Phát thanh xúc cảm của bạn !

3 triết lý sống của người Nhật giúp bạn chi tiêu một cách khôn ngoan, cuộc sống hạnh phúc hơn

2021-12-14 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Rất nhiều quyết định tài chính sai lầm không thật sự xuất phát từ sự hiểu biết về tiền bạc mà là do chúng ta đang bị cảm xúc chi phối.

***

Hiểu được ý nghĩa của triết lý sống thâm thúy này cho phép bạn lấy lại niềm tin và sự kiểm soát để có thể xử lý tốt hơn các vấn đề tài chính bạn đang đối mặt.

Nếu bạn đang tìm cách để quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả, có rất nhiều công cụ và lời khuyên mà bạn có thể tìm được ở trên mạng hoặc thông qua những người có kinh nghiệm xung quanh mình. Nhưng hãy đối diện với sự thật: Rất nhiều quyết định tài chính sai lầm không thật sự xuất phát từ sự hiểu biết về tiền bạc mà là do chúng ta đang bị cảm xúc chi phối.

Tiêu xài quá mức cũng giống như việc ăn uống vô độ, bởi vì bạn đang kiệt sức, bạn quá mệt mỏi, bạn gặp phải áp lực tâm lý và chỉ muốn tìm một thứ gì đó để xoa dịu bản thân. Những tổn thương từ thời thơ ấu không được chữa lành cũng là một yếu tố góp phần thúc đẩy việc chi tiêu không kiểm soát sau khi chúng ta trưởng thành. Nhiều người mù quáng lao đầu vào kiếm thật nhiều tiền hơn sau khi họ phát hiện ra có bao nhiêu tiền cũng không đủ làm họ hạnh phúc.

Trên trang blog cá nhân của Rahul Chowdhury, một nhà ngôn ngữ học mới đây đã chia sẻ một bài viết vô cùng thú vị nói về những từ trong tiếng Nhật và cũng là triết lý sống cực kỳ khôn ngoan đã giúp anh kiểm soát được thói quen chi tiêu của bản thân.

Chowdhury cho biết, việc học những từ ngữ mới chứa đựng các khái niệm về giá trị, kinh tế và theo đuổi cuộc sống tốt đẹp có thể giúp chúng ta có suy nghĩ khác đi về tiền bạc. Hiểu được ý nghĩa của những triết lý sống thâm thúy này cho phép bạn lấy lại niềm tin và sự kiểm soát để có thể xử lý tốt hơn các vấn đề tài chính bạn đang đối mặt.

yeu_-_doi

Chisoku

Chisoku nói về việc hài lòng với những gì bạn đã có. Chúng ta thường mua nhiều hơn mức cần thiết là do bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông hoặc tiếp thị cũng như không thể kiềm lòng trước những cám dỗ và ham muốn của bản thân.

Trong cuốn sách The Art of Simple Living, thiền sư Shunmyo Masuno giải thích Chisoku như sau:

"Trong Phật giáo, Chisoku có nghĩa là 'Hãy hài lòng'. Chúng ta biết bao nhiêu là đủ, tìm kiếm sự hài lòng trong những gì mình đang có.

Ham muốn của con người là vô tận. Khi chúng ta có 1, chúng ta lại muốn 10. Khi có được 10, ta lại muốn có 100. Mặc dù biết rằng bản thân không cần đến nhưng con người không thể kiềm chế mong muốn của mình. Một khi bị nhấn chìm bởi những cảm xúc này, bạn sẽ không có cách nào để thỏa mãn bản thân".

Trong những lúc đi mua sắm hoặc chuẩn bị bấm thanh toán giỏ hàng, nhớ đến triết lý Chisoku sẽ giúp bạn cắt giảm các chi tiêu không cần thiết.

"Hãy khắc sâu nguyên tắc này vào tâm trí của bạn: Ngừng tiêu tiền vào những thứ bạn không cần. Thay vào đó, hãy tiết kiệm số tiền này để đầu tư vào những thứ hữu ích hơn, những điều mang đến niềm vui thật sự lâu dài trong cuộc sống", Chowdhury viết.

su-nghiep-10

Wabi Sabi

Wabi Sabi nói về việc tìm kiếm vẻ đẹp trong sự không hoàn hảo. Khi mọi thứ cũ đi và suy tàn, chúng lại càng trở nên đẹp hơn nữa.

Con người luôn yêu thích những thứ mới mẻ. Với việc theo đuổi những cái mới, chúng ta dễ rơi vào vòng xoáy của việc mua sắm nhiều hơn và không cần thiết.

Chẳng hạn như khi Chowdhury muốn mua một chiếc ví mới vì anh liên tục nhìn thấy các hình ảnh quảng cáo về những loại ví da đẹp đẽ bắt mắt. Mặc dù chiếc ví hiện tại của anh đã cũ nhưng nó vẫn còn rất tốt, không bị bất kỳ vết trầy xước hay hư hỏng chỗ nào.

Chính triết lý Wabi Sabi đã giúp Chowdhury nhìn nhận lại ham muốn mua sắm bốc đồng của mình. Anh nhận ra rằng các loại ví anh nhìn thấy trên mạng đều không có độ bóng đẹp như chiếc anh đang dùng. Và anh quyết định từ bỏ ý tưởng mua ví mới, tiếp tục sử dụng chiếc ví hiện có cho đến khi nó không dùng được nữa thì thôi.

"Công việc của quảng cáo chính là làm cho các sản phẩm mới trông hấp dẫn nhất có thể. Đó là cách họ thu hút khách hàng. Tuy nhiên nếu bạn bắt đầu học cách đánh giá cao vẻ đẹp của những thứ mình đang sở hữu, bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn không cần phải thay mới đồ đạc thường xuyên".

Bằng cách này, bạn sẽ có thể tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí chỉ để chạy theo xu hướng, từ quần áo, đồ công nghệ, cho đến các thứ vật dụng bạn đang dùng hàng ngày.

co-gai-tai-nang

Mitate

Sau khi đã thêm một chút Wabi Sabi trong suy nghĩ, bạn hãy nhìn mọi thứ xung quanh mình qua lăng kính Mitate.

"Mitate dạy chúng ta rằng mỗi đối tượng có nhiều hơn một mục đích. Lớn lên trong một gia đình Ấn Độ, tôi luôn có suy nghĩ này từ thời thơ ấu của mình. Tôi đã thấy mẹ tôi bóc nhãn từ lọ mứt và sử dụng chúng làm hộp đựng gia vị. Việc bỏ tiền mua một cái lọ để đựng bột ớt thật sự là khái niệm thật xa lạ đối với tôi", Chowdhury viết.

Khái niệm này chắc chắn có thể giúp bạn sử dụng tận dụng được nhiều nhất mọi thứ mà bạn sở hữu. Nhìn ở góc độ lớn hơn, Mitate cũng có thể giúp bạn khám phá tất cả các loại khả năng tiềm ẩn trong một vấn đề, một sự vật, sự việc.

Chi tiêu có ý thức không có nghĩa là hà tiện

Chowdhury cho biết: "Mặc dù tôi luôn tiết kiệm đến mức tối đa nhưng không có nghĩa là tôi đang sống hà tiện.

Tôi có thể vung tiền vào những món đồ hay những trải nghiệm mà chúng khiến cho tôi hạnh phúc thật sự. Và chi tiêu có ý thức cho phép tôi làm điều đó.

Với tư duy chi tiêu có ý thức, tôi có thể để dành tiền cho những thứ mang đến giá trị đối với cuộc sống của mình, chứ không phải để mua sắm vô tội vạ. Chính các triết lý tuyệt vời của người Nhật đã giúp cho tôi có được những quyết định sáng suốt".

Theo Pháp luật và bạn đọc

Mời xem thêm chương trình

Đừng áp lực về độ tuổi bạn sẽ kết hôn | Radio Tình yêu

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mùa hè

Mùa hè

Sự khởi đầu hay kết thúc không phản ánh bằng thời gian, điều đó không cần phản ánh hay suy xét. Định nghĩ về thì giờ giữa chúng tôi chẳng còn là một khái niệm, chúng tôi chỉ đơn giản muốn bên nhau chẳng thể tách rời...

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Chúng ta có quyền tự do để tạo ra những chương mới, viết nên những câu chuyện mới, và xây dựng những ý nghĩa mới. Mỗi ngày là một trang mới, và mỗi bước đi là một câu chuyện mới đang được viết.

Nhớ

Nhớ

Em ngồi đây bỏng cháy Tim thành bụi mất rồi

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Vật chất mình tìm được không đuổi kịp trái tim mình đang loạn. Bằng cấp mình đang có không chạy đuổi kịp suy tâm. Công việc mình hiện đang làm chưa hẳn là việc mình yêu thích. Cuối cùng bản thân mình thích gì mình cũng không rõ. Nhưng lại rất vội.

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

back to top