Phát thanh xúc cảm của bạn !

Làm sao để đối phó với bệnh trầm cảm?

2019-10-23 01:27

Tác giả:


Những ngày qua dường như cả showbiz Hàn nói riêng và showbiz Châu Á nói chung đều vô cùng thương tiếc trước sự ra đi đầy tiếc nuối của “nàng hoa tuyết” Sulli. Nguyên nhân là do căn bệnh trầm cảm của cô trở nên vô cùng trầm trọng và cô gái nhỏ đã chọn cách rời bỏ thế giới để giải thoát cho bản thân.

***

Trầm cảm là căn bệnh đã quá phổ biến trong xã hội hiện đại. Căn bệnh này âm thầm gặm nhấm tâm hồn và sức khỏe của nạn nhân. Vậy nguyên nhân là do đâu và giải pháp để ngăn ngừa căn bệnh này là gì.

1. Bệnh trầm cảm có chữa được không?

Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý do nhiều yếu tố xung quanh hay tự bản thân người bệnh gây ra. Chính vì thế nếu thực sự tìm được nguyên nhân sâu xa gây bệnh trầm cảm và chính người bệnh quyết tâm điều trị kết hợp thăm khám bác sĩ chuyên khoa giỏi trong lĩnh vực tâm lý, tâm thần học để được tư vấn, trị liệu cùng với đó là sự quan tâm, hỗ trợ, động viên của những người thân, bạn bè xung quanh thì trầm cảm vẫn có thể hoàn toàn chữa khỏi được. Tuy nhiên đây là một quá trình kéo dài và cần phải có một liệu trình cụ thể.

2. Điều trị trầm cảm trong bao lâu

Thời gian để người bị bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi căn bệnh này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ của người bệnh, môi trường xung quanh và suy nghĩ của bản thân người đó.

Chính vì thế nếu người thân của bạn đang mắc bệnh này thì bạn cần phải tìm hiểu ra nguyên nhân và tạo mọi điều kiện cũng như thiết lập môi trường tốt nhất để họ có thể tự mình thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này và hòa nhập với cuộc sống xung quanh mình.

tram cam

3. Các phương pháp điều trị trầm cảm

Sự hỗ trợ từ người thân

Sau khi đã tìm được đáp án cho câu hỏi bệnh trầm cảm có chữa được không? thì bạn cũng nên tìm hiểu những phương pháp để có thể chữa được căn bệnh này một cách tốt nhất. Phương pháp điều trị hiệu quả và quan trọng nhất đối với bệnh nhân trầm cảm đó chính là sự hỗ trợ từ người thân xung quanh.

Giống như một sợi dây kết nối với nhau, những người thân trong gia đình được xem là động lực để người trầm cảm có thể suy nghĩ mọi thứ xung quanh và cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người thân cần cho thấy sự quan tâm, yêu thương và luôn bên cạnh họ trong mọi trường hợp.

Hãy cho người bệnh trầm cảm thấy được dù chuyện gì xảy ra thì gia đình vẫn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất của họ. Nếu không có sự quan tâm hỗ trợ đủ lớn, cần thiết và kịp thời của người thân thì có thể khiến bệnh tình của họ thêm phần trầm trọng hơn. Hãy thường xuyên trò chuyện cùng họ, cùng nhau đi ăn các món ăn ngon hay làm những gì họ thích để giải tỏa được những căng thẳng cũng như cảm giác bị bỏ rơi.

Tâm lý trị liệu

Việc điều trị bằng tâm lý là điều vô cùng cần thiết đối với những người bị trầm cảm. Đơn giản vì hiện tại tâm lý và suy nghĩ của họ đang bị vấn đề và tổn thương. Chính vì thế họ cần được điều trị, cần được vỗ về và cần tìm được những thứ tốt đẹp hơn để kích thích não bộ suy nghĩ tích cực hơn.

Việc điều trị tâm lý cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa tâm lý và thần kinh học. Vì thế nếu gia đình bạn có người thân đang bị trầm cảm thì nên cho họ tìm gặp đến bác sĩ tâm lý để điều trị.

tram cam

Điều trị bằng thuốc

Ngoài việc điều trị tâm lý thì sử dụng thuốc cũng là phương pháp điều trị giúp lo lắng bệnh trầm cảm có chữa được không? của nhiều người hiện nay được vơi bớt phần nào. Trong từng giai đoạn bệnh trầm cảm khác nhau, nếu bạn cho bệnh nhân được gặp gỡ và thăm khám sớm từ bác sĩ sẽ được điều trị bằng những thuốc điều trị thần kinh đặc trị.

Những loại thuốc này thường có tác dụng làm giảm sự căng thẳng của thần kinh và giúp họ cảm thấy tinh thần mình tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải kết hợp cả việc sử dụng thuốc và điều trị tâm lý cùng sự quan hỗ trợ hết mình từ người thân của họ để đạt kết quả tốt nhất, chóng thoát khỏi căn bệnh trầm cảm.

Tập thể dục đều đặn

Việc người trầm cảm thường xuyên hoạt động thể chất như là tập thể dục hay thể thao sẽ giúp thúc đẩy sản sinh endorphin trong cơ thể, cũng như các chất dẫn truyền thần kinh.

Những chất này sẽ có tác dụng cực kỳ thần diệu trong việc cản thiện tâm trạng và tác động thần kinh suy nghĩ tích cực và lạc quan. Nhờ đó mà người bệnh sẽ có khả năng điều chỉnh suy nghĩ và hành động của họ theo những hướng tích cực hơn.

Người bệnh chỉ cần tập những động tác đơn giản hằng ngày hay tham gia chạy bộ cùng người thân và gia đình trong những không gian thoáng mát và có không khí trong lành hoặc đăng ký tập luyện yoga bài bản, chuyên nghiệp có huấn luyện viên cũng có tác động rất tích cực cho người bị trầm cảm.

4. Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị trầm cảm

Không cố gắng làm việc

Khi bạn đã biết được trầm cảm có chữa khỏi được không và những cách để chữa trị căn bệnh này thì bạn cũng cần phải quan tâm những điều cần tránh trong quá trình trị bệnh. Điều đầu tiên người bị trầm cảm nên tránh đó chính là không cố gắng làm việc hay làm quá nhiều việc.

Thông thường làm việc sẽ làm cho não bộ hoạt động hết công suất, dễ gây căng thẳng. Bên cạnh đó ngoài áp lực về công việc thì áp lực từ sếp, đồng nghiệp sẽ làm bạn thêm phần mệt mỏi. Chính vì thế, khi bị trầm cảm thì bạn không nên cố gắng làm việc quá nhiều mà hãy chọn công việc nhẹ nhàng và đừng để bị áp lực hay stress nhiều.

Bạn cần cân bằng công việc với sự nghỉ ngơi, cuộc sống riêng tư cho mình, có thể sử dụng các cách như: book tour du lịch vi vu những chân trời, miền đất mới cùng hội bạn thân, anh chị em họ hàng hay chọn cho mình một resort chất lượng, phù hợp để có không gian nghỉ dưỡng tốt nhất,...

Không ỷ lại vào bệnh trầm cảm của bản thân

Tiếp đó bạn không nên có suy nghĩ ỷ lại vào căn bệnh trầm cảm của bản thân mà phải khiến mọi thứ xung quanh mệt mỏi vì mình. Bản thân người bệnh hãy cố gắng tự tìm cách để thoát khỏi những rắc rối của chính mình, hãy đủ mạnh mẽ, kiên cường để tự bản thân có thể vượt qua tất cả.

Thực ra mọi thứ trong cuộc sống này còn nhiều điều tốt đẹp hãy tiếp tục sống để khám phá chúng. Đừng ỷ lại vào những suy nghĩ tiêu cực của bản thân mà làm ảnh hưởng đến người khác.

tram cam

Không đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến tương lai

Người bị trầm cảm cũng phải tự tìm cách giải quyết và nếu có khó khăn hãy tìm sự giúp đỡ của người thân và bạn bè. Những người bị trầm cảm thì nên tránh đưa ra những suy nghĩ hay những quyết định của tương lai. Vì có thể những suy nghĩ và quyết định này có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chính họ.

Không uống rượu bia và chất kích thích

Bệnh trầm cảm có chữa được không? cũng tùy thuộc vào cách sống và sinh hoạt của bản thân người đó. Đặc biệt là việc họ không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích. Những chất này sẽ làm cho não bộ của họ thêm tồi tệ mà thôi. Đôi khi với những chất xúc tác này sẽ làm họ đưa ra quyết định tự sát một cách nhanh chóng hơn. Vì thế với người bị trầm cảm hãy để họ tránh xa những chất này. Thay vào đó hãy bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe để có năng lượng tích cực tham gia các hoạt động tránh bị trầm cảm.

Không nghỉ việc

Nếu không làm việc, nếu không bận rộn thì người trầm cảm sẽ suy nghĩ nhiều hơn, nhất là những suy nghĩ tiêu cực càng có cơ hội xâm chiếm đầu óc họ. Bên cạnh đó, việc không đi làm và ở một mình sẽ vô cùng nguy hiểm với những ý đồ tự sát của họ. Vì thế người bị trầm cảm không nên nghỉ việc và cũng không nên sống một mình.

Không tự ý ngưng thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ chủ trị

Trong quá trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bị trầm cảm không tự ý bỏ thuốc hay không uống thuốc. Điều này sẽ làm gián đoạn quá trình điều trị và làm cho bệnh thêm nặng hơn mà thôi.

* Những thông tin liên quan đến y khoa trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu nghi ngờ mình bị trầm cảm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.

Blog Radio tổng hợp.

Mời xem thêm chương trình:

Sulli tuổi 25 khi đóa hoa lê trong tuyết xinh đẹp lặng lẽ rời cành

 

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top