Phát thanh xúc cảm của bạn !

Phận ‘người rơm’ ở nước ngoài qua lời kể của vlogger Giang Ơi, Vũ Dino

2019-11-05 01:30

Tác giả:


Vụ việc 39 người chết trong container ở Anh gần đây đã gây rúng động toàn thế giới. Cảnh sát Anh cho rằng toàn bộ 39 người đều là người Việt Nam. Mới đây, hai hot Youtuber Giang Ơi và Vũ Dino cũng có vlog nói về cuộc sống của những người nhập cư trái phép ở nước ngoài. Giang Ơi từng là du học sinh tại Anh còn Vũ Dino được sinh ra ở Nga. Cuộc sống ở nước ngoài liệu có phải là thiên đường như nhiều người vẫn nghĩ? Hãy lắng nghe những gì mà Giang Ơi và Vũ Dino chia sẻ.

 

Giang Ơi

Vlogger Giang Ơi.

vu-dino

Food blogger Vũ Dino.

Phận ‘người rơm’ ở nước ngoài, không có cả những quyền tối thiểu của một con người

Từng là du học sinh Anh nên Giang Ơi đã có cơ hội tiếp xúc và có những thông tin nhất định về những thành phần ‘người rơm’, hay gọi một cách trần trụi hơn là ‘người rác’. Họ là những người nhập cư trái phép, sống ngoài vòng pháp luật, không được thừa nhận và cũng không có những quyền cơ bản của một con người.

Nhiều người thắc mắc tại sao những ‘người rơm’ lại chấp nhận bỏ ra hàng nghìn bảng Anh, tương đương với con số gần 1 tỷ VNĐ để được nhập cư trái phép. Con số này với nhiều người là lớn nhưng thực ra họ không trả một lần mà sẽ trả dần khi ra nước ngoài trót lọt, đặc biệt khi thu nhập của họ không phải đóng thuế thì tính ra tiền Việt cũng khá cao.

container

39 người chết chỉ là bề nổi.

Con số 39 người thiệt mạng gây rúng động truyền thông nhưng đây cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Họ như ‘một đợt hàng’ thất bại khi đến Anh trên đường vận chuyển. Còn rất nhiều ‘lô hàng’ trót lọt nhưng sau đó họ chết lẻ tẻ trong rừng rú hay chết vì bị bạo hành, bị bắt làm nộ lệ thì không ai biết, báo chí cũng không đưa tin về những trường hợp như vậy.

Rất khó để xác định quốc tịch của những ‘người rơm’ này vì họ đã đốt hộ chiếu và đến châu Âu bằng cách đi vòng vèo qua nhiều nước. Lý do họ phải hủy bỏ cuốn hộ chiếu là vì không có giấy tờ, không quốc tịch thì họ vẫn được chấp nhận như dân tị nạn, không bị trục xuất về nước. Việc chui vào container để đến Anh hay các nước châu Âu là đường dây khá phổ biến với cả người Việt Nam hay những nước khác.

1572406836-117-39-nguoi-chet-trong-xe-container-o-anh-nguoi-dia-phuong-tiet-lo-thong-tin-bat-ngo-xe-tai-1-1572406666-width810heigh

Nếu sang nước ngoài trót lọt, những 'người rơm' vẫn phải sống chui sống lủi và có thể chết mà không ai biết.

Khi không có giấy tờ, đồng nghĩa với việc họ phải sống chui lủi và làm việc chui. Thậm chí ngay cả việc thuê nhà họ cũng phải nhờ sinh viên đứng tên giùm, thẻ đi tàu, thẻ ngân hàng đều phải mua lại của người khác, thường là mua lại của những du học sinh đã học xong nhưng thẻ vẫn còn hạn sử dụng. Những người rơm thường làm những công việc tay chân như làm nail, phục vụ ở nhà hàng. Tệ hơn là phục vụ mại dâm hoặc trồng cần sa trái phép.

Khi là ‘người rơm’ thì họ đã tự từ bỏ quyền được sống và công nhận như một con người, không có bất cứ pháp luật nào bảo vệ họ. Giang Ơi đã không kìm nén được xúc động khi phải thốt lên: ‘Nó cay đắng đến mức mình không biết nên gọi những người này là nạn nhân của điều gì, nạn nhân của nạn buôn người hay là nạn nhân của chính quyết định của họ.’

Giang Ơi buồn bã trải lòng.

Trên thế giới này không tồn tại một nơi gọi là ‘Miền đất hứa’

Gia đình Vũ Dino từng có khoảng thời gian sống ở Nga theo hình thức xuất khẩu lao động, một quãng thời gian đủ dài để họ thấm cảnh sống tha hương khổ cực như thế nào. Sau một biến cố, cụ thể là một người thân trong gia đình bị bắn chết, gia đình Dino đã chuyển về định cư ở Việt Nam khi anh được 6 tuổi.

Qua lời kể của mẹ Dino, khi mẹ mang thai anh vẫn phải lao động vất vả để kiếm tiền, nhiều lần trên đường đi làm về còn bị mafia đeo bám. Thậm chí gia đình anh nhiều lần bị tấn công, ném bom khí gas vào nhà khiến mẹ anh sợ hãi phải ôm con bỏ chạy.

screenshot_4

Ít ai biết Dino từng có một tuổi thơ dữ dội ở Nga.

Dino cũng kể rằng có lần anh suýt bị người bản địa đánh khi có chuyến công tác đến Ba Lan. Người này có vẻ rất hung hăng khi hỏi Dino là dân nhập cư hay khách du lịch. Nếu anh trả lời là dân nhập cư thì sẽ bị đánh tại chỗ. Dino cho biết ngay cả khi không có dân nhập cư thì tỉ lệ thất nghiệp ở nhiều nước châu Âu cũng ở mức cao rồi nên người dân rất áp lực. Những người nhập cư trái phép, làm chui, không đóng thuế cho chính phủ còn khiến họ ức chế hơn nữa và có thể nổi máu nóng đánh đập bất cứ người nhập cư nào mà họ gặp.

Dino kết luận trên thế giới này không tồn tại một nơi lý tưởng gọi là ‘Miền đất hứa’.

Vũ Dino cho rằng trên thế giới này không tồn tại một nơi gọi là "Miền đất hứa".

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Qua những gì đã mắt thấy tai nghe và tự mình trải nghiệm, gia đình Dino cũng không khuyến khích anh phải ra nước ngoài bằng được, dù là du học hay định cư. Vì họ hiểu cuộc sống ở nước ngoài không phải là màu hồng. Mẹ anh cũng khuyên dù anh có đi du học nước ngoài thì vẫn nên trở về Việt Nam sống và làm việc.

Với người Việt Nam thì không đâu an toàn và thân thiện với mình như chính đất nước mình. Khi sống ở Việt Nam, ít ra công dân còn được bảo hộ bởi pháp luật. Khi ra nước ngoài, nếu bạn có giấy tờ hợp lệ thì bạn cũng chỉ là người nhập cư, nếu không có giấy tờ thì bạn chẳng là ai cả, không ai công nhận, bảo vệ. Sự phân biệt, kỳ thị sắc tộc thì ở nơi nào cũng có.

a76706f769176b0c96e929ebe8a493f39ca6eef6

Không nơi đâu yên bình bằng chính quê hương của mình.

Khi không có trình độ thì sang nước ngoài cũng chỉ có thể làm những công việc tay chân. Mức thu nhập ở nước ngoài, do chênh lệch tỉ giá nên tính ra tiền Việt có vẻ cao nhưng để có tiền gửi về cho người thân ở quê nhà, những người lao động ở nước ngoài phải làm việc quần quật, thắt lưng buộc bụng, nhịn ăn nhịn tiêu mới để dành ra được. Bởi vì sinh hoạt phí ở nước ngoài rất đắt đỏ. Ở Việt Nam thì 15 – 20 nghìn cũng đủ mua một suất cơm bình dân nhưng ở nước ngoài thì không bao giờ có được điều đó.

Đâu mới là con đường đổi đời bền vững?

Dino cho biết gia đình anh vốn là những người lao động tay chân, từng phải xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Những gì anh có ngày hôm nay là nhờ mẹ anh ngay từ đầu đã định hướng cho anh con đường học hành đến nơi đến chốn. Khi có kiến thức trong đầu thì cơ hội nghề nghiệp sẽ mở rộng hơn rất nhiều. Anh cũng mong những bạn trẻ ở nông thôn muốn đổi đời nhanh bằng con đường đánh cược với số phận thì hãy suy nghĩ lại.

Đồng quan điểm với Dino, Giang Ơi cho rằng tốt nhất các bạn trẻ nên đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, cố gắng học lấy một cái nghề thì cơ hội việc làm nhiều hơn và cũng được pháp luật bảo vệ.

Cả Giang Ơi và Vũ Dino đều khẳng định họ không phán xét bất kỳ ai vì mỗi người một hoàn cảnh. Nhưng qua những gì họ trải nghiệm, họ thấy, họ biết, họ chỉ muốn chia sẻ rằng cuộc sống ở nước ngoài không phải là màu hồng. Liều mạng đánh đổi tất cả để mong một cơ hội đổi đời, bạn có thể sẽ phải trả giá đắt, thậm chí là chính mạng sống của mình. Giang Ơi cũng cảnh tỉnh đến những gia đình ở nông thôn không nên đặt gánh nặng phải nuôi cả nhà lên vai những đứa con còn quá trẻ.

 

Giang Ơi

Vlogger Giang Ơi.

vu-dino

Food blogger Vũ Dino.

Phận ‘người rơm’ ở nước ngoài, không có cả những quyền tối thiểu của một con người

Từng là du học sinh Anh nên Giang Ơi đã có cơ hội tiếp xúc và có những thông tin nhất định về những thành phần ‘người rơm’, hay gọi một cách trần trụi hơn là ‘người rác’. Họ là những người nhập cư trái phép, sống ngoài vòng pháp luật, không được thừa nhận và cũng không có những quyền cơ bản của một con người.

Nhiều người thắc mắc tại sao những ‘người rơm’ lại chấp nhận bỏ ra hàng nghìn bảng Anh, tương đương với con số gần 1 tỷ VNĐ để được nhập cư trái phép. Con số này với nhiều người là lớn nhưng thực ra họ không trả một lần mà sẽ trả dần khi ra nước ngoài trót lọt, đặc biệt khi thu nhập của họ không phải đóng thuế thì tính ra tiền Việt cũng khá cao.

container

39 người chết chỉ là bề nổi.

Con số 39 người thiệt mạng gây rúng động truyền thông nhưng đây cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Họ như ‘một đợt hàng’ thất bại khi đến Anh trên đường vận chuyển. Còn rất nhiều ‘lô hàng’ trót lọt nhưng sau đó họ chết lẻ tẻ trong rừng rú hay chết vì bị bạo hành, bị bắt làm nộ lệ thì không ai biết, báo chí cũng không đưa tin về những trường hợp như vậy.

Rất khó để xác định quốc tịch của những ‘người rơm’ này vì họ đã đốt hộ chiếu và đến châu Âu bằng cách đi vòng vèo qua nhiều nước. Lý do họ phải hủy bỏ cuốn hộ chiếu là vì không có giấy tờ, không quốc tịch thì họ vẫn được chấp nhận như dân tị nạn, không bị trục xuất về nước. Việc chui vào container để đến Anh hay các nước châu Âu là đường dây khá phổ biến với cả người Việt Nam hay những nước khác.

1572406836-117-39-nguoi-chet-trong-xe-container-o-anh-nguoi-dia-phuong-tiet-lo-thong-tin-bat-ngo-xe-tai-1-1572406666-width810heigh

Nếu sang nước ngoài trót lọt, những 'người rơm' vẫn phải sống chui sống lủi và có thể chết mà không ai biết.

Khi không có giấy tờ, đồng nghĩa với việc họ phải sống chui lủi và làm việc chui. Thậm chí ngay cả việc thuê nhà họ cũng phải nhờ sinh viên đứng tên giùm, thẻ đi tàu, thẻ ngân hàng đều phải mua lại của người khác, thường là mua lại của những du học sinh đã học xong nhưng thẻ vẫn còn hạn sử dụng. Những người rơm thường làm những công việc tay chân như làm nail, phục vụ ở nhà hàng. Tệ hơn là phục vụ mại dâm hoặc trồng cần sa trái phép.

Khi là ‘người rơm’ thì họ đã tự từ bỏ quyền được sống và công nhận như một con người, không có bất cứ pháp luật nào bảo vệ họ. Giang Ơi đã không kìm nén được xúc động khi phải thốt lên: ‘Nó cay đắng đến mức mình không biết nên gọi những người này là nạn nhân của điều gì, nạn nhân của nạn buôn người hay là nạn nhân của chính quyết định của họ.’

Giang Ơi buồn bã trải lòng.

Trên thế giới này không tồn tại một nơi gọi là ‘Miền đất hứa’

Gia đình Vũ Dino từng có khoảng thời gian sống ở Nga theo hình thức xuất khẩu lao động, một quãng thời gian đủ dài để họ thấm cảnh sống tha hương khổ cực như thế nào. Sau một biến cố, cụ thể là một người thân trong gia đình bị bắn chết, gia đình Dino đã chuyển về định cư ở Việt Nam khi anh được 6 tuổi.

Qua lời kể của mẹ Dino, khi mẹ mang thai anh vẫn phải lao động vất vả để kiếm tiền, nhiều lần trên đường đi làm về còn bị mafia đeo bám. Thậm chí gia đình anh nhiều lần bị tấn công, ném bom khí gas vào nhà khiến mẹ anh sợ hãi phải ôm con bỏ chạy.

screenshot_4

Ít ai biết Dino từng có một tuổi thơ dữ dội ở Nga.

Dino cũng kể rằng có lần anh suýt bị người bản địa đánh khi có chuyến công tác đến Ba Lan. Người này có vẻ rất hung hăng khi hỏi Dino là dân nhập cư hay khách du lịch. Nếu anh trả lời là dân nhập cư thì sẽ bị đánh tại chỗ. Dino cho biết ngay cả khi không có dân nhập cư thì tỉ lệ thất nghiệp ở nhiều nước châu Âu cũng ở mức cao rồi nên người dân rất áp lực. Những người nhập cư trái phép, làm chui, không đóng thuế cho chính phủ còn khiến họ ức chế hơn nữa và có thể nổi máu nóng đánh đập bất cứ người nhập cư nào mà họ gặp.

Dino kết luận trên thế giới này không tồn tại một nơi lý tưởng gọi là ‘Miền đất hứa’.

Vũ Dino cho rằng trên thế giới này không tồn tại một nơi gọi là "Miền đất hứa".

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Qua những gì đã mắt thấy tai nghe và tự mình trải nghiệm, gia đình Dino cũng không khuyến khích anh phải ra nước ngoài bằng được, dù là du học hay định cư. Vì họ hiểu cuộc sống ở nước ngoài không phải là màu hồng. Mẹ anh cũng khuyên dù anh có đi du học nước ngoài thì vẫn nên trở về Việt Nam sống và làm việc.

Với người Việt Nam thì không đâu an toàn và thân thiện với mình như chính đất nước mình. Khi sống ở Việt Nam, ít ra công dân còn được bảo hộ bởi pháp luật. Khi ra nước ngoài, nếu bạn có giấy tờ hợp lệ thì bạn cũng chỉ là người nhập cư, nếu không có giấy tờ thì bạn chẳng là ai cả, không ai công nhận, bảo vệ. Sự phân biệt, kỳ thị sắc tộc thì ở nơi nào cũng có.

a76706f769176b0c96e929ebe8a493f39ca6eef6

Không nơi đâu yên bình bằng chính quê hương của mình.

Khi không có trình độ thì sang nước ngoài cũng chỉ có thể làm những công việc tay chân. Mức thu nhập ở nước ngoài, do chênh lệch tỉ giá nên tính ra tiền Việt có vẻ cao nhưng để có tiền gửi về cho người thân ở quê nhà, những người lao động ở nước ngoài phải làm việc quần quật, thắt lưng buộc bụng, nhịn ăn nhịn tiêu mới để dành ra được. Bởi vì sinh hoạt phí ở nước ngoài rất đắt đỏ. Ở Việt Nam thì 15 – 20 nghìn cũng đủ mua một suất cơm bình dân nhưng ở nước ngoài thì không bao giờ có được điều đó.

Đâu mới là con đường đổi đời bền vững?

Dino cho biết gia đình anh vốn là những người lao động tay chân, từng phải xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Những gì anh có ngày hôm nay là nhờ mẹ anh ngay từ đầu đã định hướng cho anh con đường học hành đến nơi đến chốn. Khi có kiến thức trong đầu thì cơ hội nghề nghiệp sẽ mở rộng hơn rất nhiều. Anh cũng mong những bạn trẻ ở nông thôn muốn đổi đời nhanh bằng con đường đánh cược với số phận thì hãy suy nghĩ lại.

cham-hoc

Chỉ có kiến thức mới cho bạn cơ hội để tốt hơn.

Đồng quan điểm với Dino, Giang Ơi cho rằng tốt nhất các bạn trẻ nên đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, cố gắng học lấy một cái nghề thì cơ hội việc làm nhiều hơn và cũng được pháp luật bảo vệ.

Cả Giang Ơi và Vũ Dino đều khẳng định họ không phán xét bất kỳ ai vì mỗi người một hoàn cảnh. Nhưng qua những gì họ trải nghiệm, họ thấy, họ biết, họ chỉ muốn chia sẻ rằng cuộc sống ở nước ngoài không phải là màu hồng. Liều mạng đánh đổi tất cả để mong một cơ hội đổi đời, bạn có thể sẽ phải trả giá đắt, thậm chí là chính mạng sống của mình. Giang Ơi cũng cảnh tỉnh đến những gia đình ở nông thôn không nên đặt gánh nặng phải nuôi cả nhà lên vai những đứa con còn quá trẻ.

Giang Ơi tên thật là Trần Lê Thu Giang sinh năm 1991 tại Hà Nội nhưng hiện tại đang sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Giang Ơi hoạt động trong lĩnh vực marketing, đồng thời là một Youtuber có tiếng. Cô từng là du học sinh tại Vương quốc Anh.

Vũ Dino (chủ sở hữu kênh Youtube Dinology và Ngòn ngon by Dino) tên thật là Đặng Anh Vũ, sinh năm 1992 tại Nga, hiện cũng đang sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Anh là một food blogger nổi tiếng với những video dạy nấu ăn trên mạng.

 

Theo Hằng Nga/ Tiin - Baodatviet.vn

 

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

4 thứ cản trở phong thủy, phá tan tài lộc: Bạn nên tiễn ra khỏi nhà càng sớm càng tốt

4 thứ cản trở phong thủy, phá tan tài lộc: Bạn nên tiễn ra khỏi nhà càng sớm càng tốt

Có những món đồ trong nhà tuy nhỏ, tưởng không quan trọng nhưng lại âm thầm ảnh hưởng đến vận khí cả gia đình.

Phụ nữ hãy trọn tình yêu thương bằng chính bản sắc của mình

Phụ nữ hãy trọn tình yêu thương bằng chính bản sắc của mình

Tôi nói với cô bạn: nếu thực trong tâm không tha thứ, buông bỏ được thì hãy ra đi, cuộc sống này ngắn ngủi lắm, sống cạnh nhau chỉ là những dằn vặt, sai lầm chồng chất sai lầm thì cuộc sống lãng phí quá.

Sau cơn mưa nắng sẽ về

Sau cơn mưa nắng sẽ về

Kể từ lúc biết tin căn bệnh quái ác sẽ tuyên án tử hình cho tuổi xuân còn đang dang dở của em, hình như tôi chưa từng thấy em để cho đôi chân mình được ngơi nghỉ ngày nào.

Mình muốn một tình yêu như vậy!

Mình muốn một tình yêu như vậy!

Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên

Lỡ duyên

Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa

Chia ly - khi khoảng cách không thể xoá nhoà ký ức

Chia ly - khi khoảng cách không thể xoá nhoà ký ức

Cảm giác sắp chia ly ấy cũng thật khó giải thích. Có lẽ chỉ đơn thuần là cảm xúc trống vắng khi bàn ăn trong nhà thiếu đi mất một người thân thuộc, hay sự lạc lõng trong một không gian đã từng đầy đủ,... Chắc đó là sự hụt hẫng khi có những điều vốn tưởng chừng là vậy nhưng nay đã sắp không còn.

Tình khó phai

Tình khó phai

Em biết anh luôn là người yêu em và nghĩ cho em nhiều nhất. Nhưng anh à, em cần nên biết mọi chuyện đầu tiên chứ không phải giờ đây em là người sau cùng mới biết được.

Khi con muốn được yêu thương nhưng lại sợ mất gia đình

Khi con muốn được yêu thương nhưng lại sợ mất gia đình

Không có gì đau lòng hơn việc chính những người ta yêu thương nhất lại không thể dang tay ôm lấy ta.

Khi mặt trời mỉm cười

Khi mặt trời mỉm cười

Tôi thấy yêu làm sao mặt trời lúc đó, tôi thấy yêu làm sao những buổi sớm mai thật lắng đọng thật nhiều cảm xúc và những nguồn huyết mạch của cuộc sống cứ cuộn trào mãi trong tôi.

Người ơi

Người ơi

Em thích gọi anh là người ơi, chỉ là một tiếng gọi thật ngắn thật nhanh mà chứa đựng trong đó biết bao ân tình biết bao da diết của những tháng năm mình được quen nhau, mình được yêu nhau thật trọn vẹn.

back to top