Khi thầy cũng “chơi” blog
2009-04-08 10:03
Tác giả:
Điều thú vị là đa số các thầy, cô đã lập website hoặc blog riêng để chia sẻ tài nguyên dạy, học đều là những người “ngoại đạo” (không phải dạy Tin học) và đang công tác ở các địa phương chứ không phải Hà Nội hay TP.HCM.
“Gỡ rối” qua web
“Lang thang trên mạng tìm bài tập về nguyên hàm, em vô tình vào một website toán học rất thú vị. “Cày” nát cả website mới biết chủ nhân của weblog này là một thầy giáo dạy Toán ở tít trong Huế.” – Nguyễn Mai Phương, HS lớp 12 Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) chia sẻ.
Từ khi vào cấp 3, Phương đã hay lướt web để trao đổi thông tin với bạn bè và tìm tài liệu học tập trên mạng. Nhưng đây là lần đầu tiên Phương truy cập vào một website của giáo viên và rất bất ngờ vì sự đa dạng, phong phú của thông tin cũng như sự nhiệt tình của thầy Cao Long, chủ nhân trang web.
HS Trường Mường Khương (Lào Cai) trong một giờ học. Ảnh: Lê Anh Dũng
Ngoài các bài tập cụ thể cho nhiều khối lớp, thầy Long cùng các giáo viên trong bộ môn Toán của Trường THPT Nam Đồng (Thừa Thiên Huế) - nơi thầy đang công tác - đã tập hợp đề thi tốt nghiệp những năm gần đây để cấu trúc thành đề cương ôn tập chi tiết. Thu Phương cho biết, em đã tải đề cương này về máy tính và chia sẻ với bạn bè.
Thầy Cao Long tâm sự: “Tôi lập blog này chỉ mong được trợ giúp các em giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi học Toán. Thầy rất mong nhận được sự tham gia của các em, đặc biệt là các em học sinh yếu, trung bình, mất căn bản về Toán".
Vì thế, tất cả các câu hỏi, thắc mắc, thậm chí cả những lo âu của học trò đều được thầy trả lời đầy đủ, nhẹ nhàng ngay trên trang web của mình.
Được thiết kế đơn giản nhưng tiện dụng, website của thầy Trần Anh Huy, giáo viên Trường THCS Lê Quý Đôn (Đồng Nai) là một kho dữ liệu cực kỳ phong phú bao gồm rất nhiều bài giảng điện tử, giáo án, đề thi, bài tập, bài kiểm tra, e-book (sách điện tử) dành cho cả giáo viên và HS tham khảo.
Website của thầy Trần Anh Huy
Đặc biệt, thầy Huy cập nhật rất nhiều tài liệu hướng dẫn, chia sẻ phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp giảng dạy kèm theo các phần mềm tiện ích giúp đồng nghiệp có thể tự thiết kế bài giảng điện tử của riêng mình.
Thầy Huy còn cất công thu thập và tải lên mạng hơn chục video bài giảng mẫu của các môn Hóa học, Sinh học, Tin học để chia sẻ với đồng nghiệp.
Trong lúc đang “rối bời” về chuyện chọn trường, chọn ngành thì Hằng Nga, HS Trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) mừng như “bắt được vàng” khi vô tình phát hiện ra website tư vấn tuyển sinh của thầy Nguyễn Ngọc Tuấn, Trường THPT Cầm Bá Thước (Thanh Hóa).
Những thông tin về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 và các bài viết chia sẻ thông tin chọn ngành, chọn nghề, kinh nghiệm học thi tổng hợp từ các báo, diễn đàn được tổng hợp, phân loại và đưa lên website này.
Đặc biệt, ban quản trị cũng dành một phần riêng để giải đáp thắc mắc và tư vấn hướng nghiệp cho HS.
Nga cho biết những thông tin này đa số đều đã được đưa lên mạng nhưng thường nằm rải rác ở nhiều nơi. Vì thế, có một trang tổng hợp như thế này rất hữu ích cho HS.
Vợ “ghen” vì mê website
Điều thú vị là đa số các thầy, cô đã lập website hoặc blog riêng để chia sẻ tài nguyên dạy, học đều là những người “ngoại đạo” (không phải dạy Tin học) và đang công tác ở các địa phương chứ không phải Hà Nội hay TP.HCM.
“Muốn làm cho “ra tấm ra món” nên tôi đầu tư tương đối nhiều thời gian thiết kế website mà ban ngày phải đi dạy nên phải dành thời gian vào ban đêm, do vậy bị vợ “ghen” là chuyện thường. Tất nhiên khi biết mục đích của chồng thì vợ tôi rất ủng hộ và còn giúp tôi nhiều việc trong việc duy trì website.” - thầy Thầy Nguyễn Văn Cư, giáo viên môn Vật lý, Trường THPT Cẩm Thủy III (Thanh Hóa) tâm sự.
Ý tưởng thành lập website “nung nấu” từ khi thầy Cư tham gia một khóa học với một nhà khoa học Việt kiều từ năm 2002.
Thầy Cư cho biết: “Ở đây, tôi được học những giờ học sinh động và thú vị chưa từng có khi các nhà khoa học trình bày các vấn đề bằng máy chiếu đa năng. Hình ảnh, âm thanh, video minh hoạ có khi được lấy trược tiếp từ internet làm những vấn đề từ trước còn mù mờ trong giáo trình nay hoàn toàn sang tỏ và thực sự không khó như mình nghĩ.”
Đến khi ra trường và thực hiện công tác giảng dạy, thầy Cư đã bắt tay ngay vào việc thực hiện ý tưởng của mình và là người đầu tiên trong trường mạnh đưa giáo án điện tử vào lớp học, người đầu tiên lập website dạy học.
Website của thầy Nguyễn Đặng Hoàng Duy
Cũng dành những đêm thức trắng để mày mò cách thiết kế website mang tên “Vì học sinh thân yêu”, thầy Nguyễn Đặng Hoàng Duy, giáo viên tiếng Anh Trường THPT Thống Linh (Đồng Tháp) cho rằng hướng dẫn HS qua website giúp thầy và trò tiếp cận nhiều hơn với kiến thức đầy đủ và nhanh chóng dù cách xa về mặt địa lý, tiết kiệm được thời gian cho cả thầy và trò.
Thầy Duy luôn cố gắng trả lời tất cả thư mà đồng nghiệp và HS gửi trong vòng 24 giờ, nếu có vấn đề chưa biết thì có thể hỏi đồng hoặc tra trên Google để tìm đáp án.
Cũng theo thầy Duy, lập website giúp giáo viên trau dồi thêm kiến thức và thể hiện sự nghiêm túc trong làm việc của mình. Khách đến website không chỉ là giáo viên và HS mà còn nhiều đối tượng khác. Do đó, nếu giáo viên không nghiêm túc cập nhật thông tin bổ ích thì sẽ nhận được nhiều lời phê bình từ nhiều phía làm giảm uy tín.
Tương tự, thầy Nguyễn Văn Cư cho rằng qua website, người thầy được va chạm và bồi dưỡng liên tục nên trình độ, tay nghề ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó, học trò có thể tham khảo bài giảng và tự luyện tập cũng như trao đổi với thầy bất cứ lúc nào, tức là không gian học tập không còn giới hạn trong bốn bức tường nữa.
Vì thế, dù mỗi ngày phải dành từ khoảng 2 đến 4 tiếng “chăm lo” cho website nhưng các giáo viên vẫn miệt mài với “lớp học online” này.
- Theo Lan Hương/ViệtNamNet
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.