Phát thanh xúc cảm của bạn !

Những điều ba mẹ chưa kể

2018-01-27 01:41

Tác giả: Giọng đọc: Lan Phương

Những ngày còn bé, chúng ta vẫn thường len lén trốn ba mẹ khỏi những giờ ngủ trưa, vẫn thường ương bướng mà chạy đi chơi thay vì những giờ ở nhà học bài... Chúng ta vẫn cứ nghĩ rằng những điều mà ba mẹ nói ấy sẽ chẳng có gì ảnh hưởng đến cuộc đời mình. Chỉ đến khi đã khôn lớn, trưởng thành mới thấm được những lời dạy của ba mẹ và hiểu hơn cả những điều ba mẹ chưa kể. Đó là những nhọc nhằn in hằn lên vai, là những hy sinh chẳng mong được đền đáp...

***

Ba mẹ tôi ấy, cứ ép tôi phải ngủ trưa nhưng bản thân lại ngồi tranh thủ đan lát kiếm thêm thu nhập. Mẹ bảo ngủ trưa mới tốt, mới khỏe được. Thế ba mẹ tôi không cần khỏe sao? Hồi đó tôi cứ đinh ninh ba mẹ mình có sức mạnh vô thường, sẽ chẳng biết mỏi mệt là gì. Sau này đi làm rồi tôi mới biết, thèm lắm một giấc ngủ trưa, dù chỉ là 15 phút.

Ba mẹ tôi cứ bắt tôi ăn đủ rau, đủ thịt, bản thân lại nói ăn mãi thịt rồi không còn thấy ngon nữa. Mẹ tôi bảo ăn rau mát ruột, thịt ăn nhiều tức bụng lắm. Ba mẹ thật tài, ăn mãi rau mà vẫn không chán. Ba mẹ chưa đủ gầy ư? Mãi sau tôi mới nhận ra, ngày đó nhà tôi nghèo lắm, chán thịt có thể sao?

Ba mẹ tôi, để cho chị em tôi ăn học 12 năm đèn sách thật chẳng dễ dàng gì. Ngày chị tôi vào Đại học, ba mẹ tôi phải làm việc gấp đôi. Rồi chị chưa kịp ra trường tôi lại vào đại học, ba mẹ phải làm thêm gấp bốn, gấp năm nữa. Thế mà đi đâu cũng cười tự hào khoe hai đứa con học đại học. Ngày nhập học, đóng tiền học phí một năm cả mấy triệu bạc. Mẹ tôi run run lôi ra từ tay nải cũ mèm cả đống tiền lẻ nhàu nhĩnh, thật sự rất xót xa. Khó khăn vất vả là thế nhưng mẹ nhất định không cho chị em tôi làm thêm, sợ ảnh hưởng việc học. Giờ đây nghĩ lại tôi ước mình khi đó sớm trưởng thành hơn để hiểu đồng tiền có được cực nhọc thế nào.

Để chúng tôi no đủ, ba mẹ tôi tằn tiện hết mức có thể. Sự tằn tiện, khổ cực quá lâu nên chẳng dễ dàng thay đổi được. Khi chúng tôi đã đi làm và có điều kiện, mua cho ba cái áo cái quần, ba cất rịt trong góc tủ, bọc cẩn thận. Ba nói sau này sẽ mặc những dịp quan trọng. Còn ba bận những chiếc áo sờn vai bao nhiêu năm nay vẫn mặc. Vậy đến bao giờ ba mặc áo mới vậy ba?



Tôi đưa mẹ đi chợ, mẹ vẫn vậy. Mặc cả từng mớ rau, con cá chỉ để được giảm vài đồng lẻ. Tôi hay đi ăn cùng đồng nghiệp, mỗi lần như thế cả vài trăm nghìn. Tôi cũng không mua quần áo quá rẻ. Đôi lúc hơi lãng phí đồ ăn mà quên mất mẹ vẫn tằn tiện thế này. Nỗi xót xa cứ thế dâng lên. Ba mẹ tôi đã từng khổ thế nào…

Ngày đi học, tôi cứ nghĩ ba mẹ rất sẵn tiền. Bởi lần nào cần tiền đóng học, mẹ tôi đều có sẵn đưa cho. Có một lần lúc tôi gọi điện về xin tiền đóng học. Mẹ ngập ngừng hỏi lại: “Ba ngày nữa mẹ gửi tiền được không?”. Tôi đủ lớn để hiểu mẹ cần thời gian chạy vạy vay tiền cho tôi đóng học. Giờ đi làm, tôi phải làm thêm hai ba tiếng một ngày để đồng lương cuối tháng tăng lên được một chút. Đi làm khi mặt trời mới ló rạng, bước ra khỏi công ty khi đèn đường đã bật sáng. Tôi rã rời rơi nước mắt nghĩ đến ba mẹ. Ngày xưa khó khăn là thế, ba mẹ làm cách nào lo đủ những số tiền đó vậy?

Mẹ tôi là công nhân trong công ty cầu đường. Có dạo mẹ tôi cả ngày ngoài đường để dãy cỏ. Lớn một chút, mỗi dịp nghỉ hè, tôi xin theo mẹ phụ giúp. Mẹ nhất định không cho. Tôi kiên quyết, mẹ cũng đành mang tôi theo. Theo mẹ một ngày tôi mới biết một ngày của mẹ dài thế nào. Trời nắng như đổ lửa, mẹ cứ khom lưng dãy cỏ không biết mệt mỏi. Mẹ oằn mình gánh những gánh cỏ nặng trĩu cả đất đá và rác. Tôi muốn giúp mẹ, nhận đôi quang gánh từ mẹ, nhưng tôi nhấc lên không nổi… Mẹ cứ làm, thỉnh thoảng lại nhắc tôi ngồi nghỉ. Trưa tháng sáu, cả bầu trời đổ lửa, hai mẹ con rúc trong tấm lều dựng tạm ven cao tốc tránh nắng. Mẹ mua một cái bánh mì và một hộp cơm, một túi nước sấu mát. Mẹ ăn bánh mì và nhấp một ngụm nước, còn lại là phần tôi. Tiền công của một ngày chỉ đủ mua cho tôi cái cặp mới, đau xót vô cùng.

Sau vài năm, mẹ tôi được điều chuyển sang bộ phận soát vé. Công việc nhàn nhã hơn chút nhưng lại phải xa nhà và làm ca đêm. Một dịp nghỉ hè, mẹ đón tôi lên chơi. Tôi ở cùng mẹ trong khu tập thể công nhân viên. Mẹ vì muốn kiếm thêm tiền mà vừa làm soát vé lại vừa làm phụ bếp mỗi khi ca soát vé kết thúc. Tôi nhớ mãi có lần mẹ bất cẩn làm vỡ chiếc bát. Mẹ tôi run rẩy nhặt mảnh vỡ, vừa nhặt vừa luôn miệng xin lỗi người quản lý đáng tuổi con cháu đang cau có mắng nhiếc. Lúc đó tôi không hiểu tại sao mẹ tôi phải nhịn nhục đến vậy? Sao mẹ tôi có thể làm công việc đó bao nhiêu năm nay? Cảnh tượng ấy chẳng bao giờ tôi quên.

Ba tôi từng tham gia vào cách mạng chống Pháp. Sau năm 1975, ba về về một trại quân sự làm hậu cần kiêm lái xe. Vì ba còn mảnh đạn ở vai, nên mất sức khá nhiều. Ba về hưu sớm, tối ngày làm bảo vệ cho một công trường xây dựng gần nhà. Chị gái tôi ngày ngày đi học, vẫn mang cơm trưa cho ba. Bữa cơm có gì ngoài cơm trắng với rau. Chị nói, ba làm bảo vệ ở đó khổ lắm, phải dọn cả rác công trường, bị người ta nhiếc móc. Đến giờ nhắc lại, chúng tôi chẳng khỏi chạnh lòng.

Chị em tôi lao vào học, ra trường lăn lộn kiếm việc, cuối cùng chị tôi làm cho một công việc. Có lần vì bất đồng ngôn ngữ, tôi đã hiểu sai ý sếp nên làm sai. Sếp ném cả tập giấy rồi mắng tôi té tát. Về đến nhà, mắt tôi sưng húp, cáu gắt khi ba mẹ hỏi. Mẹ lại chỉ nhẹ nhàng: “Nếu áp lực quá thì nghỉ thôi, kiếm công ty khác”. Tôi bật khóc, mới vậy mà tôi đã phụng phịu nghĩ bỏ việc. Ngày xưa mẹ đã nhịn nhục nhường nào? Ai cũng có cảm xúc, ba mẹ tôi cũng vậy, chỉ là cảm xúc của ba mẹ luôn xếp sau sau tất cả những thứ vì con cái.

Chị và tôi rồi cũng đến tuổi lấy chồng. Ngày chị cưới, mẹ tôi lén lau nước mắt. Ba không nói gì nhưng mắt cứ ngân ngấn. Chị tôi lấy chồng xa lắm. Mẹ cứ dặn dò tôi: “Nhà mình chẳng có tài sản gì ngoài hai cô con gái. Chị lấy chồng xa. Mày lấy gần gần cho mẹ nhờ. Có hai đứa lại đi hết, tuổi già ba mẹ biết cậy nhờ ai mỗi khi đau ốm”.

Rồi tôi cũng đi lấy chồng, bỏ lại ba mẹ trong mái nhà quạnh quẽ. Tôi lấy chồng cùng tỉnh nhưng cũng cách nhà hai mươi mấy cây số. Ngày đón dâu, mẹ tôi nước mắt ngắn dài. Ba tôi phờ phạc, hốc hác. Tôi không dám khóc, đảo mắt quanh tìm bóng dáng ba. Tôi không thấy ba, đành ôm mẹ rồi rời đi. Vừa bước chân qua cánh cổng, bỗng nghe thoáng tiếng ba trầm buồn trong vô vàn tiếng nhạc xập xình, tiếng hò reo của gia đình bè bạn: “Giờ con gái là con người ta rồi, sau này gặp con mình phải xin phép người ta”. Tôi không nhịn được, nước mắt cứ thế rơi. Giờ khắc ấy, tôi chỉ muốn quay đầu lại. Mái ấm hai mươi mấy năm trời gắn bó máu thịt giờ không còn là nơi đi chốn về thường xuyên nữa.

Bao lâu như thế, từ khi còn đi học đến bây giờ, cuối tuần nào mẹ cũng gọi cho tôi hỏi mãi một câu: “Có về không con, ăn gì mẹ nấu?”. Thế mà bao năm xa nhà chưa lần nào tôi gọi cho ba, nhưng mỗi khi tôi nói chuyện với mẹ, đều nghe tiếng ba đứng cạnh mẹ khe khẽ hỏi: “Khỏe không con, bao giờ về thế?”. Nhưng cứ nói mẹ đưa máy cho ba, ba lại gạt phăng đi: “Nói chuyện với mẹ đi, ba đang dở tay”. Tình yêu của ba ấy, dung dị nhưng ấm áp lạ thường. Chẳng cần phải nói ra, nhưng tôi biết chị em tôi là gia tài lớn nhất mà ba nâng niu.

Lại một cuối tuần nữa, tôi về thăm ba mẹ. Gần Tết công việc quá bộn bề, dễ đến gần hai tháng tôi mới về nhà. Chợt nắm tay mẹ, tôi giật mình sao nó lại thô ráp nhường này? Dù tiết trời có hơi hanh khô nhưng sao bàn tay mẹ, rồi cả tay ba nữa, nó thực sự đã nứt nẻ đến rỉ máu rồi. Mẹ cười giải thích:

"Về hưu cũng có làm gì, ba mẹ mấy hôm đi bắt ốc nuôi mấy con vịt, chờ Tết cho mỗi chị em một đôi ăn cho ngon."

Bàn tay nõn nà chưa bao giờ phải làm việc nặng nhọc của tôi siết lấy tay mẹ. Tôi òa lên nức nở...

© Aoyama Keito – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

 Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.

Hôn lễ của em | Blog Radio 901

Hôn lễ của em | Blog Radio 901

Bên trong ai cũng có một vài vết thương, có kẻ biến vết thương thành một sự hiểu biết. Có người lại biến vết thương thành một nguyên nhân, sinh ra một vết thương mới đau hơn…

Em như ánh sao trời | Blog Radio 900

Em như ánh sao trời | Blog Radio 900

Không có một tình yêu nào là vĩnh hằng cũng chẳng có lời hứa nào gọi là mãi mãi, chỉ là con người ta thích tin vào những điều đó chỉ là nhất thời để rồi một đời đợi chờ.

back to top