Phát thanh xúc cảm của bạn !

Bật khóc khi đọc “Người còn sót lại của rừng cười”

2018-07-23 01:27

Tác giả:


blogradio.vn - Đọc “Người còn sót lại của rừng cười” của Võ Thị Hảo, tôi đã khóc. Thật sự xúc động. Thật sự bi kịch! Những mảnh đời như vậy, phải chăng sẽ chẳng bao giờ có thể sống trọn vẹn?

Truyện ngắn kể về sáu cô gái trông giữ kho lương trong một khu rừng hoang vắng tiếng người. Thảo là người đến sau, có một ngoại hình đẹp, đặc biệt là mái tóc. Song, dẫu năm cô gái kia tìm đủ mọi cách, tóc của Thảo dần dần cũng chỉ còn là “túm sợi mỏng manh xơ xác”. Thấy các chị buồn, Thảo an ủi và kể về người yêu ở Hà Nội. Các cô từ ấy dường như có chung một lòng si mê với “chàng hoàng tử hòa hiệp thủy chung”, không phải cho mình mà là cho Thảo.

Trong một lần, năm cô gái, trừ Thảo, mắc căn bệnh Esteris quái ác- vừa cười vừa khóc vừa xé quần áo - bị ba anh bộ đội trông thấy. Khi họ tỉnh táo lại, kinh hoàng chạy biến vào rừng, đến đêm trở lại chỉ còn một mảnh giấy mỏng. Từ đó, khu rừng mang tên “rừng cười”. Thời gian qua đi, quân địch ngày càng tiến gần hơn, năm cô gái hi sinh thầm lặng, chỉ còn mình Thảo sống sót quay trở về. Nhưng cô không thể hòa hợp với cuộc sống hiện tại,Thành-người cô yêu - cũng dần phai nhạt tình cảm với cô, chỉ vì thương hại mà bên cô.

Cuối cùng, cô chọn nói dối để thành toàn cho hạnh phúc của Thành, thứ năm hàng tuần đều tự viết thư gửi cho mình khiến mọi người hiểu lầm cô. Trong đêm thành hôn của Thành, cô vô thức vừa khóc vừa cười, được mọi người đưa vào bệnh viện. Vô tình, mọi người đọc được những lá thư, báo cho Thành biết sự thật. Lúc anh đến, Thảo đã đi rồi.
Bật khóc khi đọc “Người còn sót lại của rừng cười”

“Rừng cười”, tôi đã tưởng rằng là khu rừng của vui vẻ, hạnh phúc, mà hóa ra lại là khu rừng của chiến tranh tàn khốc. Sáu cô gái nhỏ bé, các cô đã sống và chiến đấu oanh liệt, không phải với khói đạn, mà với cô đơn. Để rồi, trong một ngày nọ, căn bệnh quái ác giày vò không chỉ thân xác, mà còn cái lòng trinh bạch của tâm hồn các cô. Đau đớn làm sao!

Lòng trinh bạch của những cô gái đã từng đem lòng si mê chàng hoàng tử của Thảo cho Thảo, người chưa gặp một lần. Lòng trinh bạch mất đi, các cô gái như già đi chục tuổi. Tâm hồn thanh thuần của họ, trong sáng của họ, đã trở thành tâm hồn người đàn bà trầm lặng. Rừng cười hóa ra lại là rừng của những con người điên loạn và tàn lụi trong nỗi cô đơn.

Để rồi, khi bị giặc đến bắn giết, đáng lẽ được trao huy chương , thì các cô nằm xuống, dùng những mảnh đạn cuối cùng bảo toàn cái vẹn nguyên cho lòng tự trọng. Các cô chết đi, lẳng lặng, trong cái nấm mồ được bàn tay vừa ốm sốt dậy của Thảo đắp cho. Thảo, cô gái đến sau, vẫn còn người yêu ở quê nhà ấy, là người cuối cùng còn sống sót.

Nhưng sống sót để làm gì? Cô không thể trở lại với cuộc sống hiện tại. Cô sống về quá khứ, về những ngày đau thương và gắn bó của”rừng cười”. Cô bị ám ảnh bởi chết chóc. Và những vết thương để lại trên thân thể và con người cô! Chiến tranh không chỉ tước đi sự sống của những người đã sống, mà thậm chí đau đớn hơn, chiến tranh còn tước đi sự sống của những người đang sống.

Tại sao, lại tàn nhẫn như vậy? Bao nhiêu người hi sinh như vậy vẫn chưa đủ cho chiến tranh sao? Tại sao lại có quyền cướp đi tự do và hạnh phúc của những người dân vô tội đang sống như chúng tôi, để thỏa mãn những tham vọng bất chính và vô lí của các người? Thảo, và năm cô gái kia có tội gì chứ? Tội là họ đã hi sinh quá nhiều để rồi chết oan uổng, chết bi thương, chết thầm lặng chăng?

Khi Thảo đi rồi, Thành, chàng hoàng tử mãi mãi đẹp đẽ trong trí các cô gái của “rừng cười” cũng không thể hạnh phúc trọn vẹn. Sau đêm tân hôn, giữa cái hạnh phúc gia đình đầm ấm vẫn vương một nỗi nhớ “chim yến nhỏ nhoi”. Hạnh phúc dường như mong manh và đông đặc lại hơn.

Bật khóc khi đọc “Người còn sót lại của rừng cười”

Chiến tranh, sao mà tàn nhẫn quá! Những người còn sống, đều không thể vui vẻ, dường như trở thành những kẻ lạc loài giữa hiện thực. Họ không thể hòa nhập với bình yên, khi cuộc đời họ đã in dấu một chặng đường đầy máu, nước mắt, và khói thuốc súng, khi tự họ đã bằng bàn tay mình chôn xuống những người chị em tri kỉ. Chỉ còn mình họ sống sót. Thảo vẫn hay mặc bộ quần áo bộ đội cũ. Đúng vậy, giống như chú Thao của “Miền cỏ hoang”, sống cô độc giữa một vùng cỏ léc cách biệt với đời; giống như người bố trong “Bước qua lời nguyền” đến cuối cùng vẫn không quên được mối thù ngày trước trong cái thời”bần-cố nông” này để mà đày đọa tình yêu của hai con người trẻ tuổi vô tội.

Vết thương chiến tranh để lại dường như không thể phai dấu, nó ám ảnh ngăn trở con người về lại với cuộc sống đời thường. Giá như họ biết buông đi đớn đau để làm lại từ đầu, để trân trọng sự sống và tự do mà bao người đã giành lấy cho họ bằng mạng sống, thì phải chăng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn? Nhưng, làm sao mà quên được đây, khi chiến tranh đã hằn in trên thân thể, đã cứa vào máu thịt con tim?

Chiến tranh, độc ác và tàn nhẫn quá!

Vậy nhưng, sống ở đời sống hiện tại, tôi lại thích xuôi về những ngày quá vãng tăm tối ấy, để biết rằng cuộc sống của cha ông tôi đã từng khổ đau và bất hạnh thế nào. Tôi biết trân trọng sự sống hiện tại của tôi, biết tôi là người con của một dân tộc đã từng oai dũng và đáng tự hào ra sao, biết phải ra sức học tập và dựng xây đất nước, biết tôi mang trên mình sứ mệnh bảo vệ gìn giữ hòa bình của ngày hôm nay. Và để tôi sâu sắc nhận ra rằng những khổ đau của tôi hôm nay, chỉ là một điều rất nhỏ so với những gì cha ông tôi gánh chịu. Và để biết rằng, cuộc sống này đẹp đẽ đáng quí biết nhường nào...

© Tác giả ẩn danh – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top