc đời
2018-09-24 01:30
Tác giả:
Chẳng loài vật nào muốn giết kiến để ăn thịt hay lợi dụng điều gì từ kiến cả, đó là điều kiện quan trọng để tồn tại.
Bài học: Trong cuộc sống, đừng bao giờ để lộ cho người khác thấy bạn có những điều họ không có, hãy kết bạn vừa phải, tránh những đối tượng có thể lợi dụng bạn. Đó là điều kiện đầu tiên trong các bài học sinh tồn.
2. Kiến rất đông, nên ít có loài vật nào dám "dây" vào
Đoàn kết chính là sức mạnh lớn nhất của kiến, rất hiếm khi chúng ta thấy một vài con kiến đi lẻ, mà thay vào đó chúng thường đi theo đàn, vì vậy ít có kẻ nào dám bén mảng tới gần.
Bài học: Hãy liên kết những người giống bạn, tạo thành tập đoàn, khi đó mặc dù bạn có là kẻ yếu trong xã hội, cũng chẳng ai dám bắt nạt bạn.
3. Loài kiến là một trong những động vật mà loài voi châu Phi e sợ nhất
Khi những con voi cố gắng tiếp cận những cây được coi là lãnh thổ của loài kiến, ngay lập tức những con kiến hung dữ sẽ bò vào trong mũi của loài voi khiến loài động vật khổng lồ này phải rút lui.
Mặc dù chiếc vòi của loài voi rất chắc khỏe, nhưng đầu vòi và lỗ mũi của nó chứa rất nhiều dây thần kinh vô cùng nhạy cảm. Đây có thể được coi là nguyên nhân khiến loài voi e sợ kiến.
Bài học: Hạ gục đối thủ bằng điểm yếu của chúng. Nắm được điểm yếu là yếu tố then chốt khiến kẻ khác không dám "động" đến bạn.
4. Kiến chăm sóc sức khỏe, tương trợ lẫn nhau
Một loài kiến Nam Mỹ có thể xây tổ bằng nhựa cây có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm. Một số con thậm chí còn tự động rời khỏi đàn trong vòng 4 ngày khi nhiễm ký sinh trùng nấm. Các nhà khoa học Đức phát hiện ra loài kiến Matabele châu Phi cũng thực hiện các hoạt động "cứu hộ", giải cứu đồng loại bị mất râu hoặc chân trong khi săn mồi.
Nếu bị mối tấn công, kiến sẽ tiết ra loại chất đặc biệt để kêu gọi đồng đội trợ giúp. Những con kiến bị thương cũng được đưa về tổ. Kiến thợ biết chăm sóc lẫn nhau. Bạn có thể trông thấy những con kiến "hôn nhau" nhưng thực ra chúng đang cho nhau ăn.
Bài học: Làm việc có đồng đội, chăm sóc tương trợ nhau là động lực quan trọng để sinh tồn!
5. Kiến luôn có sự chuẩn bị lâu dài, không bao giờ "nước đến chân mới nhảy"
Theo Independent, nghiên cứu do Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian thực hiện cho thấy, loài kiến đã dần từ bỏ mô hình săn mồi – hái lượm sau khi khủng long tuyệt chủng 65 triệu năm trước. Khoảng 25 triệu năm trước, kiến đã nuôi trồng nấm để thu hoạch các hạt có chứa protein làm thức ăn. Dinh dưỡng từ loại thức ăn này đã giúp cho quy mô loài kiến tăng trưởng, và tới khoảng 15 triệu năm trước thì kiến cắt lá xuất hiện. Loài kiến cắt lá này cắt lá cây thành những miếng nhỏ, đưa xuống lòng đất để nuôi nấm.
Bài học: Hãy luôn luôn tiết kiệm, dự trữ và chủ động cho tương lai. Chúng ta chỉ là những "kẻ yếu", mà "kẻ yếu" muốn tồn tại lâu dài thì luôn luôn phải có những sự tính toán, kèm theo đó là sự cần cù chắt bóp tích tiểu thành đại và sự chủ động đối với chính cuộc sống của mình.
6. Cần cù, chăm chỉ, không bao giờ dừng lại
Khi bạn chặn đường một con kiến, ngay lập tức nó sẽ quay đầu và tìm một con đường khác. Trừ khi nó bị thương hoặc sắp chết, bạn mới thấy 1 con kiến đi bộ, đó chính là đức tính hoạt động không ngừng, vô cùng chăm chỉ của loài kiến.
Bài học: Chúng ta không phải "kẻ mạnh", không có điều kiện hơn người thì phải cần cù chăm chỉ là tất nhiên, và thêm vào đó là luôn luôn cố gắng tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình, nếu tắc thì hãy chọn hướng khác, đừng bao giờ dừng lại.
7. Không bao giờ hấp tấp nguy hiểm
Nghiên cứu của Đại học bang Arizona, kiến thợ sẽ đi do thám trước những địa điểm tiềm năng. Nếu cảm thấy ưng ý, chúng sẽ quay về và gửi tín hiệu: "đi theo tôi" bằng loại chất đặc biệt trên cơ thể.
Bài học: Đã là "kẻ yếu" thì phải biết chờ đợi thời cơ, chúng ta không mạnh thì phải tránh những nguy hiểm ở mức tối đa, mồi ngon đến miệng thì cũng phải khéo léo mà ăn, không được vồ vập. Đó là qui tắc sống còn cuối cùng!
8. "Đi mà xem những con kiến, mới thấy chúng ta là những kẻ lười biếng. Hãy xem chúng làm gì để học cách khôn ngoan"
"Kiến nhân viên" ghi nhớ các địa điểm có thức ăn, chúng báo cho "kiến lãnh đạo" thông qua râu để "kiến lãnh đạo" tiến hành bước tiếp theo. Các con "kiến lãnh đạo" cũng dạy những con "kiến nhân viên" cách để định vị thức ăn và nhớ nơi đặt thức ăn. Kiến "lãnh đạo" và "nhân viên" áp dụng kỹ thuật chạy nối đuôi nhau - tức con kiến này hướng dẫn những con khác bò từ ổ của chúng đến nơi có thức ăn.
Theo Giáo sư Nigel Franks: "Kiến tuy là loài động vật có bộ não nhỏ hơn của người hàng triệu lần nhưng lại rất giỏi trong "công tác" dạy và học".
Nếu những con "kiến lãnh đạo" tự tìm thức ăn một mình, chúng sẽ đến nhanh hơn 4 lần so với khi chúng đi cùng những con "kiến nhân viên". Chỉ dẫn và dạy dỗ nhân viên ghi nhớ các địa điểm có thức ăn và truyền tín hiệu cho nhau bằng râu là quá trình chậm hơn nhiều. Thỉnh thoảng một số con "kiến lãnh đạo" "ngoạm" bằng miệng và "lôi" những con kiến nhân viên đến nguồn thức ăn. Làm thế này sẽ nhanh gấp 3 lần so với đi nối đuôi con trước con sau. Các con kiến lãnh đạo dường như sẵn sàng sửa đổi hành vi của những con kiến khác và chấp nhận giảm hiệu quả riêng của chúng.
Bài học:
- Các nhà lãnh đạo vĩ đại là những người cố vấn đầy kinh nghiệm và mẫn cán, luôn sẵn sàng dành thời gian và tài năng để dạy dỗ những người khác. Họ thích làm các việc đúng hơn là nhanh. Họ xem thành công lâu dài quan trọng hơn là thành công trước mắt.
- Việc lãnh đạo hiệu quả là kết quả của quá trình truyền thông và tương tác. Ở đâu có sự rõ ràng, ở đó sự tin cậy tăng lên.
- Một nhà lãnh đạo quan tâm là người dạy dỗ những người khác từng bước phù hợp với khả năng của họ. Đủ nhạy cảm đề biết khi nào cần kiên nhẫn hoặc cần củng cố, tăng cường một bài học, hoặc biết khi nào có thể bước tiếp bước tiếp theo là rất quan trọng.
Blog Radio sưu tầm và tổng hợp.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu