Phát thanh xúc cảm của bạn !

Xếp lại yêu thương

2015-01-21 01:00

Tác giả:


Truyện Online - Có những cô gái trong cuộc sống này, có thể yêu say đắm một chàng trai nhưng sẵn sàng xếp yêu thương ấy vào một nơi, chờ cho nó đủ lớn, đủ chín, đủ cứng cáp và bao dung hơn. Vì nếu yêu, tình yêu ấy sẽ chỉ lớn thêm ra mà thôi!

***

Tặng Di và những ngày tháng chưa thể gọi thành tên.

Di ngồi trong một quán café sách nhỏ trên đường Hoàng Văn Thụ. Café sách tên Len chỉ có chỗ chứa một cái giá sách hạng trung với rất nhiều thể loại sách, truyện khác nhau, không gian còn lại đủ cho một quầy phục vụ bốn cái bàn nhỏ. Di đến đây hàng tuần vào mỗi sáng thứ bảy, Di gọi đấy là “Những ngày thứ bảy trong năm” của mình. Cô thích cách chủ quán bày trí những mảnh free notes cho khách để có thể ghi lại những cảm nhận của mình về cuốn sách hay, cách phục vụ của cửa hàng và tất tần tật những điều liên quan khác. Di ngồi lặng nhìn qua vòm lá bên cửa sổ còn đọng vài giọt sương buổi sáng, có chú chim nhỏ nhảy nhót không thôi trên những cành cây xù xì, tự nhiên Di thấy lòng mình trống trải vô cùng.

***

Năm thứ sáu yêu nhau. Bảo đánh thức Di dậy vào một buổi sáng sớm đầu tuần. Những âm thanh quen thuộc trên con phố nhỏ của Sài Gòn vang lên: tiếng còi xe inh ỏi, tiếng ông Ba bán báo giọng khàn khàn, tiếng thằng Quậy nhà bên gọi cái Hoa đi học. Và cả tiếng thìa rán va vào thành chảo lạch cạch khi Bảo lụi hụi trong bếp với món trứng ốp-la thơm phức. Di đã tỉnh từ lâu nhưng vẫn sắm vai chú mèo con lười biếng đợi Bảo tới vuốt nhẹ vào ria mấy cái mới thèm tỉnh dậy.

Học xong đại học, Di vào Sài Gòn làm công việc viết lách cho một tòa soạn báo. Thấm thoắt đã 6 năm cô Sài Gòn, những ngày đầu tiên vào Sài Gòn, Di đặc biệt thích những món ăn, lạ và ngon hết sảy. Di tận dụng hết khoảng thời gian rảnh rỗi để cùng mấy đứa bạn trong Sài Gòn đi thưởng thức những món ăn nơi đây. Nhiều khi nghĩ lại hoàn cảnh mà cô gặp Bảo, Di lại phì cười.

“Em cười gì thế?”

“Anh có thấy em giống cái máy nghiền không Bảo?”

“Hả?”

“Thì máy nghiền thức ăn ấy!”

Rồi Di phá lên cười, để mặc Bảo cứ dán mắt vào cô.

Di gặp Bảo tại một quán cơm tấm trên đường Trần Bình Trọng. Khi Di đang định đưa miếng sườn béo và thơm ngậy vào miệng, thì bắt gặp ánh nhìn của anh chàng bàn đối diện, Di nhìn Bảo một cách vô thưởng vô phạt vì nàng còn đang bận bịu với món cơm tấm của mình.

“Chị ơi, cho em đĩa nữa đi.”

Cả lũ bạn cùng tập trung ánh nhìn vào Di, tia nhìn hiện rõ như ban ngày câu nói: “Mày đúng là cái máy rồi, là cái máy thật rồi!”

“Tao nhớ bọn mình đã đi ăn bánh tráng, bánh xèo, đi ăn ốc,… Gì nữa ta?.” My đưa tay lên thái dương ra vẻ suy nghĩ thì Đăng chen vào.

“Còn có nộm bò khô nữa.”

“Phải rồi, mày vẫn chưa thấy no sao Di, tụi tao từ tăng hai đã chỉ ngồi nhìn mày ăn thôi đó.” Thùy giả bộ nghiến răng ken két, tỏ ý nhấn mạnh khái niệm “thục nữ” với Di.

“Ơ! Mới có thế mà đã phàn nàn, tao còn muốn ăn nhiều thứ nữa cơ. Đây này, còn lên cả danh sách.” Di đưa màn hình điện thoại về phía lũ bạn, trong mục Notes hiện lên dài dằng dặc “thực đơn” mà cô đã chuẩn bị từ trước. Cả lũ ngán ngẩm, ngồi nhìn Di đánh chén đĩa cơm tấm thứ hai.

Khi phục vụ đưa đĩa cơm đến, liền đưa thêm cho Di một mảnh giấy nhỏ nói có người gửi cô. Di mở ra, bên trong ghi ngay ngắn hàng chữ: “ Em có muốn ngày nào cũng ăn cơm tấm Sài Gòn không, cô gái?”. Di phì cười, rồi cẩn thận lôi từ trong túi sách ra một cây bút, reply: “ Em đâu chỉ muốn ăn mỗi mình cơm tấm!”. Một lúc sau, phục vụ bàn lại đem đến một cốc nước cam, nói có người mời và kèm theo một mảnh giấy khác: “Sài Gòn nhiều món ăn ngon lắm, anh cũng là một chàng trai khỏe mạnh, đủ sức đưa em đi bất kì đâu em muốn, kể cả không phải món cơm tấm Sài Gòn. Vậy tối nay, em có còn muốn ăn thêm món ngon nào nữa của Sài Gòn?”. Di đưa mắt nhìn tới bàn đối diện, chàng trai ngồi đấy nở một cười với cô, Di cảm thấy Sài Gòn cũng thật kì lạ, có một mối tình vừa mới bắt đầu, từ món cơm tấm.

cơm tấm

***

“Dậy đi cô mèo lười, không phải em phải hoàn thành bản thảo hôm nay sao?”

“Bản thảo…Ờ, ô, bản thảo, bản thảo của tôi!”. Di cuống cuồng lao khỏi giường, chạy thật nhanh tới bàn làm việc, mở máy tính, cặm cụi đánh đánh gõ gõ.

Sài Gòn vẫn như mọi ngày, ồn ào và náo nhiệt, những tia nắng buổi sáng hắt qua ô kính cửa sổ, Bảo lặng lẽ nhìn ra ban công ngắm từng chùm hoa tigon màu hồng phấn, có nụ còn chưa nở hết nhìn giống hình trái tim, Bảo bất giác mỉm cười rồi cứ thế ngồi nhìn Di lụi hụi với đống bản thảo. Bảo nhớ lại ngày đầu gặp Di, ấn tượng đầu tiên khi Bảo nhìn Di ăn món cơm tấm, anh thấy cô giống một cô gái Di-gan, có điều gì đó ở Di làm anh không thể rời mắt nhìn. Có thể, đó là sự tự do trong đôi mắt màu nâu, sự tự do mạnh mẽ và trong suy nghĩ, Bảo nghĩ tới một buổi sáng, người con gái ấy cặm cụi trong bếp, làm cho anh bữa sáng ngon lành trước khi đi làm. Nhưng những suy nghĩ ấy cứ dần dần bị Di làm cho trở nên càng mẫu thuẫn. Thay vì là Di nấu bữa sáng, Bảo lại là “bảo mẫu” ba bữa mỗi ngày của Di, là người đánh thức Di dậy và là người làm món cơm tấm Sài Gòn cho cô mỗi lúc nửa đêm Di thèm ăn khi hoàn thành bản thảo. Khóe môi lại cong lên lần nữa, Bảo ngồi như thế thật lâu, ngắm nhìn Di chăm chú.

Đưa tay về phía trước vuốt nhẹ những lọn tóc của Di, mùi hương phả ra dịu dàng, Bảo đặt một chiếc hộp màu đen trước mặt Di. Cô không còn tập trung vào bản thảo nữa, ánh nhìn rời đi dồn vào chiếc hộp nhỏ xinh Bảo đặt trước mặt mình. Di bất giác nhớ về những ngày đầu gặp Bảo, nhớ về mảnh giấy Bảo gửi cho mình với dòng chữ được viết một cách ngay ngắn, nhớ những buổi Bảo dẫn cô lang thang khắp các góc phố để thưởng thức đủ các món ăn, và cô nhớ đến mẹ mình. Di thấy tay mình tê lại, hai khóe môi run rẩy, tia nắng ngoài cửa sổ lên cao dần chiếu vào bàn làm việc, thả những giọt vàng óng ánh lên khuôn mặt cô, thấy ánh lên một màu hồng nhàn nhạt.

“Em chịu ăn cơm tấm của anh nốt quãng thời gian còn lại của đời mình không, cô gái?” Bảo cúi thấp người, ghé vào tai Di, thì thầm.

“Vậy còn mẹ của em?.”

Bảo khựng lại, hai tai đặt trên những lọn tóc tự nhiên phản ứng rụt về. Ngoài kia, Sài Gòn đã tràn đầy nắng, những giọt nắng vàng ươm ghé qua ô cửa từng căn nhà, tưởng chừng như chăm chú thật kĩ, sẽ ngửi thấy mùi ngào ngạt bay tới nồng nồng hai cánh mũi.

xếp lại yêu thương

***

Tháng bảy của năm thứ tư Di và Bảo yêu nhau. Bảo chở Di đi loanh quanh thành phố, anh khẽ kéo tay Di đặt ngang eo mình, khóe môi không ngừng chuyển động, khó mà giấu đi một nụ cười.

“Em có muốn đi ăn chút gì không? Cơm tấm chẳng hạn.”

“Di phì cười, lấy tay nhéo một cái vào eo Bảo. Đã bảo anh là không được làm hư em mà, em sắp béo như con lật đật rồi đấy. Lúc đó anh cứ ở nhà mà đẩy cho con lật đật này hết đập bên này rồi sang bên kia nhé!”

“Ờ ha, là lật đật thì không có bị ngã bao giờ.”

Đôi khi Bảo nghĩ Di là cô gái của cuộc sống tự do, tự do sống, tự do làm việc mình thích, ăn hai đĩa cơm tấm với tâm trạng phấn khởi và vui sướng hệt một đứa trẻ. Đã bốn năm hai người ở bên nhau, tối nay Bảo dự tính sẽ cầu hôn Di, anh đã suy nghĩ rất kĩ về vấn đề này. Bảo thấy đã đến lúc anh có một quyết định cho tương lai của hai người. Anh chở Di tới cầu Sài Gòn, gió mát lựng, Di đột nhiên siết chặt vòng tay đan nhau ôm lấy eo của Bảo, rồi cô ghé sát vào tai anh, hỏi khẽ.

“Anh có thấy em giống người con gái của gia đình không Bảo?”

“Anh thích em là cô gái Di-gan hơn.”

Di im lặng một khoảng không nói gì, gió Sài Gòn cứ thế luồn vào sau gáy thổi tung mái tóc thoảng mùi hương dịu dàng. Có rất nhiều thời điểm, Di muốn mình được sắm vai một người phụ nữ của gia đình, mỗi buổi sáng dậy thật sớm nấu ăn, quét dọn nhà cửa, giặt đám chăn ga của bọn trẻ buổi đêm tè dầm,…rồi lặng lẽ ngồi bên cửa sổ cạnh chùm hoa tigon màu hồng phấn, nhìn bọn trẻ tới trường. Nhưng rồi Di chợt nhớ tới mẹ mình rồi tự nhủ: “Mẹ cũng đã từng làm tất cả những việc ấy.” Cô áp má vào lưng Bảo, nghiêng đầu nhìn sông Sài Gòn, từ đây có thể thấy từng vệt đủ màu sắc lấp lánh trong thành phố, Sài Gòn vẫn náo nhiệt và đông đúc như thế đã bốn năm qua Di ở đây, Sài gòn cũng rất đẹp và kì lạ. Cô vươn người về phía trước, nói thật to.

“Vậy là anh đã quá may mắn rồi đấy nhé!”

“Hả?”

“Thì anh đâu phải tranh đấu hay vượt qua thử thách nào để có nàng Ka-mê-li-ta (*). Hời quá đi thôi.”

“Vậy nàng Ka-mê-li-ta có đồng ý làm vợ anh không?”

Bảo không nghĩ mình sẽ hỏi Di câu ấy trong hoàn cảnh này, ít nhất là không phải việc cầu hôn quan trọng như thế. Bảo chợt thấy hối hận rồi đưa tay siết chặt hơn tay Di đang đặt ở eo mình.

“Còn mẹ em thì sao?” Di nói thật nhỏ, câu nói phảng phất rồi bay cùng những cơn gió.

Bảo dừng xe, hai người cứ thế đứng trên cầu thật lâu, thật lâu trước khi Di lên tiếng.

“Bố mất năm em học lớp tám, mẹ chẳng chịu nói gì suốt thời gian sau đấy, cứ thế lặng lẽ làm tất cả mọi việc rồi ngủ, có đêm em thấy mình cô đơn đến nghẹn lại. Em trách mẹ trong hoàn cảnh ấy sao không chịu quan tâm tới em, sao lại có thể bình thản rồi làm tất cả mọi việc như thế. Nhưng rồi có một hôm, em thấy tiếng khóc âm ỉ phát ra từ phòng mẹ và tới trước cửa phòng, em nghe thấy tiếng mẹ khóc, tiếng khóc mà em đã không bao giờ để ý.” Di cứ thế nhìn về đằng trước, phía những ngọn đèn vàng vọt pha với đủ loại sắc màu của những ánh sáng xe cộ, cửa hàng,…Cô dừng lại một phút rồi tiếp tục.

“Buổi sáng cuối cùng của bố ở bệnh viện, bố nắm chặt tay em, đưa tay vuốt tóc em rồi nói: ‘Chăm sóc mẹ cho tốt.’ Mẹ chỉ có một mình em, em không muốn bỏ mẹ cô đơn.” Di không nói nữa, cô hít một hơi thật sâu vào lồng ngực, gió Sài Gòn cứ mơn man thổi. Những ngón tay của Di nắm chặt lấy thanh chắn trên cầu, tưởng chừng chỉ một cơn gió nữa thổi qua, Di sẽ bật khóc thật to trước mặt Bảo. Nhưng rồi, Di để sự tủi thân ấy chạy ngược vào trong, thỉnh thoảng lại thấy nhoi nhói ở ngực bên trái.

Bảo nhìn chiếc váy màu đỏ của Di, thấy cô đứng ngay cạnh mình mà lại giống như ở khoảng cách rất xa không thể với tới, màu đỏ của chiếc váy không bị trộn lẫn với bất cứ gam màu nào của thành phố khi về đêm. Bảo thấy mình nhỏ bé khi đứng đây, quay mặt về phía hàng triệu ánh đèn của thành phố và đối diện với Di.

xếp lại yêu thương

***

“Chúng ta vẫn có thể thường xuyên về thăm mẹ.” Bảo nói với Di, câu nói như thể một lời hứa, rồi bàn tay lại luồn về phía trước, kéo những lọn tóc ra sau để hở ra chiếc cổ màu trắng của cô.

“Chúng ta không thể về cạnh mẹ sao?” Di thì thào, thanh âm nhỏ nhưng không còn run như trước nữa, hai tay nắm lấy bàn tay Bảo vẫn đang vuốt ve những lọn tóc.

“Anh có công việc, gia đình ở đây, anh không thể bỏ ba má mình để đi gần hai nghìn cây số”

“Vậy còn mẹ của em. Anh bảo em phải làm sao khi mẹ chỉ có một mình, cách em gần hai nghìn cây số và sống nốt quãng đời còn lại?” Giọng Di gay gắt hơn, cô nói nhưng không quay lại nhìn Bảo, hai tay buông tay Bảo, nắm chặt lấy cây bút trên bàn làm việc.

“Thì anh đã nói chúng ta vẫn có thể thường xuyên về thăm mẹ” Bảo vẫn giữ giọng nói ổn định, cố không cho cuộc trò chuyện xấu đi. Nhưng chính câu nói ấy lại đẩy thêm một nhịp khiến Di và Bảo không thể nói chuyện được nữa.

“Ít ra ba má anh cũng không chỉ có một mình như mẹ của em”

Di đứng dậy, quay mặt về phía Bảo, những giọt nước mắt vỡ òa, rơi xuống hai gò má. Di lặng lẽ mặc quần áo đi ra khỏi căn phòng để mặc Bảo đứng đó. Bảo không đuổi theo và cũng không đủ can đảm đuổi theo Di. Hình ảnh của Di, một cô gái mạnh mẽ, trên má đầy những giọt nước mắt khiến anh đông cứng lại.

Tan ca, Bảo phóng xe về nhà, hai đĩa thức ăn từ sáng vẫn còn nguyên trên bàn. Tự nhiên Bảo thấy trống vắng đến kì lạ, Bảo bất giác linh cảm tới điều gì đó rồi chạy tới tủ quần áo, mở tung cánh tủ. Quần áo của Di vẫn còn, máy tính vẫn trên bàn làm việc, tất cả, vẫn ở nguyên chỗ cũ. Duy chỉ có một mảnh giấy trên bàn làm việc khiến Bảo mất bình tĩnh. Anh mở tờ giấy được đặt dưới cây bút Di hay dùng, hàng chữ trên đó khiến Bảo dừng lại nhịp thở, hai tay nắm thật chặt. Trong tờ giấy có lẫn vài giọt nước bị nhòe, Di viết ngay ngắn: “Mẹ đang đợi em ở nhà.”

***

Hà Nội

Đã hai tháng kể từ ngày Di về Hà Nội. Bảo tỉnh dậy vào một buổi sáng đầu tháng chín bởi cơn đau đầu muốn nổ tung, Bảo không muốn dậy đi làm, quyết định trễ nải công việc một hôm. Bảo ngồi dậy, ngắm nhìn giàn hoa tigon đã nở rộ, giờ lại giống như những mảnh tim vỡ rồi bất giác nhớ tới một bài thơ rất nổi tiếng. Anh mở radio, chương trình ca nhạc với chủ đề Hoa sữa Hà Nội. Bảo chưa từng ngửi thấy mùi hoa sữa, chỉ nghe qua lời kể của Di. Di nói hoa sữa Hà Nội có sức lôi cuốn kì lạ, như người con gái vừa e ấp vừa nồng nàn vậy, khó lòng dứt ra. Bảo ngồi lặng lẽ, miết hai đầu ngón tay cái vào nhau. Anh đứng lên, mở ngăn kéo tủ, lật giở từng trang cuốn nhật ký Di để lại ngày cô đi.

Ngày…tháng…năm

Hôm nay mình gặp một anh chàng dễ thương lắm! Còn hỏi mình muốn ăn cơm tấm hay món ngon nào của Sài Gòn không?. Cũng biết cách dụ dỗ đấy, nhưng mà em là cái máy nghiền, chàng có biết không? ^^

Ngày…tháng…năm

Hôm nay Bảo cầu hôn mình trên cầu Sài Gòn, nhưng mình lại ngu ngốc hỏi “Còn mẹ em thì sao?”. Mình không biết phải trả lời Bảo thế nào nên mình cứ dùng dằng suốt thời gian qua, mình biết anh ấy đã chuẩn bị từ lâu rồi nhưng còn mẹ mình, nỗi cô đơn của mẹ. Có những mối quan hệ trong cuộc đời này, người ta không thể đem ra mà chọn lựa, cân nhắc, chỉ có thể để nó cùng song song với mình mà không có lời giải đáp. Mình thấy nhớ Mẹ và thương Bảo quá!

Bảo thấy sống mũi mình cay cay. Anh cứ ngồi như thế, nhìn về phía căn bếp nhỏ, hình dung ra hình ảnh của bản thân đang lụi hụi trong bếp với món cơm tấm. Và Bảo lại nhìn về phía cửa sổ, nơi có giàn tigon màu hồng phấn tuyệt đẹp, hình dung ra hình ảnh của Di mỗi buổi sáng đi làm. Bảo thấy nhớ nàng Ka-mê-li-ta của mình vô cùng.

***

Một ngày mưa em chờ anh trên phố cuối Thu
Cầm trên tay đóa hồng nhung
Chờ anh đến tim đập nhanh như thế anh biết không?

Hà Nội đầu tháng chín. Hương hoa sữa len lỏi vào từng ngõ ngách, hôm nay là ngày thứ bảy đầu tiên của tháng, Di đến từ rất sớm, chưa có ai ghé Len, chủ quán đang bật bài “Những ngày thứ bảy trong năm” của Hồ Bích Ngọc. Thấy Di, người chủ quán đặng tắt nhạc để khách đọc sách thì Di đề nghị để bài nhạc phát hết.

Âm nhạc vang lên đều đều, Di lặng lẽ ngồi đấy, mắt nhìn ra dòng xe cộ tấp nập trên đường. Đã hai tháng Di rời xa Bảo và Sài Gòn, đã hai tháng kể từ ngày Di quay lưng bước đi giữa cái gió mát lựng của Sài Gòn. Cô nghĩ Bảo phải biết điều gì làm nên tâm hồn cô như bây giờ. Đó chỉ có thể là gia đình. Di tin Bảo sẽ biết phải làm gì khi mà Sài Gòn còn nắng vàng ươm với những cơn gió không tên mát lựng, chàng bất giác thấy nhớ cái se lạnh đầu Thu của Hà Nội. Vậy đấy, có những cô gái trong cuộc sống này, có thể yêu say đắm một chàng trai nhưng sẵn sàng xếp yêu thương ấy vào một nơi, chờ cho nó đủ lớn, đủ chín, đủ cứng cáp và bao dung hơn. Vì nếu yêu, tình yêu ấy sẽ chỉ lớn thêm ra mà thôi.
  • Nhiên Bình
(*) Nhân vật chính trong phim “Tình yêu của cô gái Digan Ka-mê-li-ta”

Gửi Ban biên tập:

Tôi viết câu chuyện này để tặng cho một người bạn, khi cô đang gặp rắc rối trong tình cảm với người yêu. Tôi tin anh ấy yêu cô và cô cũng vậy. Chỉ là tình yêu của Di và Bảo cứ dùng dằng, chùng chình khi đã có đáp án.

Khi được nghe cô kể về chuyến đi ‘tạm xa” người mình yêu, tôi đã phì cười, cười vì thấy nó có điều gì đó trẻ con, tiêu cực. Nhưng rồi khi tôi ngồi lại, ngẫm nghĩ, tôi thấy đôi khi, người ta phải tạm xa nhau thì mới biết họ yêu nhau đến nhường nào. Đôi khi phải khép lòng lại với những suy nghĩ và yêu thương thầm kín để yêu lấy nhau, cảm lấy nhau và rồi sẽ mở lòng mình thật ấm với những thương tổn đã qua.

Câu chuyện của Di và Bảo không quá “nổi bật”- theo suy nghĩ của tôi, nhưng trong họ có những “dấu huyền” mà không phải ai cũng có, họ có những mối liên hệ và cách để xa nhau - nhất là Di, mà không phải đôi lứa nào cũng giải quyết thật chu đáo, viên mãn. Đối với bản thân tôi, chuyện tình yêu của Di và Bảo như một bước tiến mạnh mẽ, can đảm và tin tưởng, một cách để trải lòng mình rồi lại mở rộng nó trên con đường tìm kiếm gia đình, trân trọng gia đình và yêu say đắm nhau.

Bài viết tham dự tuyển tập "Mở lòng & Yêu đi!". Để bình chọn cho bài viết này, mời bạn like, share và bình luận bằng plug-in mạng xã hội ở chân bài viết. Lượt like, share và comment được tính bằng hệ thống đếm tự động.




Để những câu chuyện, tâm sự và phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của blogradio.vn. Bạn đừng quên địa chỉ email blogradio@dalink.vn và trên website blogradio.vnblogviet.com.vn.

yeublogradio

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Cuộc hẹn chụp ảnh này, Phong cảm thấy có chút mong chờ. Khi bạn được gặp người tạo ra thứ bạn thích, trong bạn đã tồn tại một sự ngưỡng mộ về tài năng con người đó. Phong nghĩ mình nên kết bạn với anh chàng thú vị này.

Yêu “Nhạt

Yêu “Nhạt" nhưng “Lành"

Mình cố gắng nói ít đi, làm nhiều hơn. Kết quả là cách mình trả lời cho câu hỏi “Có yêu không?" Bởi mấy ai chấm điểm quá trình, cái cuối cùng chúng ta quan tâm chẳng phải là đích đến tròn, méo, vuông vức ra sao đúng chứ?

Năm mới xinh tươi

Năm mới xinh tươi

Trong bao bước chân nhẹ êm trên những con đường vắng Năm mới vừa đi qua với giao thừa rộn rã

Hai đầu ngọn sóng

Hai đầu ngọn sóng

Bảo thấy gia đình em rất giống một bài hát mà em hay nghe là “Ở hai đầu nỗi nhớ”, nhưng Bảo lại muốn thêm vào là gia đình có đến ba đầu nỗi nhớ lận. Vì mẹ luôn trong bệnh viện và quay cuồng với những ca cấp cứu với những bệnh nhân còn ba ở ngoài tận khơi xa, chỉ có mỗi Bảo ở nhà và luôn ngồi vào bàn ăn một mình.

Mùa đông dang dở

Mùa đông dang dở

Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Mùa đông có anh một mùa đông có anh Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Anh bên cạnh em và bên em suốt con đường

Lời ước hẹn

Lời ước hẹn

Anh có còn nhớ lời ước hẹn cùng em Lời ước hẹn năm xưa anh đã nói Lời ước hẹn trong một ngày đông cũ Khi cơn gió đông về cứ buốt lạnh tim em

Cho con cả bầu trời

Cho con cả bầu trời

Chị nói là mẹ sẽ cho con cả bầu trời này trong đó có vô vàn tình thương của mẹ gởi theo con, để ở một nơi thật xa con sẽ luôn có mẹ, luôn có tình thương của mẹ bên cạnh, và con sẽ được ấm áp được bình yên dù không có mẹ bên cạnh.

Ngày ta gặp nhau

Ngày ta gặp nhau

Anh có đếm những ngày xuân lặng lẽ Khi cả anh cả em đều cùng ngóng trông nhau Khi bao xuân qua ta cứ mãi đợi chờ Vì những niềm vui vẫn cứ còn dang dở

Nhân vật

Nhân vật "thức tỉnh" và thể loại bi kịch

Việc các tác giả xây dựng những nhân vật "thức tỉnh" có lẽ giúp người xem nhìn nhận khái quát về nhân vật sớm hơn, cũng tạo nhiều cảm xúc hơn khi xem, đọc kịch. Nhưng đồng thời cũng giúp bi kịch đi sâu hơn, khi những nhân vật đó đã hoàn thành "sứ mệnh" của mình.

Ngày toàn thắng

Ngày toàn thắng

Rồi một buổi sáng chị mở bừng mắt khi tiếng cô phát thanh viên trên đài liên tiếp đưa tin về những cuộc rút quân của giặc Mỹ, chị Nhành thấy vui như mở cờ trong bụng. Chị cứ ôm chặt con vào lòng và gọi tên anh, nhưng chị không thể biết được ngày nào là chính xác anh quay về bên chị.

back to top