Vì sao những tên cướp biển thường thích đeo khuyên tai để "tạo nét"?
2022-10-26 10:25
Tác giả:
Nếu là người yêu thích những bộ phim cướp biển hẳn bạn sẽ không thể không biết đến hải tặc Blackbeard (tên gọi khác là Edward Teach – Cướp biển Râu Đen) hay nhân vật đình đám Jack Sparrow trong seri phim Cướp Biển Vùng Caribe, những tên cướp biển của thuyền trưởng Hook trong Peter Pan…
Chắc hẳn bạn đã từng thấy người ta hay khắc họa hình ảnh những tay cướp biển với đôi khuyên tai cỡ bự và tự hỏi tại sao họ lại “chuộng” món trang sức có vẻ nữ tính đó phải không nào?
***
1. Đánh dấu một trong những cột mốc trưởng thành
Có một thông tin khá thú vị đó là những thủy thủ trẻ khi mới vào nghề – nếu vượt qua Xích Đạo lần đầu trong đời hay đi qua một số vùng đặc biệt (ví dụ như mũi Hảo Vọng), họ sẽ được xỏ hoa tai để đánh dấu sự kiện “trưởng thành”.
2. Ý nghĩa về mặt tâm linh
Ngoài việc đánh dấu các sự kiện quan trọng, hoa tai còn được nhiều người tin dùng vào một số mục đích mang tính chất tín ngưỡng khác. Khá nhiều thủy thủ đi biển tin rằng, nếu đeo hoa tai theo những hình dạng nhất định có thể trừ tà, tăng nhãn lực và cả chống say sóng nữa. Mọi người cũng biết rồi đó, những người đi biển luôn tin vào những quy tắc “bất di bất dịch” cốt cho họ vững lòng tin trước giông bão và sóng gió muôn trùng giữa biển khơi.
3. Coi như là tài sản lo hậu sự
Theo các nhà nghiên cứu, những đôi khuyên tai kia dù bằng vàng, bạc cũng khó mà có thể tạo nên những thay đổi tâm linh hay vật lý phi thường đến thế. Đơn giản là nó có vai trò quan trọng trong cuộc đời người cướp biển như một món đồ đồng hành cùng cho thân xác sau khi không còn trên cõi đời này nữa. Trong một quan niệm về đức tin, người ta tin rằng khi mất đi bạn có đeo trang sức hay của cải quý giá, kiếp sau bạn sẽ có một cuộc sống sung túc hơn, hoặc dùng để “hối lộ” cho những con quỷ sứ dưới địa ngục.
Với lối sống lãng du và có thể đối mặt với tử thần bất cứ lúc nào, cướp biển thường cố tích góp cho mình 1 đôi khuyên thật giá trị bởi nếu không may thiệt mạng, bất cứ ai tìm thấy thi thể, đều có thể bán đôi khuyên tai này đi và dùng tiền đó để chôn cất hoặc gửi thân xác họ trở về quê nhà. Do đó, có không ít cướp biển còn khắc cả tên và quê quán của mình lên món đồ trang sức này với hy vọng sẽ được an táng tử tế.
Trong cuốn Now You Know Big Book of Answers, tác giả Doug Lennox cũng nêu ra thực tế rằng các thủy thủ không chỉ đeo hoa tai mà còn rất hay đeo bông bịt tai, đặc biệt là các thủy thủ phụ trách súng ống trên tàu chiến thời xưa để tránh việc tiếng nổ ảnh hưởng đến thính lực của họ.
Đời sống thủy thủ luôn lênh đênh, trơ trọi với sóng dữ, đôi khi những niềm tin vô hình lại là điểm tựa cho họ vượt qua bao hiểm nguy.
Theo Thể thao và Văn hóa
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Thanh xuân của tôi
Cô và cậu ấy vẫn đi về cùng nhau, vẫn ngồi học cùng nhau ở cái bàn học bên cạnh cửa sổ của cô, thi thoảng vẫn cãi nhau chí choé, giận dỗi nhau như vậy. Nhưng cô không để ý là giờ mỗi lần cãi cọ nhau, cậu ấy ít đôi co với cô hơn, thường im lặng và cũng là người luôn sẽ làm lành trước với cô.

Đánh mất tình yêu
Cuộc sống như thế làm sao có hạnh phúc được hả anh? Bởi thế nên làm sao em có thể đặt niềm tin vào tình yêu được. Trên thế gian này, có mấy ai từng hạnh phúc trong tình yêu đâu. Cả những người yêu và bên nhau hơn mười năm nhưng rồi cũng chia tay.

Mùa đông không anh
Hôm nay, em một lần nữa xâm phạm kí ức của hai ta, lật từng tấm ảnh cũ, em ngắm nhìn gương mặt quen thuộc, nụ cười anh vẫn vậy, ánh mắt vẫn luôn ấm áp và những cử chỉ dịu dàng… vẫn ở đó nhưng em và anh không còn cạnh nhau nữa.

Hạnh phúc riêng của mẹ
Tại sao con lại ích kỉ không quan tâm tới cảm nhận và suy nghĩ của mẹ. Rồi con nhận ra khoảng cách giữa mẹ và con dần lớn hơn là khi mẹ quyết định đi bước nữa cùng chú ấy.

Những lời chưa kịp nói: Một mối tình tuổi trẻ
Tôi không bao giờ quên cảm giác ngày hôm ấy – vừa hồi hộp, vừa hạnh phúc. Gặp gia đình cô ấy, nhìn thấy nơi cô ấy sinh ra và lớn lên, tôi như cảm nhận được sự ấm áp của một gia đình, như được trở về quê hương của chính mình.

Thích ứng với cô đơn
Những chuyện ngày xưa kể nhau nghe hằng tuần đã trở thành những thước phim tồn đọng, và chính chủ cũng đang dần quên đi những nỗi đau chứa đựng bên trong đó mất rồi.

Nếu có kiếp sau... chỉ mong hai chữ “tương phùng”
Với cô, anh là khoảng trời bình yên sau bao giông bão của cuộc đời. Để rồi thương nhau.

Hành trình chữa lành và sống sót sau chia tay
Thi thoảng, mình lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp với người ấy, rồi lại tự đặt ra vô vàn câu hỏi, kiểu nếu như mình đã làm khác đi, nếu như mình kiên nhẫn và vị tha hơn, nếu như người ấy chịu thay đổi đi một chút nhỉ…

Mùa đót chổi
Hân thương các học trò của mình. Tình thương yêu của Hân, một cô giáo miền xuôi vượt đèo, lội suối lên gieo chữ nơi miền ngược suốt ba năm nay là cố gắng dạy cho các em viết được những nét chữ nắn nót, vuông vắn, biết đọc ê a đánh vần hay những phép tính, bài toán đơn giản.