Trường THPT Việt Đức thả chim bồ câu thay cho bóng bay trong ngày khai giảng năm học mới
2019-09-05 02:30
Tác giả:
Không chỉ riêng trường THPT Việt Đức, rất nhiều trường học trên toàn quốc cũng hưởng ứng không thả bóng bay để hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường xanh.
***
Sáng nay (5/9), lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 chính thức diễn ra trên toàn quốc. Hòa chung không khí đó, trường THPT Việt Đức (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới đây cũng là năm học dấu mốc ngôi trường tròn 65 năm tuổi.
Mặc dù nhiều trường đã tổ chức nhập học từ vài tuần trước, nhưng tinh thần khai giảng vẫn không thể lẫn đi đâu được qua biểu cảm hào hứng của các bạn học sinh, từ mầm non cho đến cấp 3.
Năm học 2019-2020 là năm đánh dấu mốc quan trọng của trường THPT Việt Đức tròn 65 năm tuổi. Phát biểu tại Lễ khai giảng, cô Nguyễn Bội Quỳnh – Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức chia sẻ: “Các em thật vinh dự khi là học sinh của trường THPT Việt Đức, ngôi trường có truyền thống dạy tốt, học tốt của Thủ đô".
Năm học mới, cô Quỳnh mong muốn các em nâng cao trí thức, rèn luyện đạo đức thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng sống, phát triển khả năng bản thân và hình thành những phẩm chất của công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam”.
Theo tinh thần hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, khai giảng năm nay sẽ tinh gọn, nhẹ nhàng hơn các năm trước, khuyến khích hạn chế bóng bay hay vật liệu gây hại cho môi trường. Trước lời kêu gọi này, nhiều hiệu trưởng từ miền Bắc cho đến miền Nam đã lên tiếng hưởng ứng tinh thần bảo vệ môi trường.
Năm nay trường THPT Việt Đức quyết định tổ chức thả chim bồ câu thay vì thả bóng bay như ở các năm học trước. Em Nguyễn Quỳnh Anh – nữ sinh khối 10 chia sẻ: “Sự thay đổi đó rất nhân văn và ý nghĩa. Chim bồ câu biểu tượng cho hòa bình. Hơn nữa, sự thay đổi này còn thể hiện khát vọng vươn xa của các thế hệ học trò trường Việt Đức”.
6 lồng chim bồ câu với các tên gọi lần lượt là: "Thể chất mạnh", "Trí tuệ sáng", "Tâm hồn đẹp", "Kĩ năng sống tốt", "Tinh thần trách nhiệm cao", "Năng lực sáng tạo dồi dào" chính là những phẩm chất mà thầy và trò trường THPT Việt Đức luôn cố gắng rèn luyện trong suốt chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển vừa qua.
Đây là một trong những hoạt động mà nhà trường dạy cho các tân học sinh với thông điệp bảo vệ mội trường, bảo vệ nơi ta sống. Nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về lợi ích của việc bảo vệ môi trường hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn. Dám thay đổi theo chiều hướng tốt hơn loại bỏ và bài xích những hành đông xấu hy vọng đây sẽ là một năm học tràn ngập niềm vui và bổ ích cho tất cả các em học sinh.
Được biết, rất nhiều trường THPT trên cả nước đã cùng hưởng ứng không thả bóng bay để hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường xanh. Tuy nhiên, việc thay thế nghi thức truyền thống này, bằng một nghi thức mới mẻ như thả chim bồ câu, thì đúng là chỉ có thầy và trò trường THPT Việt Đức thực hiện được, xứng đáng là một trong ngôi trường có bề dày truyền thống và sẵn sàng thay đổi vì vấn đề chung của toàn cầu.
Theo Báo Công Lý.
Mời xem thêm chương trình:
Này em tháng 8 gọi mùa thu về rồi đấy
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Giấc mơ không tắt – gửi thanh xuân của tôi
Tôi không phải nữ chính trong tiểu thuyết. Tôi không có một cuộc đời được sắp đặt sẵn, không có một chàng trai dịu dàng luôn đứng phía sau ủng hộ mình, không có những tình tiết kỳ diệu biến ước mơ thành sự thật chỉ trong một đêm. Nhưng tôi có chính mình.

4 thứ cản trở phong thủy, phá tan tài lộc: Bạn nên tiễn ra khỏi nhà càng sớm càng tốt
Có những món đồ trong nhà tuy nhỏ, tưởng không quan trọng nhưng lại âm thầm ảnh hưởng đến vận khí cả gia đình.

Phụ nữ hãy trọn tình yêu thương bằng chính bản sắc của mình
Tôi nói với cô bạn: nếu thực trong tâm không tha thứ, buông bỏ được thì hãy ra đi, cuộc sống này ngắn ngủi lắm, sống cạnh nhau chỉ là những dằn vặt, sai lầm chồng chất sai lầm thì cuộc sống lãng phí quá.

Sau cơn mưa nắng sẽ về
Kể từ lúc biết tin căn bệnh quái ác sẽ tuyên án tử hình cho tuổi xuân còn đang dang dở của em, hình như tôi chưa từng thấy em để cho đôi chân mình được ngơi nghỉ ngày nào.

Mình muốn một tình yêu như vậy!
Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên
Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa

Chia ly - khi khoảng cách không thể xoá nhoà ký ức
Cảm giác sắp chia ly ấy cũng thật khó giải thích. Có lẽ chỉ đơn thuần là cảm xúc trống vắng khi bàn ăn trong nhà thiếu đi mất một người thân thuộc, hay sự lạc lõng trong một không gian đã từng đầy đủ,... Chắc đó là sự hụt hẫng khi có những điều vốn tưởng chừng là vậy nhưng nay đã sắp không còn.

Tình khó phai
Em biết anh luôn là người yêu em và nghĩ cho em nhiều nhất. Nhưng anh à, em cần nên biết mọi chuyện đầu tiên chứ không phải giờ đây em là người sau cùng mới biết được.

Khi con muốn được yêu thương nhưng lại sợ mất gia đình
Không có gì đau lòng hơn việc chính những người ta yêu thương nhất lại không thể dang tay ôm lấy ta.

Khi mặt trời mỉm cười
Tôi thấy yêu làm sao mặt trời lúc đó, tôi thấy yêu làm sao những buổi sớm mai thật lắng đọng thật nhiều cảm xúc và những nguồn huyết mạch của cuộc sống cứ cuộn trào mãi trong tôi.