Phát thanh xúc cảm của bạn !

Bao giờ mình cưới nhau?

2014-11-28 01:00

Tác giả:


Truyện Online - Có chàng trong cuộc sống này, tôi ít khi phải nói tiếc nuối khoảng thời gian mình ở quá lâu trong mối dây tình cảm mong manh sau những lần chiến tranh lạnh. Mỗi điểm dừng chân luôn cho tôi những cảm giác thú vị, những vỗ về dịu êm mà đôi khi chợt thổn thức và cô quạnh đến rát bỏng.

***

“Anh đến thăm em một chiều mưa như nắng đổ”. Chắc chỉ có chàng của tôi, một con người vốn ưa thích sự so sánh ngược đời mới biết đùa vui theo cách đó. Bảo sao mà tôi cứ yêu chàng. Bảo sao vì chàng, tôi trực sống dậy đầy đủ, nguyên vẹn những cảm xúc được tạo hóa gieo rắc vào loài người. Cũng bởi có chàng trong cuộc sống này, tôi ít khi phải nói tiếc nuối khoảng thời gian mình ở quá lâu trong mối dây tình cảm mong manh sau những lần chiến tranh lạnh. Mỗi điểm dừng chân luôn cho tôi những cảm giác thú vị, những vỗ về dịu êm mà đôi khi chợt thổn thức và cô quạnh đến rát bỏng.

***

Mở mắt ra, hai đứa đã nhắn qua, gửi lại hàng chục SMS dù đó chẳng phải một câu chuyện có đầu, cuối; thậm chí còn phải nói nó loãng tệch: dậy sớm không, ngủ ngon không, chạy bộ không, ăn sáng không,.. nhưng đã thành thói quen rồi thì khó lòng dứt bỏ. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được đến cái LỠ khi bỗng một ngày nắng lên hay mưa đổ, chàng im ỉm không đếm xỉa đến mình. Chắc tôi lại tá hỏa làm bù lu bu loa lên. Chàng nói trên đời chàng chẳng sợ đói khổ, nghèo hèn hay bất kể tai ương nào loài người phải hứng chịu; điều kinh khủng nhất là có cô người yêu biết làm giông, làm tố. Những buổi đi bên nhau, chàng hay nhìn sâu vào đôi mắt này, bằng một giọng điệu nghiêm túc mà không hề nghiêm túc:

- Nếu em là mẹ những đứa con của anh, không biết em có khủng khiếp như bây giờ không nhỉ?



Tôi vốn là người đang yêu mà ít có niềm tin vào tình yêu. Tâm trí tôi luôn bị trói buộc bởi một nỗi âu lo đang sống – tôi sợ bỗng một ngày mình làm giông, làm bão, liệu chuyện tình có còn như cổ tích? Thông thường, giữa một người đàn ông và một người đàn bà chỉ có một người yêu thực sự. Còn người kia chấp nhận hoặc chịu đựng. Tôi là người chấp nhận bởi anh là người tán tỉnh, tỏ tình với tôi. Nhưng cũng chính anh đang chịu đựng tôi. Mâu thuẫn, mâu thuẫn, vì rằng tình yêu là một thứ không ăn được mà còn nhì nhằng, khó đoán.

hoa

***

Bố tôi là việt kiều người Pháp. Bố mẹ quen nhau khi mẹ tôi sang Pháp du học. Họ kết hôn, về Việt Nam sinh sống, sinh ra tôi và thường đi công tác xa nhà. Cái may mắn lớn nhất của tôi là cách bố mẹ đối xử dân chủ, bình đẳng và tôn trọng tôi. Nhân cái dịp trời cho này, tôi hẹn Long, chàng của mình qua nhà “thử nghiệm” đồ ăn tôi mới tự mầy mò “đặc chế” theo công thức riêng. Bố mẹ luôn thích sự bất ngờ nên tôi cũng bị nhiễm lây thói quen di truyền đó. Tôi không chắc những người thích sự bất ngờ đều giỏi tạo bất ngờ cho người khác. Chỉ nghĩ đến cảnh lần đầu tiên chàng qua nhà thăm “gấu em” ốm liệt giường là thấy thảm hại đủ mọi bề. Dạo ấy, bố mẹ vắng nhà. Bác giúp việc xin nghỉ về quê chồng ốm mệt. Tôi ốm lệt bệt. Người ngợm không tắm hôi hám. Tóc tai bết lại. Gối bẩn đen két. Chăn hôi mù. Mọi thứ trong nhà đều lồm cồm, bừa bộn như một bãi chiến trường sau khi chiến tranh vừa kết thúc còn nóng hổi mùi đạn bom và máu tươi. Dù chàng không nói nhưng ánh mắt nhìn ngang liếc dọc, khi nheo mắt, khi lắc đầu cũng đủ biết chàng thất vọng thế nào. Tôi ích kỷ không trách mình biếng lười mà ương ngạnh đổ lỗi do chàng đến bất ngờ không báo trước. Lần này thì đừng hòng chê trách gì nhé! Mọi thứ đã được lên cót sẵn, chỉ cần thả tay là dây cót sẽ chạy êm ru thôi.

***

Bên ngoài, tiếng còi xe kêu inh tai. Sợ chàng chờ ngoài nắng, tôi vội vã chạy ra đón. Trong lòng chưng hửng nghĩ chắc chàng sẽ bất ngờ lắm nếu thấy hôm nay tôi hóa phép lên tất cả mọi thứ. Căn nhà hôm nay tạm chiếm làm không gian riêng cho cánh trẻ, tranh thủ những ngày cánh già đi xa xứ. Tấm thảm, màn gió, chăn gối,… tất cả đã được hút sạch bụi, xức nước hoa thơm nức. Những chiếc tất nặng mùi đi nhiều ngày được giặt sạch, hong khô ngoài nắng. Những chiếc quần chip, áo chip đã được treo gọn gàng ở một nơi kín đáo. Còn gì hoàn hảo hơn? Bún bò, món ăn theo công thức của riêng tôi đã được trình bày đẹp đẽ trên bàn với suất ăn dành cho hai người. Tôi đã chọn loại phở sợi dai đặc biệt để phở không bị nhão khi ngâm lâu dưới nước ấm. Đang là mùa hè, tôi chẳng muốn cả hai đứa xì xụp húp bát phở cay, nóng rồi môi sưng vêu như tác hại của một nụ hôn thiếu kinh nghiệm nên cần thiết phải để nó nguội bớt.

Thấy chiếc taxi đậu ngay trước cổng nhà, tôi mĩu môi dài nhìn quá tấm kính xe dày:

- Anh sợ nắng sao mà không thể đứng phơi xác đợi em một lát?

Cánh cửa xe trơ lỳ như chưa hề chịu bất cứ lực đẩy nào. Người vẫn ngồi lại bên trong. Chưa hiểu chuyện gì, tôi phăm phăm lao ra cửa xe:

- Anh lại định làm trò gì nữa mà chưa chịu xuống?

- Bất ngờ chưa? Đợi chàng hả? Bố tôi chui từ trong xe ra đùa hóm hỉnh, mắt vẫn chưa buồn nhìn cô con gái. Ông đi vòng mở cửa xe cho bà vợ thông thái nhất. Mang giúp bố mẹ đồ vào trong đi nào!

Tôi đứng gãi đầu, gãi tai, cười ngượng nghịu, không biết phải thanh minh thế nào. Chợt nhớ ra chiến trường ẩm thực vẫn bày biện trên bàn ăn, tôi lao vào nhà bếp với ý định phi tang thật nhanh hai bát ĐẶC SẢN KIỂU MỚI. “Choang!” Bát sứ đầy ắp phở còn nóng rơi xuống nền gạch vỡ tan. Tôi rối lên khi bị bắn nước nóng lên người.

Bên ngoài, mọi người nhộn nhịp hoạt động dưới nắng. Bác tài xế cùng bố mẹ chuyển đồ xuống xe, thêm một phụ xe nữa. Bây giờ taxi cứ như xe bus công cộng vậy, còn có cả lái, phụ. Tôi dụi mắt nhìn, thì ra là Long, không phải phụ xe phụ xiếc gì cả. Tôi nắm chặt bàn tay, nghiến răng, nhảy chồm chồm lên khi gặp phải những tình huống nghịch dị thế này. Tôi dọn nhanh bát phở bị vỡ tung tóe dưới sàn, bát còn lại để kệ thế. Tôi quyết định trốn tiệt lên gác, nhất định không nhìn mặt ai trong trò chơi hủy diệt cảm xúc bất ngờ từ phía hai đối phương: gia đình và gã tình nhân.

Căn nhà chúng tôi đang sống thiết kế theo phong cách cổ, tiện nghi. Điều lợi cũng là điều bất lợi khi cánh cửa không cách âm giúp tôi hóng được bất cứ câu chuyện nào bản thân tò mò thì lúc này nó trở thành vật vô dụng, phản chủ. Bố tấm tắc:

- Ngân sạch sẽ quá! Căn phòng nức mùi nước hoa nữa chứ! - Ông gọi với lên gác - Ngân ơi, con xuống nhà một lát được chứ?

Tôi nghĩ là họ cố tình trêu mắt mình bằng những câu chuyện hài hước, châm biếm nhất khi nói chuyện như bắc loa lên thông báo nhưng chỉ biết cắn răng làm ngơ.

- Long là bạn trai Ngân đúng không? Tô phở đặc biệt này dành riêng cho hai bác sự lãng mạn khi ăn chung hay dành riêng cho một tình yêu nào nữa? Phân xử thế nào khi con bé không chịu xuống nhỉ?

Cách nói chuyện hài hước, kiểu cách Tây của bố làm Long bối rối. Mẹ tôi chen vào:

- Anh đùa làm cháu ngại đấy! - Quay sang Long - Cháu ở lại dùng bữa trưa cùng gia đình bác nhé!

Không thể lỳ lợm được! Con gái lớn trong nhà không thể để mẹ đi công tác đường dài về lại xắn tay làm bếp núc được. Còn mặt mũi nào gọi là có người yêu nữa. Nghĩ vậy, tôi bước cồm cộp xuống bậc cầu thang gỗ. Mắt nhìn xuống đất như thể tôi là đứa cẩn trọng quan sát đường đi một cách tập trung, nhưng rồi thói tò mò buộc tôi ngẩng mặt nhìn thái độ của từng người. Bố mẹ nhìn tôi tủm tỉm. Riêng chàng lại làm bộ vênh mặt quay đi như không hề thấy tôi. Chẳng rụt rè cho hành động đàn áp, tôi tiến lại kéo tai chàng:

- Anh dám bơ em hả?

Chàng quay sang nhìn bố mẹ ái ngại rồi nói nhỏ với tôi:

- Này này, giữ thể diện cho anh trước mặt bố mẹ với có được không?

Tôi ra điều kiện, chàng không được xem mình như khách để ngồi chỗm chệ uống trà, trò chuyện với bố. Thay vì thế, chàng phải xuống bếp phụ tôi nhặt rau, rán cá. Mẹ cũng để hai đứa thoải mái nên ba người cùng làm bếp và cười đùa vui vẻ. Vốn là cao thủ ăn cay, tôi cho nhiều ớt để tất cả các món đều cay xè. Tôi không nghĩ đến đối tượng chắc chắn mà mình muốn hạ thủ là ai ở đây? Để khỏa lấp không khí ngại ngùng, gượng gạo trong bữa ăn, tôi chu đáo tiếp đồ ăn từng người. Chàng vì ngại bố mẹ chê đàn ông, con trai khách sáo nên tỏ ra ăn uống không khách khí. Chuyện gì đến buộc phải đến. Lúc đầu là do đồ ăn bỏ nhiều cay nên chàng hắt hơi liên tục 5, 6 cái liền. Bố mẹ tôi vốn là người vui tính, thoải mái nên xoa dịu nỗi thẹn thùng của chàng bằng nụ cười trìu mến. Câu chuyện chưa dừng lại. Mẹ nấu canh chua, chàng là người phụ trách rán cá. Tin tưởng “tình yêu” làm khâu cuối cùng, chàng ăn miếng to thì bị hóc xương. Vẻ mặt chàng biến sắc, ú ớ đến khó hiểu. Khi đó, tôi buồn cười hơn là phải lo lắng và sợ hãi. Mẹ phải dùng mẹo làm phép dùng xương gõ gõ vào đầu thì chiếc xương cá to kềnh bật ra. Nhẹ cả người mà chàng của tôi không hề thấy thoải mái. Long bỗng đỏ mặt, ngại ngùng và xin phép xuống bếp gọt hoa quả. Tôi muốn cười ngặt nghẹo vì chuyện người yêu đến nhà bạn gái lại tự thân gọt hoa quả tráng miệng sau bữa ăn. Thật là chuyện kỳ quặc nhất trên đời! Tôi nghĩ đó là buổi ra mắt kinh khủng nhất trong những ngày tôi đang sống.

Sau buổi không hẹn mà gặp, chàng công khai đến đón tôi đi làm mỗi ngày. Bố mẹ tôi quý mến Long vì chàng hiền lành và cư xử nhã nhặn. Họ càng tỏ ra hài lòng vì sự nhiệt thành của chàng mỗi sáng. Như đã có sự giao kèo, thỏa thuận trước, chàng thường đến sớm chạy bộ sáng cùng bố tôi. Sau đó sẽ tắm táp và cùng ăn sáng với gia đình tôi theo công thức của mẹ nấu. Đồ dùng cá nhân của chàng có vài thứ quan trọng để lại trong căn nhà này như một cậu chủ nhỏ chỉ thỉnh thoảng ghé lại. Từ lúc nào, chàng đã tồn tại trong đời sống sinh hoạt của gia đình tôi.

you and me

***

Bố mẹ ly hôn từ năm chàng mới 10 tuổi. Mẹ chàng là người phụ nữ cầu tiến, qua lại với một người đàn ông khác nên rẽ ngang qua một cuộc sống khác. Trong cuộc sống đó, chàng đã trở thành người ngoài cuộc. Chàng sống với bố. Với một người đàn ông, chăm sóc cho con một mình là điều quá sức tưởng tượng. Mọi thứ ổn định hơn khi việc kinh doanh của ông thu được nhiều lợi nhuận. Chàng có một cuộc sống sung túc, ổn định về mọi mặt, ngoại trừ sự thiếu thốn tình cảm của mẹ. Nếu không xảy ra chuyện hiểu lầm trong nhà tôi, có lẽ câu chuyện về gia đình chàng vẫn còn là ẩn số. Chàng thường đến nhà dùng bữa với gia đình tôi những lần bố mẹ trở về sau chuyến công tác. Những ngày khác, ngoài lúc đến đón đưa tôi, chàng còn tranh thủ đưa bác giúp việc đi chợ, cùng bác chuẩn bị bữa sáng cho ba người. Ban đầu, tôi mừng vì chàng khéo léo khi làm vừa lòng được mọi người trong nhà, chàng lại lo cho bữa sáng của tôi. Sau đó, khi tôi nhận ra mối quan hệ đó càng trở nên thân thiết một cách công khai đâm ra tôi buộc phải nghi ngờ.

Lần thứ hai bắt gặp chàng ôm bác giúp việc rất chặt với vẻ mặt đầy xúc động, tôi đã không còn đủ bình tĩnh để vào cuộc một cách nhẹ nhàng. Mặc dù, cả hai người đã giải thích sự việc hoàn toàn khác xa với những gì mắt thấy tai nghe nhưng lý trí không cho phép tôi còn sự tin tưởng ở hai con người ấy. Tôi xúc phạm hai người bằng những lời lẽ thô tục như thể vấp phải một vật cản vô duyên nằm giữa đường. Trong ngày hôm đó, tôi đuổi thẳng cổ bác giúp việc ra khỏi nhà. Còn chàng, tôi tuyên bố “chiến tranh lạnh” đến khi sự thật được làm rõ. Bất lực khi tôi không chịu nghe giải thích mà chỉ làm to chuyện và nghĩ thiên lệch đi mọi thứ, chàng bước vội vã, dứt khoát, chạy xe tốc độ lớn, bỏ lại tôi với cánh cổng sắt còn mở tơ hơ.

Cả ngày tôi không liên lạc gì cho dù bản thân nhớ chàng hơn những gì mình nghĩ. Thế nhưng tôi phải kiên nhẫn đợi chàng sám hối và “xưng tội” trước hành vi sai trái của mình. Đến ngày thứ ba, tôi mở điện thoại và đọc một vài tin nhắn ngớ ngẩn của chàng. Tôi đến nhà, đợi chàng cả buổi không gặp. Tôi bắt đầu suy diễn: Có khi nào chàng yêu bà già đau khổ kia thật và trốn xuống dưới quê gặp gỡ và …? Máu đổ dồn lên đầu khiến cái vẻ mặt gớm ghiếc đỏ phừng phừng. Tôi đứng phắt dậy, chào bố chàng rồi về nhà.

Tôi trở lại với guồng quay công việc. Có quá nhiều thứ bị bỏ quên vì tôi phải tự làm một khối lượng khổng lồ việc nhà sau khi bác giúp việc bị tống ra khỏi nhà và việc chàng làm tôi cáu tiết. Email “gạ gẫm” đến dự buổi off với nhóm biên tập, email gửi địa chỉ để nhận sách biếu của nhà xuất bản, quan trọng hơn lại là một email không được chú ý – thư chàng gửi. Từ ngày quen nhau, chàng có bao giờ liên lạc gì với tôi qua email. Mọi việc đều trao đổi qua facebook, Zalo, điện thoại. Việc nhận được email khiến tôi không khỏi tò mò. Tôi ưu tiên đọc cái tin thời sự này trước. Bằng kinh nghiệm biên tập, tôi cười với cách chàng “trình bày” rườm rà, dài dòng và chấm phẩy lung tung cho đến tận con chữ cuối cùng của bức email. Đại loại chàng xin lỗi vì để tôi hiểu lầm. Lời giải thích dài dòng kéo lê suốt hai trang word rốt cuộc chàng muốn nói chàng thân thiết và yêu mến bà vì cảm giác thèm tình mẹ, thèm có được tình yêu thương, sự quan tâm của một người mẹ. Chàng nói chàng yêu tôi, chàng cực kỳ sợ nếu phải rời xa tôi. Chàng đã nhiều lần đến tìm tôi nhưng không dám bấm chuông cửa.

cưới nhau

Chúng tôi còn trẻ, và thật khó khăn để nén nhịn nhau sau những lần bất đồng quan điểm đến căng thẳng. Những lúc xảy ra “chiến tranh”, mối quan hệ của chúng tôi như hứa hẹn gần hơn đến sự kết thúc. Ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng thường là tôi hay cãi chày cãi cối cả khi mình sai. Thật lấy làm khổ thân cho chàng khi mất nửa đời người lao vào ái tình, cái trốn bể khổ trần gian khi gắn bó với con người ngang bướng, luôn cho mình là đúng như tôi. Khi làm chàng giận quá muốn chia tay, tôi tung ra chiêu đùa hóm hỉnh: “Chân tay ai cũng có đôi có cặp. Của ai người đó dùng thôi, sao phải chia ra? Anh có biết chia tay thì một người sẽ có ba tay, một người sẽ có một tay không? Hoặc là để em từ từ sửa sai, hoặc là chia tay để chúng ta cùng làm thương binh”.

***

Chàng gọi điện trước nhắc tôi hôm nay sinh nhật bố chàng. Tan tiệc, chàng đưa tôi về khi phố khuya đã thưa thớt xe cộ. Ngón tay tôi với lên bấm chuông cửa, chàng kéo tôi lại hôn lên môi tôi nồng cháy.

Chị giúp việc mới vội vã bước ra với chùm chìa khóa kêu leng keng. Tôi thả tay đang ôm ghì lấy chàng, đẩy ra và giục chàng về sớm. Tôi víu tay chạm vào cánh cửa cổng, bảo chị giúp việc cứ vào nhà trước. Ánh mắt nhìn nhau còn lưu luyến:

- Ngân à, bố mình gần 60 rồi. Em đã nghĩ đến chuyện về ở với anh chưa?

Trong đầu tôi thoáng nghĩ đến một đám cưới không xa. Tôi nhoẻn miệng cười, không nói. Tình yêu đôi khi chỉ nhìn nhau thôi cũng đủ hiểu.
  • Lynh TrAng

Bài viết tham dự tuyển tập "Mở lòng & Yêu đi!". Để bình chọn cho bài viết này, mời bạn like, share và bình luận bằng plug-in mạng xã hội ở chân bài viết. Lượt like, share và comment được tính bằng hệ thống đếm tự động.



Click vào đây để theo dõi thông tin chi tiết


Để những câu chuyện, tâm sự và phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của blogradio.vn. Bạn đừng quên địa chỉ email blogradio@dalink.vn và trên website blogradio.vnblogviet.com.vn.

yeublogradio



Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top