Phát thanh xúc cảm của bạn !

Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

2017-10-17 14:34

Tác giả:


Trời trở gió, người người ra đường bắt đầu co ro tránh luồng gió mang theo hơi lạnh phả vào da thịt. Rồi người ta xuýt xoa giá như ở cái tiết thời như thế này mà có gì đó cho vào bụng, vừa ấm ấm vừa nồng nàn vị của ký ức thì tuyệt biết bao.

Người ta vẫn bảo mà, “ăn Bắc, mặc Nam” bởi vì ở ngoài Bắc chẳng thiếu gì đặc sản. Cứ mùa nào thức nấy, răm rắp mà dậy mùi với ký ức.

***

Bánh đúc

Bánh đúc là món ăn dân dã mà trước đây chỉ dành cho người nghèo mà thôi. Nhưng nhờ hương vị thanh thanh cùng mùi thơm thảo của bột gạo và giá rất rẻ nên nó dần dần trở thành món ăn phổ biến.

Đối với mỗi người dân Hà Nội, bánh đúc trở thành một mảng ghép ký ức khó phai mờ. Những đứa trẻ thời ấy, ai cũng ít nhất cũng phải có một lần mong ngóng bà hay mẹ đi chợ về mua cho những món quà vặt, nhất là bánh đúc.

  Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

Bánh đa kê

Nhớ ngày xưa bánh đa kê chỉ có giá 2.000-3.000 đồng. Giá rẻ là thế nhưng ký ức về bánh đa kê thì chẳng có giá nào mua lại được. Nhớ những chiếc xe đạp đi rong khắp từng con phố, nhớ hạt kê nấu lên vàng rộm đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người dân Hà Thành. Túi bánh đa đã nướng giòn treo lủng lẳng ở đầu ghi đông, nồi kê được chằng dây cho chắc ở yên sau, thêm chiếc âu nhựa đựng đỗ xanh đã đồ chín cùng chai đường kính là có thể rong ruổi khắp phố phường.

  Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

Bánh giầy

Trước đây bánh giầy thường phổ biến vào mỗi dịp Tết bởi vì nó gắn liền với gia đình, với sự đầm ấm.

Dần dần, bánh giầy trở thành món ăn phổ biến, nhất là trong bữa sáng của người dân thủ đô. Bánh giầy và giò lụa trở thành một cặp ăn ý - lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng hay xế chiều.

  Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

Bánh gio

Bánh gio hay còn gọi là bánh tro thường được bán ở những gánh hàng rong trên khắp các con phố Hà Nội. Người ta thường dùng tro của lá cây để làm nên hương vị đặc trưng của bánh.

Trong quãng tuổi thơ của mỗi người đều có sự hiện diện của nhiều thức quà giản dị, đơn sơ nhưng khó phai nhòa. Mỗi độ đông sang là lúc chúng ta háo hức ngồi bên nhau, sì sụp ăn những bát bánh gio chan đầy mật mía béo ngậy.

Vị mát, thanh hòa quyện với vị ngọt của mật mía, dẻo dai của gạo nếp lẩn khuất trong miệng có cả mùi nồng nồng của nước vôi, mùi hăng của lá chít là thức quà khó quên đối với những người Hà Nội cũ.

  Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

Bánh gai, bánh gấc

Bánh gai, bánh gấc là thứ bánh có mặt ở mọi miền quê. Đối với người dân thủ đô cũng vậy, bánh gai, bánh gấc xuất hiện trong mọi gia đình, trong mọi căn bếp của bất cứ bà mẹ nào. Mỗi khi những đứa con trở về quây quần bên mẹ, mỗi khi có khách đến nhà hay là món quà gửi đi xa, bánh gai, bánh gấc luôn hiện diện trong những dịp quan trọng của các gia đình Hà Nội xưa.

Ngày nay, bánh gai có thêm nhiều hương vị: gấc, mít, lá dong, cốm,... Với vẻ bắt mắt, hình thức nhỏ xinh, những chiếc bánh này đích thị là một vé trở về tuổi thơ cho bất cứ ai muốn sống trong hoài niệm

  Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

Bánh cốm

Bỏ quên bánh cốm khi nhắc đến những thức quà Hà Nội quả là một thiếu sót lớn. Xưa nay, Làng Vòng nổi tiếng về cốm tươi, nhưng nếu nhắc đến bánh cốm phải nhắc đến Hàng Than.

  Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

Cốm tươi

Không thể nào không nói đến đặc sản của mùa thu là cốm. Người ta vẫn nghe nhiều đến Cốm làng Vòng mỗi lần nhắc đến thu, nhắc đến Hà Nội. Hạt cốm xanh như ngọc, tươi và thơm lừng được gói trong lá sen xanh mát tinh tế.

  Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

Bánh rợm

Bánh rợm hay còn gọi là bánh nếp được coi là thứ bánh của ngày mùa. Mỗi khi lúa chín, những hạt gạo nếp đầu tiên thơm thảo vị đồng quê sẽ được làm thành chiếc bánh rợm thơm ngậy. Bột bánh được nhào nhuyễn, bọc ngoài nhân đỗ xanh, rồi gói trong lớp lá dong thơm dịu.

  Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

Bánh rán lúc lắc

Bánh rán lúc lắc là món ăn ưa thích của bất kể đứa trẻ nào. Từ xưa đến nay, bánh rán lúc lắc luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho mỗi buổi quà chiều. Giá một chiếc bánh chỉ khoảng 1.000 - 2.000 đồng, nên dẫu có "cháy túi", bạn vẫn có thể ăn no món này.

  Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

Bún ốc nguội

Người Hà Nội thích ăn bún ốc nên có thể ăn bất cứ mùa nào. Mùa đông thì ốc nóng, mùa hè, thu lại tìm đến ốc nguội. Giữa hàng loạt loại bún: bún bò, bún ngan, bún giò,.... bún ốc nguội luôn mang một nét giản dị và thanh lịch riêng.

  Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

Chí mà phù

Chí mà phù không phải món ăn xa lạ của người dân thủ đô. Khi thu sang, đông tới, nhiều người có thói quen ngồi bên nhau ăn bát chè vừng đen, bánh trôi tàu, lê la bao câu chuyện buồn vui của cuộc sống. Trong kí ức của nhiều người, chí mà phù là món ăn luôn được các bà, các mẹ nấu cho cả nhà khi đông sang. Ngày nay, để tìm được những nơi bán chè vừng đen ngon chính hiệu không phải là dễ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đến Hàng Cân, Hàng Bạc, Nguyễn Khuyến,... để tìm lại cho mình dư vị của tuổi thơ.

  Trời chuyển lạnh người Hà Nội đua nhau tìm về ký ức với những thức quà thu

Theo Zing.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Kết thúc là bắt đầu...

Kết thúc là bắt đầu...

Phụ nữ lấy chồng, ai cũng mong cầu hạnh phúc, mong cầu một gia đình ấm êm. Có ai mong cầu mình sẽ làm trụ cột gia đình? Kí ức về những tháng ngày tưởng chừng như hạnh phúc, mà không phải hạnh phúc cứ hiện ra...

Có một tôi cô đơn trong đại dương tình yêu

Có một tôi cô đơn trong đại dương tình yêu

Có những lời muốn bày tỏ cuối cùng lại hoá thành con thuyền, bị ngọn sóng dữ cuốn đi xa, nuốt trọn xuống đáy đại dương. Con thyền ấy không bao giờ còn trở lại được nữa, như cách mà chúng ta đè nén tâm tư chôn chặt xuống đáy lòng.

Cánh cửa tình bạn

Cánh cửa tình bạn

Những lúc ở bên Minh, anh cảm thấy như có một sợi dây vô hình kéo anh lại gần hơn, làm anh nhìn Minh bằng một ánh mắt khác. Quân không còn thấy Minh chỉ là người bạn thân thiết từ thuở nhỏ nữa.

Một người giữ lại, một người buông tay

Một người giữ lại, một người buông tay

Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự ấm áp kỳ lạ trong lòng, như thể chỉ một câu nói của cô ấy cũng đủ làm tan biến mọi lạnh lẽo của cơn mưa ngày hôm đó.

Quay trở về nhà

Quay trở về nhà

Hơn ai hết thì con cũng là người buồn nhất. Bởi ước mơ dường như sắp thực hiện của con phải tạm gác lại. Giờ đây, con lại phải cô đơn và có thể lạc lõng nơi xứ người. Chuyến đi này là lần đầu tiên con xa nhau lâu đến vậy.

Sống ở đời: Bớt can thiệp, bớt nói, bớt lo - Đó mới là khôn ngoan!

Sống ở đời: Bớt can thiệp, bớt nói, bớt lo - Đó mới là khôn ngoan!

Dù mối quan hệ có thân thiết đến đâu, cũng đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Dù khó chịu đến đâu, cũng đừng tùy tiện phán xét.

Âm thầm chờ anh quay về

Âm thầm chờ anh quay về

Tất cả kí ức về anh vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí của em như ngày nào nhưng với anh thì nó sẽ là dĩ vãng nhạt nhòa trong quá khứ mà thôi.

Cho đi từ những điều nhỏ bé

Cho đi từ những điều nhỏ bé

Tôi nhìn thấy chính mình trong họ – những lúc tôi gặp khó khăn và nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Tôi biết rằng, dù nhỏ bé nhưng sự chia sẻ có thể làm thay đổi cuộc sống của ai đó theo những cách bất ngờ. Và đôi khi, điều đó đủ để khiến tôi cảm thấy hạnh phúc.

Về quê...

Về quê...

Anh đến quê em một ngày xa Cơn gió lao xao tựa đón chào Để nhìn thấy cánh đồng lúa chín Bên rặng tre lũ trẻ thường chơi

Mùa xuân sau cơn giông

Mùa xuân sau cơn giông

Trời đổ mưa, những giọt nước lách tách rơi xuống mái tôn, tiếng mưa át cả những lời bàn tán. Bé Kiệu, trong vòng tay cha, khóc đến nghẹn cả hơi. Bà Mắm đứng lặng, ánh mắt trĩu nặng những đau đớn. Ông Tét ngước nhìn lên bầu trời xám xịt, đôi mắt đầy tuyệt vọng. Trong lòng ông chỉ còn lại một câu hỏi không lời đáp: "Đến bao giờ… cái nghèo mới thôi đè bẹp đời tôi…'"

back to top