Phát thanh xúc cảm của bạn !

"Mốt" làm vườn nơi... công sở

2009-08-24 14:44

Tác giả:


Chơi game trên Facebook (FB) đang trở thành “mốt” không chỉ của tuổi teen mà đang lấn sang cả các công sở, doanh nghiệp. Những công chức, nhân viên cần mẫn bất chợt chuyển nghề trở thành những “nông dân” chăm chỉ trên không gian ảo.

Những nông dân thế hệ @

Sau khi Yahoo! 360 tuyên bố khai tử, cộng đồng mạng bắt đầu tìm kiếm một mạng xã hội khác thay thế và FB chính là bến đỗ mới của nhiều người. Điểm đặc biệt của mạng xã hội này là ngoài chức năng như viết lách, tải ảnh, FB còn có một chức năng độc đáo khác đó là cho phép những người tham gia có thể chơi các game trực tuyến tổ chức theo hình thức mạng xã hội.

Khá nổi bật và hút lượng lớn thành viên thuộc giới công chức văn phòng là các game về trồng trọt, chăn nuôi. Cộng đồng FB quen gọi thể loại này là “game nông dân”. Dù đã xuất hiện nhiều năm trước nhưng thể loại game này đa phần là game offline, độ tương tác không cao nên ít người chơi. Khi được tích hợp online, kết hợp với độ hấp dẫn của mạng xã hội, game nông dân mặc nhiên trở thành “mốt”. 

Game Farm Ville trên Facebook đang làm dân văn phòng mê mệt

Theo thống kê, những game đang thu hút nhiều người chơi trên FB hiện nay là Farm Ville, Farm Pals, Farm Town… Người tham gia sẽ được vào vai một người trồng trọt, khởi đầu bằng việc chăm sóc các nông trại của mình. Tùy theo thời gian chăm sóc, người chơi sẽ thu được tiền từ việc bán sản phẩm của mình và có thể tùy ý mở rộng nông trại, nuôi súc vật… Ngoài ra, người chơi có thể thuê chó để giữ nhà và chăn nuôi nhiều loại gia cầm khác nhau. Không những chăm sóc nông trại của mình, những “nông dân ảo” còn có thể chăm sóc giùm nông trại của các bạn mình, thậm chí nếu gia chủ sơ hở có thể “trộm đạo” vài quả chín để tăng điểm thưởng. Mỗi lần có khách truy cập, hệ thống FB đều báo cáo cụ thể hoạt động của khách tại vườn. Quen biết trước trên mạng xã hội, việc những cái nick quen đến nhà vặt quả chín hay thả sâu bọ trở thành yếu tố kích thích người chơi chạy sang… trả thù hay cảm ơn. Nhờ vậy, khoảng thời gian dành cho FB cứ thế mà kéo dài…

Bên cạnh game nông dân, những thể loại game khác như Crime World, Hero World, Kung Fu Pets, Mafia Wars… là các trò chơi giả lập đánh nhau online, hay các trò nuôi thú ảo cũng đang hot trên FB và thu hút được nhiều người tham gia. Vậy là, từ môi trường giải trí lành mạnh, sự phát triển của game trên FB với mức độ tham gia dày đặc của nhiều người, đặc biệt là giới văn phòng, đã trở thành nỗi lo của nhiều doanh nghiệp. Theo hướng lan truyền chóng mặt, người này truyền đến người nọ và cứ thế các trò game trở thành yếu tố không thể thiếu trong xã hội ảo.

Mặt trái của game FB

Anh Thái Hòa, nhân viên công ty PR cũng là một fan của FB cho biết, không riêng gì anh mà gần hết nhân viên trong công ty đều… nghiện, giờ đây có bất cứ chuyện gì cũng đem lên FB mà “tám” cùng nhau. Việc đầu tiên của nhiều người khi đến cơ quan hiện nay không còn là check mail như trước mà là truy cập vào FB, kiểm tra xem có ai comment gì không, nhận các quà tặng rồi mở game, kiểm tra vườn tược, bò, chó…  “Hiện nay tôi tham gia khoảng 4-5 game trên FB, từ trồng cây tới các game đánh đấm, nhiều khi không login bằng máy tính được thì tôi login bằng điện thoại di động”, anh Hòa chia sẻ.

Còn theo chị Khánh Ngọc, kế toán của một công ty may mặc, cái hay của game là khi chơi sẽ được hòa vào cuộc sống nông thôn, được nghe tiếng gà kêu, chó sủa thật sinh động, cứ như là ở thôn quê vậy.

Anh Thanh Tùng, một fan khác của FB cho biết: “Nếu mỗi ngày không vào chăm sóc vuờn thì chịu không nổi. Nhiều lúc cũng cố gắng không chơi, nhưng cứ thấy bạn bè tặng quà nhiều, lại nghĩ đến trồng cây mà không thu hoạch thì dễ bị héo. Nên mình cứ vào thu hoạch, thu hoạch xong rồi sang chăm sóc vườn bạn, tính ra thì rất mất thời gian”.

Theo tính toán của trang timnhanhblog, nếu tính trung bình, dân văn phòng được trả 5.000 đồng/giờ làm việc thì ít nhất một công chức có tham gia FB cũng phải đốt 10.000 đồng cho mỗi ngày làm việc của họ (nếu họ tham gia những trò chơi trên FB). 10.000 đồng x 1.000 người sử dụng thì con số sẽ là 10 triệu đồng/ngày. Nhân con số này với 30 ngày, sẽ có 300 triệu lãng phí mỗi tháng. Nếu số người sử dụng FB ở Việt Nam là hàng triệu người thì số thời gian lãng phí quy ra tiền có thể lên đến tiền tỷ.

Có chống được cơn nghiện “làm vườn”?

Trước thực trạng trên, hiện nay một số doanh nghiệp đã có biện pháp chống lại cơn nghiện FB, cụ thể là bằng các biện pháp như chặn tường lửa. Hoặc có nơi đưa ra quy chế xử phạt đối với nhân viên khi chơi game trong giờ làm việc. Có những nơi mặc dù còn ít người dùng FB nhưng quản lý công ty đã phải sớm có lệnh cấm.

Theo lời đồng nghiệp đang công tác tại một tờ báo lớn của thành phố, giới phóng viên vốn là những người bận rộn nhất giờ cũng phải “khổ sở” đốt thời gian với thú vui làm vườn. Trước làn sóng chơi game dữ dội, cơ quan này đã ra quy định xử phạt 300.000 đồng cho những ai chơi game trong giờ làm. 

Trong khi đó, anh Khang, một kỹ thuật viên cũng khẳng định công ty anh đã phải dùng phần mềm chặn truy cập để các nhân viên văn phòng không "sa lầy" vào các website chuyên ngốn thời gian. Kỹ thuật viên nhận được lệnh cấm cả những trang có đông truy cập và chuyên "tán dóc". Trong danh sách này có cả webtretho, nơi các “bà tám” thường xuyên xuất hiện và ngồi thiền hàng tiếng đồng hồ. Theo blogger HOS, quản lý kỹ thuật của một công ty tại Hà Nội, toàn bộ truy cập của nhân viên công ty vào FB đã bị kiểm soát. Trong giờ làm việc, không ai có thể vào FB bởi kỹ thuật viên đã chặn truy cập. Tuy nhiên, là một công ty tư nhân, công việc có thiên hướng về giải trí nên HOS cho rằng không cần thiết phải cấm triệt để. Và cách để HOS làm mọi người cảm thấy thoải mái là mở ra vào những giờ nghỉ.

Mặc dù các doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp chế tài lẫn kỹ thuật để ngăn chặn nạn chơi game trên FB trong giờ hành chính, thế nhưng đó chỉ là những biện pháp nhất thời. Vấn để ở đây chính là vai trò của những người tham gia mạng xã hội này bởi FB sẽ không là vấn nạn nếu người chơi sắp xếp được thời gian làm việc hợp lý và chơi game vào giờ nghỉ để không làm ảnh hưởng đến công việc.

  • Theo e-CHÍP

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

back to top