Phát thanh xúc cảm của bạn !

Xót xa tột cùng…

2013-02-18 16:59

Tác giả:


Bài dự thi Tết trong tim tôi

23 tết, hai tay tôi bị khóa chặt bởi sợi xích dày lồm cồm luồn qua hai chân kéo lên tận cổ tôi. Mặc bộ quần áo sọc trắng đen giống những người tù, tôi bị ông bà Táo lôi lê lết vào thiên đình. Trước mặt Ngọc Hoàng tươi roi rói và với bộ mặt khốn khổ của tôi, họ tâu:

-    Thưa Ngọc Hoàng, đây là đứa con bất hiếu nhất trong những đứa bất hiếu, vô cảm và không biết yêu thương. Xin Ngọc Hoàng hãy trừng trị hắn thích đáng, hãy đày hắn xuống địa ngục, để cho bọn ma quỷ ăn thịt hắn.

Nghe nói về mình như vậy, tôi bất giác kêu lớn minh oan:

-    Không…, không…tôi không phải như vậy mà, oan cho tôi quá... Xin Ngọc Hoàng đừng tin lời họ, đừng cho con xuống địa ngục mà, con sợ lắm, Ngọc Hoàng ơi… Ngọc Hoàng…
Rồi bỗng như có cánh tay nào đó lay tôi thật mạnh, giọng í ới vang dội:

-    Ông Minh, ông Minh ơi, tôi nè, Huyền nè, dậy đi, có chuyện gì vậy?

Tôi ngồi bặt dậy, hai tay phết vội mồ hôi thấm đẫm trên trán. Thì ra tôi mơ ngủ. Và người con gái đã lay tôi dậy, là cô bé Huyền hàng xóm của tôi, hay qua nhà tôi chơi lúc sáng sớm. Với vẻ mặt không cắt ra được hột máu nào, tôi nói:

-    Huyền biết không? Minh mới trải qua một giấc mơ kì lạ, tí xíu nữa là Minh bị ném xuống địa ngục rồi, may mà có Huyền đánh thức. Cảm ơn Huyền nhiều lắm!

-    Thua cái ông này luôn, lớn già đầu rồi mà vẫn sợ ba cái giấc mơ vớ vẩn. Thôi xuống nhà vệ sinh cá nhân rồi ăn sáng đi, xong rồi lên gặp tôi, tôi có chuyện muốn nói với Minh.

Tôi gật đầu ra vẻ đồng ý, rồi chạy xuống nhà tắm, đánh răng rửa mặt, ăn vội phần bún bò ba tôi mua để dành cho tôi, ngồi phía đối diện mẹ tôi vừa nhìn tôi ăn vừa cười tươi tắn như mọi ngày, mẹ đã luống tuổi rồi mà tính cứ như “trẻ con” ấy. Ăn xong tôi lại đi lên lầu xem cô hàng xóm hôm nay có chuyện gì mà muốn thổ lộ với mình đây.

Vừa đẩy cửa vào phòng, tôi đã trông thấy Huyền ngồi ngó ra cửa sổ lơ đễnh. Thấy tôi, cô bạn hai mắt to tròn, cười ra vẻ dễ thương và vào đề luôn:

-    Ông Minh này, tối hôm qua tôi lướt trên mạng thấy báo “VN today” có tổ chức cuộc thi viết về Tết đó. Giải nhất đến ba triệu đồng lận, thế là tôi ngồi gõ cặm cụi cả đêm, đến gần hai giờ sáng tôi mới viết xong bài dự thi. Viết xong là tôi gửi cho họ liền. Mà tôi nghĩ rằng, nếu có cả ông viết nữa thì hay biết mấy, vì xác xuất trúng giải của hai đứa mình cộng lại cao hơn của mình tôi là cái chắc. Nếu một trong hai đứa mình trúng giải thì sẽ chia cho đứa con lại một nửa hoặc bao nó đi Đầm Sen Tết này. Ông chịu không?

-    Trời ơi! Bà có bị ấm đầu không vậy, sao lại đi kêu cái thằng môn văn dốt đặc như tôi đi thi viết chứ. Bà muốn mấy giám khảo cười thúi đầu tôi hả?

-    Viết bài dự thi không giống với viết văn cho cô giáo chấm điểm đâu. Mà ban giám khảo cũng biết ông là ai đâu mà cười ông được chứ!

-    Tôi không viết đâu.

-    Năn nỉ ông đó, ông viết đi mà. Nha... Nha…

-    Tôi nói không là không. Đừng năn nỉ mất công làm chi.

Dường như bị dồn đến nước đường cùng, Huyền nhíu hai mi mắt tỏ vẻ khinh thường:

-    Ông không viết thì thôi. Nhìn cái mã ngoài “đẹp giai” như ông mà không viết nổi một bài viết, thật tệ quá đi. Thôi tôi đi nhờ thằng Hải viết với tôi vậy.

Tôi như bị đánh trúng tim đen, phải nói là vậy đó, mỗi khi có ai dám chê bai cái vẻ bảnh trai của tôi thì y như rằng tôi nhảy liền vào miệng họ, như muốn ăn tươi nuốt sống họ vậy đấy. Rồi còn cả thằng Hải con nhà giàu nữa, nhà nó ở cuối xóm, tôi ghét cái vẻ khoe khoang của nó cực, cứ mỗi lần thấy Huyền chơi với thằng ôn đó là tôi không chịu được. Lòng hậm hực, tôi đành thốt lên:

-    Thôi thôi được rồi, tôi sẽ viết bài mà, miễn là Huyền đừng chơi với thằng Hải nha.

Huyền cười ra vẻ đắc chí:

-    Thế là ông đồng ý rồi nhé. Có thế chứ, ông cứ yên tâm mà viết, tôi sẽ không chơi với thằng Hải đâu.

Nói đến đây tôi mát lòng mát dạ, rồi hai đứa tôi ngoắc tay nhau hứa hẹn giữ trọn giao kèo. Sau đó cô bé còn dặn dò tôi nữa:

-    À quên nữa, ông Minh nè, ông viết và gửi luôn đi, 12 giờ trưa nay là hết hạn nộp rồi, địa chỉ mail gửi bài có ở trên mạng đó, ông cứ mở ra mà xem.

Đột nhiên có tiếng gọi vọng lớn từ nhà Huyền, thì ra mẹ Huyền gọi cô bạn về nhà để đi chợ giúp bác. Huyền động viên tôi vài câu như: “Ông “đại thi hào” cố gắng viết hết mình nhé”, rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà.

Bóng Huyền lặng lẽ trôi mất, để lại riêng cho tôi không gian yên ắng của buổi bình minh trong xanh. Như lời đã hứa với Huyền, tôi khởi động liền chiếc PC “đồ cổ” hiếm có của mình, rồi mắt đảo điên nhìn xa xăm.

Thú thực với các bạn là trên lớp môn văn tôi cực kỳ í ẹ, cộng với cái nét chữ xấu độc quyền của mình, nên hiếm lắm tôi mới được điểm 6, thường ngày toàn 4 với 5. Có hôm thấy “văn tôi” đần độn, cô giáo không chịu nổi phải thốt lên: “Minh à, em có hận thù gì với môn văn, thì em nên nói ra, sao cứ làm khổ nó hoài thế”. Những lúc như vậy tôi chỉ biết cúi đầu ngậm bồ xoàn mong chờ sao cho thời gian trôi qua thật nhanh để lại được về nhà, để thoát khỏi nỗi nhục bự chảng trên đầu. Nói như thế có nghĩa là nếu các bạn đang đọc những dòng chữ này thì đừng cho rằng tôi đang viết văn nhé, tôi chỉ viết lại thành văn mà thôi, “viết lại” thì dễ hơn là “viết đi”.

Chả biết viết gì, tôi đành lên mạng tìm đọc mấy bài năm ngoái đoạt giải, tôi thấy những người đoạt giải ấy, họ nếu như không ăn tết xa nhà thì cũng mất người thân rồi nhớ nhung lại, hoặc họ có ở nhà họ dịp tết nhưng cũng phải bắt người thân của họ ở xa không về cùng họ. Thật những hoàn cảnh éo le đó dễ đem lại cho các nhà văn những cảm xúc dào dạt, giúp họ lên ý tưởng và diễn đạt trôi chảy, quan trọng hơn là họ sẽ lấy được cảm tình của những người chung cảnh ngộ hay nước mắt của ban giám khảo.

Tôi thì không ở những hoàn cảnh như họ, nhà tôi có cả thảy 5 người, ông bà nội tôi, cha mẹ tôi và tôi, không ai mất cả, cũng chẳng có ai tết này phải xa xứ, rồi tôi cũng đâu có cơ hội mùng một tết ngồi xa gia đình xướt mướt những dòng chữ như: “cả nhà yêu dấu, con nhớ nhà ta, nhớ cả những cái tết xưa kia lắm” đâu!

Rối rắm ngoài vùng phủ sóng với cái gọi là “ý tưởng”, tôi vò đầu bứt tóc, chán rồi tôi bẻ khớp tay khớp chân, săn tay áo, nói chung là đủ trò. Dù vậy tất cả chẳng ăn nhằm vào đâu cả, tôi vẫn không biết viết gì. Chán nản tôi phớt lơ luôn cái thanh đen nháy nháy liên tục của Word, mắt ngó lơ thiểu não qua khung cửa sổ trước mặt, cùi chỏ đặt trên bàn chống đỡ cho cái bộ mặt méo xệch đi của chủ nhân nó.

Ôi mém tí nữa tôi quên mất, nhà tôi gần chợ, chỉ cần ngó qua cửa sổ là có thể thấy cả khu chợ đầy người là người chen chúc nhau nói nói chỉ chỉ, đi đi lại lại, lâu lâu bỏ miếng bò hay mấy củ cải trắng vào giỏ của mình. Hôm nay gần tết nên đông người lắm, mọi người tranh thủ mua sắm để chuẩn bị cho gia đình mình. Chú năm, cái chú bán hàng mã ấy, làm việc không ngơi nghỉ, cả chị sáu bán cá nữa, tay cứ thoăn thoắt làm cá cho người mua. Cái cảnh tượng ấy thật là vui nhộn, mà nếu người ta đội thêm trên đầu mấy cộng lông gà lông vịt thì không khác gì lễ hội Carnaval tôi xem trên truyền hình cả nhỉ.

Bất giác tôi trông thấy một người đàn bà trung niên khoảng 50 tuổi, tóc lấm chấm muối tiêu, hai tay gầy đẹt, bà có sống mũi cao, miệng cười phúm phím, trán hơi nhô ra một ít, hai mắt sâu tít vào trong như hai viên đạn ăn sâu vào bức tường, phía trên là cặp lông mày đậm nhún lên nhún xuống, tóc bà xõa đến tận nửa lưng và hơi rối. Bà khoác trên mình bộ áo quần bà ba với cái áo xanh nhẹ màu nõm chuối đã sờn đi vì năm tháng. Tôi cảm thấy chân bà có cái gì đó là lạ, nhưng tôi không chắc lắm vì nhìn không nhìn rõ do có đông người qua lại quá.

Dường như hiểu được ý tôi hay sao ấy, bà liền nhảy đứng lên, tay quơ qua quơ lại, chân bước thành nhịp 2/4 , bà quay một vòng tròn, bà thụt lùi, nghiêng trái, nghiêng phải, đẹp mắt không kém gì nghệ sĩ Braxil múa Carnaval. Nhưng một lát sau, có vẻ như bà “nhảy” quá chớn. Bà đụng phải hết người này đến người kia, bà giật cả mũ của họ tung lên trời, bà chỉ vào những con cá, con tôm mà thích thú, bà làm trẻ em phải khiếp sợ mà phát khóc. Người ta tránh xa bà ra, nhưng người ta càng tránh bà càng “phiêu” hơn với điệu nhảy của mình. Riết rồi có mấy người bảo vệ chợ lao ra ghìm chặt lấy bà, rồi họ đem bà đi đâu đó.

Đến bây giờ khi mấy người bảo vệ mang bà ra khỏi đám đông trung tâm của chợ, tôi mới khẳng định được cái điều lạ dưới chân bà: Bà không mang dép. Và cũng chỉ có những người bị thần kinh mới có những hành động như vậy, bà bị điên, chắc chắn là thế. Sau cảnh tượng đó, ngôi chợ lại nhộn nhịp trở lại, cảnh người mua người bán chen chúc nhau lại bắt đầu. Trong vài giây sau tôi thấy thương bà sao sao ấy, người đàn bà ấy có tội tình gì đâu mà trời lại bắt bà phải bị điên cơ chứ, lòng trắc ẩn trong tôi lại trỗi dậy như sóng vỗ ào ào lên mặt cát. Bất chắc, tôi vội chạy vụt nhanh đến cửa ngoài để xem sự tình người đàn bà khốn khổ. Một nỗi cay đắng nghẹn ngào ào qua nuốt trọn tâm hồn tôi trong sâu thẳm. Tôi vừa mới chạy xuống cầu thang thì chuông cửa reo lên, cùng với đó là tiếng bạn Huyền dồn dập:

-    Minh ơi, ra mở cửa nhanh đi Minh.

Nghe thấy Huyền tôi lại sợ nó càu nhàu, vì từ lúc nó đi tôi chả viết được cái gì cả, nhưng tôi vẫn muốn xem sự tình bà điên kia ra sao.

Tôi mở chốt, kéo cửa cái doẹt, đứng trước mặt tôi đương nhiên là Huyền và cả mẹ tôi nữa, mẹ cười tươi roi rói luôn. Tôi đỡ hai người vào nhà rồi rót nước cho mọi người uống. Ánh mắt mẹ nhìn tôi vẫn triù mến như ngày nào, dù có đôi chút long lanh và sộc sệt.

Rồi Huyền mở lời:

-    Mình gặp bác gái đang bị mấy ông bảo vệ chợ dẫn đi ở đầu ngõ, chắc là họ mang bác về nhà, thấy thế mình xin mấy ông ấy thả bác gái ra rồi tự tay mình sẽ đem bác về cho.

Nói đến đây chắc các bạn cũng hiểu ra cái sự thật cay đắng rồi chứ: Mẹ tôi chính là người đàn bà khi nãy. Chuyện là gần 1 năm trước, mẹ tôi bị git hụi, mất hết số tiền mà mẹ dành dụm cả đời mới để dành được, định hốt hụi là đem số tiền ấy cho ba đi mổ khối u dưới mang tai. Ba tôi vẫn được mổ, nhưng là bằng số tiền vay ngân hàng, không chừng nay mai ngân hàng lấy đi căn nhà này là chúng tôi chẳng biết chỗ nào dung thân nữa. Mẹ tôi sau chuyện ấy ũ rũ suốt ngày, bà không ăn không uống, nhốt mình trong phòng, rồi một ngày bà chạy khắp làng khắp xóm. Chúng tôi liền đưa mẹ đến bệnh viện mới biết bà bị thần kinh nhẹ, bác sĩ cho thuốc về nhà tự uống, nhưng chẳng hiểu sao bệnh tình mẹ ngày càng nặng. Ông bà nội cũng đã yếu thế nên mấy tháng nay tôi đã phải đi phụ hồ giúp gia đình. Gần tết, nhà thầu mới cho nghỉ.

Tôi nhìn hai người phụ nữ trước mặt mình mà mắt ngấn ngấn lệ. Như hiểu được lòng tôi, Huyền nắm lấy cổ tay tôi ấn vào nắm lấy bàn tay mẹ, người mẹ ấy tôi yêu thương vô cùng, người mẹ đã hy sinh cả đời mình cho gia đình bé nhỏ.

Bạn đọc có hiểu cảm giác lúc này của tôi không? Ngồi trước mặt mẹ tôi, nhìn thẳng vào mắt bà, tôi thấy mẹ vẫn là mẹ tôi thôi, rồi cảm giác như bà không phải là mẹ tôi nữa, lát sau lại đích thị là người mẹ ấy, không sai vào đâu được. Nước mắt tôi dội ngược vào trong và đọng lại nơi trái tim bé bỏng của mình, lâu ngày những giọt nước mắt ấy sẽ hóa thành thạch nhũ long lanh đâm thẳng nơi quả tim ấy. Tim tôi có tội gì đâu chứ?

Một lúc sau, chợt nhớ đến bài viết, tôi nhờ Huyền chăm sóc mẹ rồi chạy thẳng lên lầu hoàn thành cho bằng được nó, tay tôi cứ viết, viết mãi, vừa viết tôi vừa cười khúc khích, đôi lúc lại khóc nức nở. Tôi viết liền một tiếng không ngơi nghỉ và nộp cho ban tổ chức.

Bỗng chốc tôi ngồi thờ người ra nhớ đến giấc mơ hồi sáng, các ông Táo bà Táo quả không sai, tôi chỉ là thằng bất hiếu, đã không làm gì cho cha mẹ, lại còn Carnaval này nọ nữa chứ, có lúc tôi chỉ muốn thoát khỏi cái kiếp này cho xong. Nếu xuống địa ngục mà nhìn thấy mẹ tôi hết bệnh, tôi tự hỏi liệu mình có dám đánh đổi hay không? Thế đấy, cõi lòng tôi tan nát trong vô vọng.

Đó là chuyện của năm ngoái, năm nay nhờ có bà con thân thích mỗi người góp một tay nên nhà tôi không bị ngân hàng tịch thu. Dù đã là hơn 365 ngày nhưng tôi thấy mọi việc cứ như ngày hôm qua thôi, mẹ tôi giờ đang ở trong bệnh viện và được các bác sĩ tận tình chăm sóc, ba tôi đã đỡ hơn trước, ông bà nội vẫn khỏe mạnh. Tết này không có mẹ ở bên cạnh, tôi chợt cảm thấy mình thờ dại.

À còn về bài viết nữa chứ… Lần đó tôi và Huyền chẳng đứa nào được giải cả. Ban tổ chức nói rằng bài của tôi viết rất cảm xúc nhưng không thực, mà tiêu chí của cuộc thi là phải xác thực cơ. Tôi cứ tự hỏi mình liệu có ai đốt đèn, rồi lấy hũ che đi hoặc đặt dưới gầm giường không nhỉ? Nhưng không sao, tôi và Huyền vẫn đi Đầm Sen mà, nói đúng ra là “Đầm Sen của chúng tôi” mới đúng, đầm sen ấy kế bên nhà chúng tôi, đúng hơn nữa thì cái “Đầm Sen của chúng tôi” hay ho hơn nhiều cái “Đầm Sen của người đời” lắm ấy chứ.

Tết với người khác có thể là những giây phút ngọt ngào, những nhớ thương da diết, những buồn vui man mác, tết còn có thể là những chuyến du xuân để đời, là những ước vọng tươi mới hay khoảng khắc của những lời yêu mến trao nhau và dù cho tết của họ có là gì đi chăng nữa thì tôi cũng phải ghen tị với họ, bởi vì Tết trong tim tôi chỉ biểu lộ một cảm xúc duy nhất mà thôi, “xót xa tột cùng”.



  • Bài dự thi của huy minh - minhhuy611@

Để bình chọn bài viết này mời bạn để lại bình luận - phản hồi cuối bài viết!



Để những câu chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn
.


Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Phụ nữ 4 con giáp này được hưởng phúc về đường tình duyên, càng lớn tuổi càng hấp dẫn

Phụ nữ 4 con giáp này được hưởng phúc về đường tình duyên, càng lớn tuổi càng hấp dẫn

Thời gian trôi qua, có những thứ càng trở nên quý giá, giống như rượu càng ủ lâu càng thơm. Vẻ đẹp của 4 con giáp này cũng tựa như vậy.

Một mình trong đêm

Một mình trong đêm

Và cô cũng biết rất rõ cô không thể xa công việc, xa đồng đội, xa ước mơ của cô là đem lại cuộc sống bình yên cho mọi người, như ngày nào cô đã thề và đã hứa rất xúc động rất dũng cảm trước cờ Tổ quốc cờ Đảng thân yêu.

Viết cho em

Viết cho em

Em viết cho em những năm còn vụn vỡ Lúc tình yêu em tìm chẳng thấy đâu Trái tim em găm đầy mảnh dao nhọn Và em ước gì mình chưa từng thương ai

Ngày bố đi

Ngày bố đi

Nó bắt đầu biết giúp mẹ làm việc, cái mảnh sân đầy lá hôm nay đã được bàn tay vụng về nhỏ xíu đó quét gọn, đống chén bát chất đống đó đang dần dần được vơi đi, mấy bộ quần áo hình như mấy ngày chưa giặt cũng đã được nó đem đi sưởi nắng cùng dàn hoa thiên lý. Nó dần hiểu chuyện hơn.

Làm được 3 điều này, cuộc sống mới thật sự nhẹ gánh, vô cùng đơn giản nhưng ít ai nhận ra để thay đổi

Làm được 3 điều này, cuộc sống mới thật sự nhẹ gánh, vô cùng đơn giản nhưng ít ai nhận ra để thay đổi

Nếu sống với kiểu suy nghĩ này thì chắc chắn cuộc đời bạn sẽ là một chuỗi bi kịch.

Mẹ - thần tượng tỏa sáng trên sân khấu mang tên cuộc đời con

Mẹ - thần tượng tỏa sáng trên sân khấu mang tên cuộc đời con

Bản thân tớ cũng là người không thích những ai nói nhiều, vậy mà người sinh ra tớ lại nói rất nhiều. Mẹ nói luôn nói không ngừng, nhắc tôi từng chút một. Đôi khi tớ thấy khó chịu lắm nhưng một lúc sau suy nghĩ lại thấy mẹ nói thật đúng, tất cả những lời mẹ nói chỉ muốn tốt cho tớ.

Ước mơ mà không kèm hành động thì dù có cánh cũng không bao giờ bay tới đích

Ước mơ mà không kèm hành động thì dù có cánh cũng không bao giờ bay tới đích

Trong cuộc sống hiện nay, không phải ai cũng có ước mơ, hoài bão và bản lĩnh đương đầu với khó khăn. Vậy nếu không có được những yếu tố này thì ta sẽ trở nên như thế nào?

Khám phá tính cách nổi bật nhất của người thuộc 4 nhóm máu A - B - AB - O

Khám phá tính cách nổi bật nhất của người thuộc 4 nhóm máu A - B - AB - O

Tính cách nổi bật nhất, không lẫn đi đâu được của người thuộc 4 nhóm máu A, B, AB, O là gì?

Tiến bước về phía trái tim

Tiến bước về phía trái tim

Vê ra xa mẹ Đức nhưng trái tim cô luôn có bóng hình mẹ luôn ngập tràn tình yêu dành cho mẹ, cô xa nước Đức nhưng đất nước thứ nhất của cô luôn hiện diện trong bóng hình cô, từ mái tóc, đôi mắt, giọng nói và cả máu đang chảy trong cơ thể của cô nữa.

Lời hứa tháng mười (Phần 4)

Lời hứa tháng mười (Phần 4)

Huy nắm chặt điện thoại trong tay, trái tim đập vang dữ dội. Cô ấy khóc sao? Mộc luôn là cô gái cứng rắn, cậu chỉ thấy cô ấy khóc một lần duy nhất ở buổi sinh nhật bất ngờ hôm ấy. Chuyện gì đã khiến cô ấy phải khóc, càng nghĩ đến cậu cảm thấy càng lo lắng.

back to top