Phát thanh xúc cảm của bạn !

Vũ Xuân Trường – Cử nhân Luật khiếm thị đầu tiên của Việt Nam

2012-12-26 11:35

Tác giả:


Bình chọn bài viết bằng cách nhấn vào nút Chia sẻ (share) lại nội dung thông tin dẫn lại bài viết này tại FanPage của Blog Việt

Bài dự thi Cuộc sống vẫn tươi đẹp

Lời tác giả: Tôi tình cờ bắt gặp cuộc thi và cảm thấy thú vị với ý nghĩa nhân văn của chương trình đối với người khuyết tật. Tôi vốn không thích định kiến xem người khuyết tật là đáng thương hại, là phải cho họ cái gì đó, từ thiện...vì thật ra họ chỉ thiếu phần này thì họ giỏi năng lực khác, họ làm được nhiều thứ, cái họ thiếu là một môi trường đủ lành mạnh và công băng, tạo điều kiện cho họ phát triển như một người bình thường.

Tôi  nghĩ đến một người bạn mà tấm gương học tập kiên trì bền bỉ của anh có thể tiếp thêm sức mạnh cho bất kỳ ai cảm thấy sự học khó khắc hoặc rên rỉ cuộc đời bất công. Người nhận ra như tôi cũng nhiều, song cũng chả ý nghĩa gì mấy, điều đang cần là làm gì đây trong chính hoàn cảnh này, liệu có  thể làm gì để tốt hơn chăng, thay vì ngồi và tiếp tục than vãn? Nghĩ đến điều đó, tôi viết bài này suốt vài ngày nay, lục lại tư liệu cũ và ý nghĩa nhân văn của cuộc thi đã níu tôi ở lại, tôi muốn dành thời gian cho bài viết này dù thời gian đã gần kề. Năng lực viết có hạn, tôi chỉ làm được một việc là thật lòng mà thôi...

Một ngày cuối năm, tôi được giới thiệu đến anh để thực hiện chương trình quyên góp Lịch cũ để làm tập vở cho người khiếm thị theo sự phát động của nhóm Những Ước Mơ Xanh ở SG. Khi đó tôi còn là một cô giáo cấp 3 tại Thung lũng Mây, một thị trấn nhỏ ở Đơn Dương. Khi tiếp xúc với anh với vai trò Chủ nhiệm Hội Khiếm Thị tỉnh Lâm Đồng, tôi không tin rằng anh bị mù hoàn toàn. Thể nào thì cũng phải thấy chút chút gì đó chứ mù mà sao online ào ào, trả lời mail và tin nhắn nhoay nhoáy, mù mà nghe anh kể anh đi tỉnh này tỉnh kia cứ như người bình thường và hơn cả tôi nữa, phi lý.

Cho đến khi lần đầu gặp anh sau khoảng hơn tháng liên lạc qua internet, trông anh lần dò đi ra đón, hoàn toàn không thấy gì cả, tôi thật tình ngạc nhiên hết sức.

Từ sự ngạc nhiên ấy mà tôi được nghe anh chia sẻ về con đường trở thành thầy giáo tin học của mình, ở trung tâm này, người online được không chỉ có mình anh mà rất nhiều bạn khác, nhanh và thành thục không kém, tôi vẫn mắt tròn mắt dẹt nhìn anh bạn trẻ add nick tôi. Đó là khoảng năm 2008.

Một chàng sinh viên, năm 3 ĐH Luật Hà Nội, phơi phới tuổi xuân và hy vọng, sau một tai nạn, anh mất đi thị lực và sức khỏe của mình. Chới với. Hụt hẫng. Mịt mờ. Vô vọng.

Làm quen với bóng tối, vượt qua các nỗi sợ hãi, anh lần tìm cách để thích nghi với cuộc sống mới, ước mơ trở thành một cử nhân Luật tạm gác lại, anh bắt đầu việc học đầu tiên là nắm thật vững chữ Braille, loại chữ nổi dành cho người khiếm thị với bút và bảng kẹp, làm quen với máy tính và các phần mềm chuyên dụng cho người khiếm thị.

Đứng lên được rồi, anh bắt đầu nhìn quanh, có rất nhiều người khuyết tật như anh, đau khổ như anh đã từng, nhưng không phải ai cũng có thể tự mình đứng dậy, họ chìm trong sự mặc cảm lệ thuộc, sự chán nản, sự cô đơn và tuyệt vọng…Không đành lòng, anh tỉ tê tâm sự rồi gom họ lại, lá rách đùm lá nát, thế là lớp dạy tin học và chữ Braille ra đời trong gian phòng trống hoác, thiếu trước hụt sau cùng với khát khao cháy bỏng trong lòng chàng trai trẻ: làm thế nào để sự học vẫn tiếp tục, cho bản thân mình và cả những người cùng cảnh ngộ, làm thế nào để sống một kiếp người đáng sống?

Hội khiếm thị người mù tỉnh Lâm Đồng dần hình thành như thế, và là một trong số hiếm hoi những hội không nhận được sự bảo trợ liên tục của nhà nước mà chủ yếu là tự thân vận động. Họ sống bằng nghề làm chổi, làm tăm, matxa và tấm lòng của những mạnh thường quân.

Tôi nhìn quanh, căn nhà 15 Sương Nguyệt Ánh lúc  bấy giờ chuẩn bị được giải tỏa, tạm bợ và cũ kỹ, 40 mảnh đời, 40 số phận gắn vào nhau hơn cả tình thâm. Anh bảo bây giờ anh sống không chỉ cho mình nữa, mà cho cả cái gia  đình lớn này, chuyện ăn chuyện học, chuyện đi lại, chuyện buồn vui, chuyện xây nhà, chuyện công ăn việc làm cho cả hội với một người bình thường đã khó, anh còn khó hơn nhiều, vậy mà anh cứ tỉnh rụi.






Trong những năm khốn khó ấy, ước mơ học hành trong anh không ngừng cháy, anh tiếp tục tìm cách để học nốt chương trình Luậtđang bỏ dở dang. Nhưng điều anh đau đáu suy tư không phải là việc học của mình, mà là của các em trong trung tâm.

Chưa có cơ chế nào hỗ trợ cho người Khiếm thị học hòa nhập với người sáng mắt, nên học kiểu gì, thi thế nào là những câu chuyện dài tập mà không phải bao giờ các cơ sở trường học cũng có thể dũng cảm vượt rào.

Sau lưng ghế anh ngồi là một kệ sách ngất ngưỡng các quyển sách to khổ A3 dày cộp, là những sách phổ thông đã được dịch ra chữ nổi, vài em dùng chung một bộ sách nên phải nhường nhau mà học, tôi hỏi anh thế với các môn như toán hình học, làm sao dịch dược cái hình, anh lắc đầu,  tần ngần rồi với tay lấy quyển sách toán lớp 4 trên kệ. Sách giấy trắng, dầy, nặng khoảng hơn một kg. Bộ sách giáo khoa lớp 4 gồm 32 cuốn dày như thế này, giá mỗi cuốn khoảng một trăm ngàn. Cả trung tâm 7 HS lớp 4 nhưng phải dùng chung một bộ sách, cũng là của mạnh thường quân tặng...

Người ta kẹp tờ giấy bìa vào bảng kẹp, mặt dưới của bảng kẹp không bằng phẳng mà lõm vào tương ứng với từng ô kí tự, bấm chặt lại rồi dùng dùi xuyên lỗ. Trông khá đơn giản, nhưng dụng cụ này nếu sản xuất không chuẩn, chỗ lõm ở mặt dưới bảng kẹp bị lệch các kí tự sẽ rất khó sờ thấy. Dụng cụ này sản xuất ở nước ngoài tốt hơn, nhưng mua không những mắc tiền mà còn hiếm nữa, chẳng ai nhập về để bán vì có mấy ai mua... Các ký tự a, b, c được mã hóa theo các vị trí lồi lõm trên giấy và mình dùng tay chạm vào để nhận diện.

Tôi hỏi như thế một em học sinh đi học cần bao nhiêu giấy, bút...Chiêu một ngụm nước, anh bảo: Nếu xài tiết kiệm, mỗi em cần cũng hơn 10 kg giấy/ năm, loại giấy dày, để khi dùi thì vết đâm lồi lên,  nhưng không dày quá vì sức các em đâm không thủng, giấy mỏng thì sau khi đọc vài lần chữ lại chìm xuống. Giấy lịch xài vẫn tốt dù gần đây khủng hoảng kinh tế cũng làm người ta bớt chút nguyên liệu giấy mỏng đi nhiều.

Nhẩm tính trung tâm gần 40 người và ai cũng học, số Lịch cũ được cả huyện đoàn Đơn Dương quyên góp đợt rồi gần 2 tạ  cũng chỉ đủ cho họ dùng khoảng nửa năm. Ngoài ra cũng còn biết bao nhiêu loại tiền và chi phí phát sinh, làm sao có thể lo liệu… Con đường hòa nhập cộng đồng sao quá chông chênh.

Tôi hỏi anh, thế có khi nào các bạn ở đây nản lòng bỏ cuộc thì anh làm cách nào để giúp họ. Anh bảo, điều đầu tiên là anh hiểu được những khó khăn của họ như một người trong cuộc.

Để lấy được tấm bằng cử nhân Luật, anh đã mất 17 năm 6 tháng trời ròng rã, miệt mài, học hoàn toàn như một sinh viên sáng mắt, ngoại trừ việc anh được làm bài thi trên máy tính (đã được hội đồng thi kiểm duyệt). Năm đó, anh đạt điểm cao nhất khóa. Khi trao bằng cho anh, nhiều thầy cô đã không thể kìm lòng, ôm anh bật khóc, nhớ lại lúc người học trò đặc biệt của mình lặn lội đi học ở các lớp từ Bắc đến Nam để bổ sung các lớp còn thiếu, nhớ anh ta với bộ hồ sơ và các loại cam kết khác nhau về năng lực và sự quyết tâm của mình. Nhắc đến học hành, anh luôn miệng cảm ơn thầy Hiệu trưởng của trường Luật năm đó, cuối cùng cũng đã đồng ý cho anh học, đây là một việc chưa từng có tiền lệ, và không phải ai cũng dám đứng ra cam kết việc cho anh mang máy tính vào phòng thi.

Sau bao nhiêu gian khó, bao nhiêu lần tưởng chừng gục ngã, bao nhiêu lần phải giằng co giữa sự sống còn của Hội, gia đình, con cái, sức khỏe, thời gian, tiền bạc và cả những đàm tiếu của người đời, bao nhiêu lần ngước mặt lên trời để nước mắt chảy ngược vào trong, anh đã chạm đích. Tên anh là Vũ Xuân Trường_ người tiên phong khai đá mở đường để ai đó, như anh, đi lại con đường này sẽ thấy dễ dàng hơn, hoặc  ít ra có một niềm tin rằng có người đã từng làm được…

Anh say sưa nói về những dự định trong tương lai, về luật dành cho người khuyết tật, người khiếm thị. Ví dụ như Bộ cấm không cho mang máy tính có chức năng lưu trữ văn bản vào phòng thi và không có ngoại lệ nào cả, thì cơ hội học tập cho người khiếm thị coi như đã mất. Cũng  có nghĩa là nếu không có sự hỗ trợ nào về Luật, thì anh không phải là trường hợp duy nhất vấp phải chướng ngại trong việc học hành_quyền của một con người…

Anh say sưa với đã đang làm “Hỗ trợ Bò sữa cho người khiếm thị” và mở  một Trung tâm Vật lý trị liệu” tại Đà Lạt  để họ “có cảm giác độc lập và tự  nuôi sống mình, em ạ”.Có nhiều việc họ làm tốt hơn cả người bình thường, vì họ rất tập trung,  họ chỉ mất thị lực thôi, nhưng họ vẫn là một người Lao động, vẫn có thể làm việc và cống hiến, không thể nhìn họ như một gánh nặng vô dụng, gắn họ với từ thiện, với sự dựa dẫm mãi được, mình tin họ, hỗ trợ động viên họ, họ sẽ làm được.Ừ, tôi cũng tin như thế, năm nay Tết về Đà Lạt, chắc chắn không quên ghé và thử món chườm đá nóng ^^

Tôi hỏi anh về ước mơ, anh bảo nhiều lắm em, anh vừa tham lam vừa cầu toàn, nhưng nếu chỉ được chọn một, anh chỉ mong mình và những người bạn được sống, được học tập, được làm việc, được cống hiến như một người bình thường.

Một ước mơ giản dị, mà sao thấy nặng lòng quá đỗi…

  • Bài dự thi của Phan Thị Diệu Linh


Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

back to top