Phát thanh xúc cảm của bạn !

Người đàn bà bán vé số

2016-09-11 01:18

Tác giả:


blogradio.vn - Lúc này cô mới nhìn kĩ người trước mặt mình, dáng người nhỏ bé gầy gòm, hai lọn tóc xoăn nhẹ thưa thớt đã điểm hoa râm kẹp trong một chiếc chun cũ kỹ. Áo bà ba màu lam nhạt với chiếc quần đen ống xuông rộng tới gót chân, bộ đồ không đến nỗi cũ nhưng toát lên số phận cơ cực. Không phải cứ mặc một bộ đồ đẹp ra đường bạn sẽ trở nên giàu có và ngược lại khoác một bộ đồ cũ thì bạn là người nghèo khổ.

***

Một ngày lang thang ở ngoại thành Sài Gòn cho bớt đi cái ngột ngạt của tuổi trẻ. Hôm nay khí hậu mát mẻ pha lẫn cảm giác se lạnh của cơn mưa đầu mùa kéo đến.

Thùy không thích không khí náo nhiệt nơi phố thị được chen chúc bởi hàng ngàn người qua lại, cô yêu những thứ đơn giản và yên tĩnh như ở đây, nơi có gia đình và những người thân yêu chờ đợi. Chiều nay sẽ là một chiều yên ả bù đắp lại những ngày mệt mỏi với đủ thứ chuyện trên đời, càng lớn cô bạn lại càng thấy mình như nhỏ lại chỉ muốn ăn khi đói, ngủ khi mệt và khóc thét khi không được kẹo. Nhưng thời gian có mà chừa ai, cứ mãi là trẻ con thì thế giới này ai sẽ là người lớn?

Quán bún bò bán được hơn 20 năm vẫn đông khách và thơm nức mùi ngò gai như ngày nào, phải vất vả lắm mới kiếm được một chỗ thoải mái để ngồi. Không hiểu cái đất này có bao nhiêu người mà cái tiệm bún vẫn đông như thế, tre già măng mọc hết người già ăn rồi đến người trẻ ăn. Điều này cứ lập trình qua năm tháng như một điều hiển nhiên, dù ngon dù không ngon nó vẫn đông nghi ngút như thế. Năm tháng qua đi người chủ vẫn không thay đổi, vẫn là cô chị đứng bán, cô em lau bàn, đứa kế tiếp lấy rau, còn cô út kiêm thủ quỹ. Kẻ bán người ăn kẻ chờ đợi, mọi thứ vẫn thế, có đói đến cỡ nào cũng phải kiên nhẫn đến lượt mình đó là luật ít nhất là ở đây.

Đôi tay gân guốc với nhiều vết hằn len lõi trong lòng bàn tay chào mời Thùy với ba sắp vé số còn mới toanh, trên đấy có lấm tấm vài hạt bụi mà có lẽ cuộc đời này đã vô tình gieo rắc trong nó. Cô gái trẻ cười rồi lắc đầu:

“Bác ơi cháu không mua ạ”

Mỗi lần nhìn vé số Thùy hay nhớ đến bố mình, ông rất chuộng trò chơi may rủi này sẽ là bất thường nếu một ngày bố không chơi với nó. Mỗi một lần mua, ông lại nuôi hi vọng nếu trúng sẽ mua một con ô tô vi vu đây đó hoặc xây nhà như dinh thự thời công tử Bạc Liêu. Những lần như thế cô lại chỉ cười vì có bao giờ bố trúng đâu mà ao ước. Con người ta rất lạ, họ xây dựng ước mơ và nuôi hi vọng về mọi thứ đến một ngày không còn nữa họ lại tự làm tổn thương chính mình.

Người đàn bá bán vé số

Đôi tay ấy vẫn đưa về hướng này, lần này người đàn bà không mời nữa, bà ta ngồi xuống cạnh Thùy và tất nhiên điều đó chẳng phiền phức gì cả nếu bà ấy không muốn cô gọi giúp mình một bát bún.

Bà ta có vẻ trầm mặc như lúc đầu:

“Cô gọi giúp tôi nhé, như thế sẽ có nhiều thịt hơn khi tôi gọi, người chủ không bán cho tôi như những người khách bình thường đâu”.

Vẻ mặt không buồn không vui của bà ấy làm Thùy cứ phân vân để cố hiểu được vấn đề:

“Tôi bán vé số ở quán này cũng lâu rồi, không chỉ riêng mình tôi mà mấy bà kia cũng bị như vậy, cô gọi tô nhỏ thôi nhé, tô 25 ngàn ấy”.

Bà ta còn vẫy tay về phía những người đàn bà đứng trước. Cái chất giọng Quảng Ngãi đã bị miền Nam bào mòn qua năm tháng nghe lạ tai nhưng không giấu nỗi sự chân thật:

“Chị ơi cho em một bát nữa nhé!”

Thùy lên tiếng, những người ngồi gần cứ tưởng cô ăn cả hai bát. Thùy gác đũa hỏi thêm người phụ nữ này:

“Bác có biết tại sao không ạ?”

Bà ta như không dám nói lớn tiếng sợ bà chủ nghe thấy lại không cho bán ở đây thì hỏng chuyện:

“Thôi kệ mà không sao, lâu lâu tôi mới ăn, thèm quá thì ăn chứ cũng ít khi ăn, một tô cũng gần ba tờ vé số rồi, ngày nào cũng ăn có mà đói cô ơi.”

Âm thanh thì nhỏ mà lại kèm theo nụ cười trừ bất đắc dĩ, đôi mắt bà ta đã hằn sau những vết chân chim, có vệt ngắn vệt dài như những nốt trầm mà cuộc đời mỗi người đều phải đi qua.

Người đàn bá bán vé số

Lúc này cô mới nhìn kĩ người trước mặt mình, dáng người nhỏ bé gầy gòm, hai lọn tóc xoăn nhẹ thưa thớt đã điểm hoa râm kẹp trong một chiếc chun cũ kỹ. Áo bà ba màu lam nhạt với chiếc quần đen ống xuông rộng tới gót chân, bộ đồ không đến nỗi cũ nhưng toát lên số phận cơ cực. Không phải cứ mặc một bộ đồ đẹp ra đường bạn sẽ trở nên giàu có và ngược lại khoác một bộ đồ cũ thì bạn là người nghèo khổ. Thùy không phán đoán con người qua cách họ ăn mặc nhưng cô cảm nhận được cái khổ của họ thông qua cách họ sử dụng chúng. Người giàu có mặc một lần rồi vứt vào tủ, người nghèo khổ mặc cả đời nhưng họ luôn có cách làm cho chúng không cũ, đấy là lí do bạn không thể phán xét người khác qua cách họ ăn mặc. Đi kèm với người đàn bà là chiếc xe đạp cũ kĩ có vài hoa văn li ti trên cổ xe thoạt nhìn biết ngay có sự can thiệp của trẻ nhỏ. Thùy lặng nhìn bà ta và mỉm cười, lúc này bún đã được mang ra:

“Bác ăn đi, sẽ ngon khi ăn nóng đấy ạ”.

Ngồi im lặng và ăn ngon như một đứa trẻ, bà ta đang hạnh phúc Thùy thấy điều đó, còn bạn thì sao?

Như có một ý thức nào đó xâm chiếm tâm hồn, cô gái trẻ lại buộc miệng hỏi:

“Bác có hay về quê không ạ? Hôm…vừa rồi xe tuyến Sài Gòn – Quảng Nam bị tai nạn cháy lớn, kinh quá bác ạ”.

Bà ta trả lời như ngờ ngợ:

“Chu choa tai nạn liên miên, hôm qua trời mưa bác bán về trễ không coi 60 giây được, quê bác mùa này mới thu hoạch lúa xong, người ta về quê rồi lên lại là đúng rồi”.

Người đàn bà tỏ vẻ tiếc nuối cho những người đồng hương xấu số của mình:

“Bác ở Nghĩa Hành, quê xa lắm con ơi, vừa về đám ma ông chồng hồi tháng trước, tội mấy người trên xe chắc cũng về thăm nhà”

Trong trường hợp đấy bạn hãy im lặng, điều đó như một cử chỉ chia buồn thay vì hỏi han để tiếp tục câu chuyện, Thùy khá trầm ngâm với chi tiết người đàn ông bà ta vừa nhắc đến.

Lúc này đây người đàn bà không ăn nữa, nhìn cô rồi kể:

“Bác về với hai đứa con gái, gần hai chục năm mới về gặp ông ấy, hồi đó bác dẫn ba chị em nó trốn khỏi quê, ông ấy hay đánh đập bác với tụi nhỏ lắm! Có bữa chạy ra bìa rừng ngồi muỗi đốt cả đêm. Thương tụi nó nên đi mà không dám nói ai nghe, sợ bị bắt về nhà ổng đánh cho chết”.

Người đàn bá bán vé số

Thùy không hẳn là quá sốc khi nghe bà ta trải lòng về cuộc đời mình, căn bản nếu bạn bắt gặp một người phu nữ cơ cực với chiếc xe đạp cũ kĩ cầm ba sấp vé số đi bán trong những ngày này thì điều đó gián tiếp nói lên sự thất bại của người đàn ông bên cạnh bà ta cái gọi là chồng là cha là cây tùng cây bách của gia đình. Thùy tiếp lời:

“Bác có mấy đứa con? Sau khi biết ông ấy có đi kiếm mẹ con bác không?”

Bà ta có ba đứa con gái, đứa đầu có chồng với một con trai năm nay được sáu tuổi, đứa thứ hai được hăm hai đang đi làm, còn đứa út thì đang học lớp mười một. Bốn mẹ con theo một người đàn bà khác trong làng cũng bỏ xứ mà đi vì cái khổ, cái đói, cái bổn phận làm vợ, làm dâu trăm họ của mình. Kể từ ngày lên thành phố người mẹ ấy đã kiếm sống bằng mọi cách. Mẹ của ba cô con gái còn nhoẻn miệng cười kể rằng:

“Lúc trước tôi bán cá ngoài chợ, bán được đâu một hai năm thì không bán nữa, không có lời nên chuyển qua đi bán vé số, kể cũng lạ con ơi toàn bán cho người ta trúng, có hôm ông kia chạy xe tải dừng lại mua trúng cả 300 triệu, nghĩ lại cũng tiếc mà thôi con ơi trời thương trời cho mình bán hết mỗi ngày là mừng rồi”.

Trời vẫn mưa mà đời người phụ nữ này vẫn vui đấy thôi, thôi thì cái héo hắt của số phận dẹp nó qua một bên để nhường đường cho hạnh phúc vậy.

“Thế sao bốn mẹ con bác không về quê mà chỉ có ba thôi ạ?’’

“Con gái lớn nó không chịu về, hôm bác cũng có nói mà nó nhất quyết không về. Hồi xưa nó lớn nhất nhà, lúc bác bị rượt đuổi trốn trong rừng toàn nó đưa cơm, kể từ ngày dắt con nhỏ lên đây không nghe nó hỏi han gì về ba, tôi cũng không muốn nhắc sợ nó nhớ ổng rồi tủi thân”.

Trẻ con là những con người vô tội, tuổi thơ của người chị không may mắn điều đó làm chị sống tiêu cực đến hôm nay, nỗi đau đó dù chúng ta không trực tiếp trải qua nhưng ở đó có sự đồng cảm. Thùy lặng người nhìn người phụ nữ trước mặt rồi thầm nhủ: Làm đàn bà đã khổ huống chi một người đàn bà bị chồng hắt hủi, bị cái định kiến xã hội làm cho tan nát cuộc đời, có chồng nhưng không dám ở, có nhà nhưng không dám về, hơn ai hết bà ta không muốn con cái sẽ sống một cuộc đời giống mình…

Bà ta vừa kể chuyện trong khi ánh mắt cứ cúp xuống sóng mũi làm người đối diện không nhìn rõ được tâm can. Cuộc đời người phụ nữ này thật may mắn khi có những đứa con, sống cơ cực với từng tấm vé số qua ngày nhưng bà ta thỏa mãn với những gì mình có, ít nhất là những đứa con.

Thùy từng đọc đâu đó về định nghĩa cái đẹp của đàn bà, họ nói rằng phụ nữ đẹp nhất không phải lúc họ đang thêu thùa, nấu nướng hay dọn dẹp nhà cửa mà đẹp nhất khi họ biết đấu tranh vì hạnh phúc của chính mình. Buổi nói chuyện kết thúc với những hồi ức xưa cũ của người đàn bà và những suy nghĩ mới toanh về cuộc sống của riêng cô gái trẻ. Thùy chủ động thanh toán cả hai phần nhưng bà ta nhất quyết không cho, thế rồi bằng cách nào đó bà ta nhét vào tay cô ba tấm vé số rồi chào tạm biệt. Tấm vé số có chữ số cuối là 74, lần này thật sự cô muốn trúng độc đắc một lần để có thể gặp lại người đàn bà đáng khâm phục đó.

© Nguyễn Thiên Ngân – blogradio.vn

Bài dự thi cuộc thi viết "ĐỂ YÊU THƯƠNG DẪN LỐI". Để bình chọn cho bài viết này, mời bạn nhấn vào nút "Bình chọn" dưới chân bài viết, để lại bình luận tâm đắc và chia sẻ lên mạng xã hội. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn xem tại đây.

Có thể bạn quan tâm: Chiều sâu của sự chia sẻ




Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top