Phát thanh xúc cảm của bạn !

Người đàn bà đứng sau rèm cửa

2015-06-17 01:00

Tác giả:


blogradio.vn - Mẹ tôi, người đàn bà luôn đứng sau rèm cửa. Những ngày của tuổi thơ tôi chính là ánh mắt khép nép, hai bàn tay bé xíu bám chặt gấu áo mẹ, và len lén nhìn ra bàn chính nơi ông nội và bố tôi vẫn thường ngồi. Giờ đây, trong những cơn mơ vội vã, hình ảnh ấy vẫn hiện hữu rõ rệt như chính hình dáng hao gầy của mẹ.

***

Có thể nói đối với hai anh em chúng tôi, cuộc đời của Mẹ là đau khổ nhất. Ngày hôm nay, tuy chúng tôi đã trưởng thành nhưng mỗi lần có dịp ôn lại quá khứ về Mẹ, chúng tôi đều rơi nước mắt cho tình yêu của cô gái quê ngây thơ.

Câu chuyện xảy ra tại vùng Long An thuộc miền Tây Nam Bộ. Thời kì còn tồn tại địa chủ thì bên ông bà ngoại tôi làm tá điền cho gia đình ông bà phú hộ Long. Tài sản của họ giàu có vô cùng. Ngoài cả trăm mẫu ruộng tích tụ từ mấy đời, họ còn có nhiều dãy nhà nguy nga, đẹp đẽ. Ông bà phú hộ Long chỉ có cậu cả Hào là trưởng nam, còn lại ba đứa con sau đều là gái. Bởi vậy cậu Hào là “báu vật” của gia đình. Cậu muốn gì được nấy, ăn chơi tuy không nổi tiếng như Hắc, Bạch công tử nhưng tại vùng Long An không ai là không biết tiếng tăm.

Nói về gia đình bên mẹ tôi thì mẹ tôi là con lớn, sau mẹ còn có hai người cậu và dì út . Ông bà ngoại tôi thời ấy gốc gác người địa phương, là tá điền thuộc loại giỏi của ông bà phú hộ nên được ông bà ấy tín nhiệm giao cho một chức trách như “tổ trưởng” một khu vực đồng ruộng mà dân gian hay gọi là “ông cai” .

Ở vùng nông thôn nghèo nàn lam lũ nhưng trời ban cho mẹ tôi có nhan sắc nhất vùng. Đây không phải là hạnh phúc mà là khởi đầu cho những bi kịch của cô gái vừa tuổi trăng rằm.

mẹ tôi, lam lũ, người đàn bà, con trai

Mẹ tôi đã lọt vào mắt xanh của cậu cả Hào, cậu nhất quyết đòi ông bà phú hộ phải cưới cho được mẹ tôi.

Và dĩ nhiên, nào ai tôi dám lại cái đám cưới ấy. Khi miếng ăn còn phụ thuộc vào việc cho thuê ruộng của “sui gia tương lai”. Đã thế, ông ngoại tôi cũng đã phải nhờ cậy ông phú hộ Long khi hai cậu tôi suýt phải đi lính. Tiếng nói của ông phú đã giúp cho hai cậu thoát khỏi kiếp đi lính.

Và một đám cưới trọng thể với đầy đủ nghi lễ truyền thống nhà giàu đã diễn ra. Bao nhiêu người trầm trồ về đám cưới to, đám cưới đẹp. Họ ao ước được như mẹ tôi, là “may mắn về làm dâu” nhà giàu. Thế nhưng có ai biết được rằng tim bà đầy nước mắt. Bởi vì người bà yêu say đắm là anh Tân, một thanh niên thuộc loại lực điền, vừa dễ thương vừa giỏi việc đồng áng. Họ yêu nhau suốt ba năm nhưng vì lễ giáo vẫn trong sự giữ gìn,tôn trọng lẫn nhau. Trước ngày diễn ra đám cưới, anh Tân gặp mẹ tôi đề nghị cùng bỏ trốn để xây dựng tương lai.

Nhưng mẹ tôi gạt nước mắt từ chối.

Sau khi mẹ tôi trở thành dâu trưởng của nhà ông bà nội tôi, mẹ tôi chỉ như một món ăn lạ trên mâm cơm ê hề thức ăn của ba tôi. Có vợ rồi, ba tôi vẫn phong lưu với đầy đủ cờ bạc, trai gái. Riêng mẹ tôi dù người ở trong nhà một tiếng gọi là “mợ hai” nhưng chẳng quyền hành gì. Suốt ngày bà chỉ dám đứng phía sau rèm cửa phòng khách hoặc phòng trong để chờ xem ông bà nội tôi có sai bảo gì không. Mẹ tôi không được giao bất kỳ công việc gì cụ thề, chẳng khác chi một đứa đầy tớ gái trong nhà.

Câu chuyện yêu đương ngày xưa giữa bác Tân và mẹ tôi rồi cũng đến tai ông bà nội tôi. Để gọi là “gìn giữ gia phong”, ông bà tôi đã đuổi tất cả nhà bác Tân ra khỏi địa phận đất đai với hai bàn tay trắng. Mẹ bác uất ức, lên cơn đau tim rồi mất ngay sau đó, còn lại Bác Tân đưa người cha đi biệt xứ từ ấy.

Khi tôi ra đời, với tư cách đứa cháu trai đích tôn thì ông bà nội có nương tay hơn với mẹ tôi, tuy nhiên mẹ tôi vẫn chỉ là “chiếc bóng sau rèm cửa”, không quyền hành, không có tiếng nói tham gia bất cứ việc gì lớn nhỏ.

Rồi lần lượt thằng em trai thứ hai của tôi ra đời thì bắt đầu thời kỳ suy thoái của chế độ địa chủ - tá điền. Quen ăn chơi đến núi cũng lở nên gia đình ông bà nội tôi dần dần rơi vào bế tắc. Đau buồn trước thời thế thay đổi, ông bà nội tôi lần lượt qua đời. Số cơ ngơi, tài sản trao cho bố tôi - cậu cả Hào.

Sồ tiền ấy chẳng vào tay bố tôi, chẳng khác nào gió vào nhà trống. Vốn bản tính ham chơi ham ăn chứ chẳng lo lắng hay biết cách biết việc làm ăn, bố tôi chẳng biết thể làm gì để thay đổi cuộc sống gia đình. Sau cùng, bố tôi chia số tài sản thành bốn phần cho cả ba người cô để mỗi người tự lo cho cuộc sống của riêng mình.

Mẹ tôi, từ một người đàn bà luôn đứng sau rèm của chờ đợi sai bảo cũng phải trở nên táo bạo, lam lũ để lo toan cho gia đình.

mẹ đợi chờ

Đất nước hòa bình, nhiều thay đổ, đây thực sự là lúc mẹ tôi, từ một người phụ nữ hai mươi năm ở phía sau rèm cửa, nay ra ngoài cuộc sống bươn chải. Mẹ phải rất cố gắng để nuôi một ông chồng đang thất nghiệp cùng hai cậu con trai đã trưởng thành. Trong bức tranh ảm đạm của gia đình tôi khi ấy thì bác Tân chợt xuất hiện. Người mà mẹ tôi trước đây hằng yêu thương bằng tất cả rung động của tình yêu đầu đời nay trở về bằng xương bằng thịt. Thậm chì bác ấy rất thành đạt, là một người kinh doanh nông sản giỏi ở Sài thành. Bác nghe người ta kể về thân phận của mẹ tôi nên nay về thăm. Ngoài số tiền Bác kín đáo đưa mẹ tôi mua một chiếc xe ôm để cho bố tôi có việc hằng ngày, bác Tân còn đưa chúng tôi lên thành phố làm việc trong cơ sở kinh doanh của Bác ấy.

Bây giờ khi tôi viết những dòng này thì hai anh em chúng tôi đã lập gia đình hạnh phúc. Chúng tôi muốn đưa mẹ tôi lên thành phố sống nhưng bà từ chối. Bà muốn ở lại quê để chăm sóc mồ mả ông bà nội ngoại và cả phần mộ của bố tôi nữa.

Tôi biết bà còn gắn bó với những kỷ niệm của một thời luôn đứng phía sau rèm. Nó tuy đau khổ nhưng đã là một phần của cuộc đời mẹ. Những điều thân thuộc ấy vẫn luôn in đậm trong tâm trí mẹ và chưa một lần oán trách.

Bác Tân bây giờ là chủ tịch một công ty kinh doanh lớn. Chúng tôi làm việc cùng bác, trong một chút xúc động, bao giờ bác ấy cũng kết luận một câu “Mẹ các cháu là người bác tôn trọng nhất.”

Nhưng chúng tôi tin rằng, đằng sau sự tôn trọng ấy chính là tình yêu dành cho người con gái chịu thương chịu khó suốt đời lam lũ.

Mẹ tôi, người đàn bà luôn đứng sau rèm cửa. Những ngày của tuổi thơ tôi chính là ánh mắt khép nép, hai bàn tay bé xíu bám chặt gấu áo mẹ, và len lén nhìn ra bàn chính nơi ông nội và bố tôi vẫn thường ngồi. Giờ đây, trong những cơn mơ vội vã, hình ảnh ấy vẫn hiện hữu rõ rệt như chính hình dáng hao gầy của mẹ.

© Hải Triều – blogradio.vn

Gửi những tâm sự, sáng tác của các bạn đến với các độc giả của blogradio.vn bằng cách gửi bài viết về địa chỉ email blogradio@dalink.vn.


yeublogradio




Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top