35 địa phương thay đổi lịch nghỉ học: Nhiều tỉnh thành tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết 15/3
2020-03-07 18:00
Tác giả:
Đến sáng 7/3, 35 địa phương quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ thêm một tuần, dự kiến đi học trở lại vào ngày 16/3 (cập nhật).
***
Trước đó, theo kiến nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 60/63 tỉnh, thành cho học sinh THPT đi học từ ngày 2/3, trừ Hà Nội, TP HCM, Tiền Giang. Học sinh từ mầm non đến THCS nghỉ thêm 1-2 tuần. Riêng Phú Thọ, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Thanh Hóa chưa chốt thời gian học sinh từ mầm non đến THCS đi học trở lại.
Sau một ngày học sinh THPT đi học, tỉnh Sơn La lại tiếp tục cho nghỉ thêm hai tuần (đến 17/3) do phát hiện một số du học sinh Lào ở trường Cao đẳng Y tế Sơn La có biểu hiện viêm đường hô hấp. Tỉnh Thái Bình rút ngắn kỳ nghỉ phòng dịch, học sinh lớp 12 đi học từ ngày 4/3 thay vì ngày 9/3 như kế hoạch.
Hà Nội chiều 6/3 quyết định cho học sinh THPT đi học từ ngày 9/3, trẻ mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 15/3. Đến tối cùng ngày, thành phố ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên. Để tập trung chống dịch, sáng 7/3 Hà Nội quyết định cho khoảng 2 triệu học sinh từ mầm non tới THPT nghỉ hết 15/3.
Năm học 2019-2020, cả nước có hơn 22 triệu học sinh từ mầm non đến THPT. Sau khi học hết tuần 20, học sinh nghỉ Tết kéo dài 8-16 ngày, nghỉ hết tháng 2 để phòng chống Covid-19.
Việc nghỉ học kéo dài buộc các địa phương phải có kế hoạch dạy bù. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chốt thời gian kết thúc năm học 2019-2020 trước ngày 30/6; tuyển sinh lớp 10 hoàn thành trước 15/8; thi THPT quốc gia từ 23 đến 26/7, chậm hơn một tháng so với mọi năm.
Đến hôm nay, Covid-19 đã xuất hiện tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 102.000 người nhiễm bệnh, trong đó gần 3.500 người chết. Việt Nam tối ngày 6/3 phát hiện bệnh nhân thứ 17, chấm dứt chuỗi 23 ngày không ghi nhận thêm ca nhiễm mới.
vnexpress.net
Mời xem thêm chương trình:
Em đi bỏ lại cuộc đời
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Mình muốn một tình yêu như vậy!
Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên
Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa

Chia ly - khi khoảng cách không thể xoá nhoà ký ức
Cảm giác sắp chia ly ấy cũng thật khó giải thích. Có lẽ chỉ đơn thuần là cảm xúc trống vắng khi bàn ăn trong nhà thiếu đi mất một người thân thuộc, hay sự lạc lõng trong một không gian đã từng đầy đủ,... Chắc đó là sự hụt hẫng khi có những điều vốn tưởng chừng là vậy nhưng nay đã sắp không còn.

Tình khó phai
Em biết anh luôn là người yêu em và nghĩ cho em nhiều nhất. Nhưng anh à, em cần nên biết mọi chuyện đầu tiên chứ không phải giờ đây em là người sau cùng mới biết được.

Khi con muốn được yêu thương nhưng lại sợ mất gia đình
Không có gì đau lòng hơn việc chính những người ta yêu thương nhất lại không thể dang tay ôm lấy ta.

Khi mặt trời mỉm cười
Tôi thấy yêu làm sao mặt trời lúc đó, tôi thấy yêu làm sao những buổi sớm mai thật lắng đọng thật nhiều cảm xúc và những nguồn huyết mạch của cuộc sống cứ cuộn trào mãi trong tôi.

Người ơi
Em thích gọi anh là người ơi, chỉ là một tiếng gọi thật ngắn thật nhanh mà chứa đựng trong đó biết bao ân tình biết bao da diết của những tháng năm mình được quen nhau, mình được yêu nhau thật trọn vẹn.

Kí ức muốn lãng quên
Kí ức về cậu có lẽ là kí ức đời này tớ muốn quên nhất, cậu cũng có lẽ là người tớ muốn quên nhất...

Xem cuộc đối thoại chua chát của 2 mẹ con trong Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, tôi thề sẽ không bao giờ nói "Mẹ sống vì con"
Đứa trẻ lớn lên trong “sự hy sinh của mẹ” sẽ không học được cách hỏi mình: “Mình muốn gì?”, mà chỉ biết hỏi: “Mình nên làm gì để cha mẹ vui?”

Yên đơn phương
Em đã cố kìm nén không khóc trước mọi người. Chắc chỉ có mỗi mình anh không nhận ra tình cảm của em dành cho anh mà thôi.