Phát thanh xúc cảm của bạn !

Ngọn đèn ở góc vườn xưa

2015-03-03 01:00

Tác giả:


Truyện Online - Ngọn đèn ở góc vườn xưa không còn được thắp sáng sau khi ông giáo qua đời, phải chăng vợ con thầy Sơn muốn xóa đi vĩnh viễn di tích của một cuộc tình đau khổ, bất thành dù hai người trong cuộc không hề có lỗi gì. Ngọn đèn tình yêu ở góc vườn đã tắt sau 50 năm tỏa sáng.

***

Làng tôi duy nhất ông giáo Sơn mới có mảnh vườn đẹp đến thế bốn mùa cây ăn trái xanh tươi. Dọc theo những lối đi, ông trồng rất nhiều hoa. Duy nhất một góc vườn không trồng gì cả ngoài một trụ gỗ cao, phía trên treo một ngọn đèn tròn được bọc trong khung kính hình ngôi sao. Bên dưới có bàn thờ để một bát nhang (kiểu bàn thiêng ở nông thôn). Nghe người dân làng tôi kể chiếc đèn ấy được ông giáo thắp sáng hàng đêm. Trong bóng tối phủ kín khu vườn, phía góc ấy vẫn sáng chiếc đèn hình ngôi sao. Đó là câu chuyện của 50 năm về trước giữa anh giáo làng và cô đào hát.

Vào thập niên 60, ở ngôi làng ven sông Hậu thuộc miền Tây Nam Bộ có một gia đình ba đời làm nghề giáo. Đời ông cố làm thầy đồ dạy học trong cung đình phong kiến. Đời ông nội làm quan đốc học thời Pháp thuộc. Đến đời cha của ông Sơn làm hiệu trưởng một trường trung học. Với ba đời làm thầy dạy học, dĩ nhiên Sơn là con trai trưởng được đặt rất nhiều hy vọng sẽ kế nghiệp, tạo dựng danh tiếng cho dòng tộc.

chuyện tình yêu

Nhưng định mệnh thật nghiệt ngã! Chàng thanh niên tên Sơn, con cháu một gia đình danh gia vọng tộc lại đem lòng yêu thương một cô đào hát trẻ. Ở thời xã hội xem những người làm nghề ca hát là “Xướng ca vô loài” với cuộc sống lênh đênh trên những chiếc ghe lưu diễn nơi này, nơi khác thì người ta đâu dễ dàng chấp nhận cho một cậu Sơn vừa đậu tú tài, sắp làm thầy giáo dạy trung học đệ nhị cấp ở trường tỉnh yêu đương một cô đào hát tầm thường.

Gia đình Sơn phản đối quyết liệt. Bắt đầu bằng những lời khuyên, phân tích thiệt hơn nhưng chẳng thể nao ngăn đôi trai gái đến với nhau. Biết đoàn hát của cô đào Ngọc Lành đến hát ở đâu thì Sơn lại có mặt. Người dân trong vùng còn nhìn thấy cặp tình nhân này đi du ngoạn những thắng cảnh, những nơi lãng mạn dành cho người đang yêu nhau.

Thấy cư xử nhẹ nhàng không ăn thua gì, gia đình Sơn ra tay bằng một đòn quyết định . Ngay trong đêm ghe của đoàn hát vừa cặp bến chợ gần nhà Sơn thì khoảng hơn chục tên vừa côn đồ, vừa người ăn kẻ ở do cha mẹ Sơn điều động đến đã bắt cô đào Ngọc Lành đem về khuôn viên nhà họ để giài quyết sự việc. Chính tại góc vườn bây giờ có chiếc cột treo ngọn đèn là nơi mọi người trong làng chứng kiến cô đào bị đánh đập bằng roi. Kết thúc trận đòn ấy là việc người ta cắt tóc cô đào hát . Hành động ấy không phải là điều nên làm của một gia đình sư phạm nhưng do tinh thần phong kiến đè nặng nên họ chọn cách hành xử tàn ác. Dân làng vì nể danh tiếng và quyền lực của gia đình cậu Sơn nên đành im lặng, thương xót cho cô đào hát mà thôi

Sau đêm ấy, cô đào tàn tạ cùng chiếc ghe gánh hát cũ kỹ không còn lưu diễn nữa. Một thời gian, nghe thiên hạ đồn họ đã bán ghe, giải nghệ... Riêng cô đào hát xuất gia đi tu nương nhờ cửa phật chừng một năm bỗng có tin cô đã chết vì bệnh.

ngọn đèn

Thầy giáo Sơn đã lấy vợ theo sự chọn lựa của cha mẹ. Đó là con gái cưng của ông tri phủ sở tại. Một thời gian sau, cả cha mẹ Sơn đều chết vì một tai nạn trên chuyến xe đi ăn cưới ở Cần Thơ. Người ta rỉ tai nhau do việc làm thất đức ngày xưa nên bây giờ cha mẹ Sơn bị quả báo. Sau khi cha mẹ chết, Sơn bắt đầu dựng cây cột treo ngọn đèn lên cao, đặt bát nhang thờ cúng ở bên dưới. Tuy không giải thích nhưng ai cũng tin rằng Sơn muốn nhớ mãi cái đêm cô Ngọc Lành bị đánh đập, cắt tóc phải bỏ nghề. Dĩ nhiên người được nhang khói không di ảnh kia chắc chắn là cô đào hát Sơn từng yêu say đắm.

Và cũng kể từ đấy, trong mảnh vườn cây trái nặng trĩu cành, những luống hoa khoe sắc quanh năm, ngọn đèn hình ngôi sao luôn sáng về đên như một hải đăng nhỏ. Có người coi đấy là biều tượng của tình yêu cay đắng nhưng bất diệt. Có người lấy đó là bài học răn đe con cháu chớ làm điều ác, chớ chia cắt tình yêu chân chính chỉ vì giàu nghèo.

Vào một buổi sáng mùa đông thời tiết giá lạnh hơn mọi năm, ông giáo Sơn qua đời. Đám tang được tổ chức trọng thể với hai giàn kèn trống cùng những đoàn khách đi xe hơi sang trọng đến viếng. Điều duy nhất thiếu trong đám tang ông Sơn chính là nước mắt của vợ con ông vì họ biết ông vẫn còn thầm nhớ cô đào hát. Trong đoàn khách đến đưa tiễn linh cửu ông ra mộ, có một phụ nữ ăn mặc toàn đồ đen nhưng toát lên sự giàu có, sang trọng. Người ấy là bà chủ mấy xưởng dệt trên Sài Gòn. Vài người biết chuyện kể rằng trước đây bà làm nghề đào hát. Sau bỏ nghề bà vào chùa tu một thời gian. Vì lí do sức khỏe, bà xin hồi gia rồi lên Sài Gòn kết hôn với ông Thành chủ ba hãng dệt ở ngã tư Bảy Hiền. Hôm nay đọc tin đăng báo về lễ tang của thầy Sơn nên bà về chia buồn vì nghe đâu thời trẻ bà có quen với thầy Sơn.

Ngọn đèn ở góc vườn xưa không còn được thắp sáng sau khi ông giáo qua đời, phải chăng vợ con thầy Sơn muốn xóa đi vĩnh viễn di tích của một cuộc tình đau khổ, bất thành dù hai người trong cuộc không hề có lỗi gì. Ngọn đèn tình yêu ở góc vườn đã tắt sau 50 năm tỏa sáng.


  • Hải Triều

Để những câu chuyện, tâm sự và phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của blogradio.vn. Bạn đừng quên địa chỉ email blogradio@dalink.vn và trên website blogradio.vn.


yeublogradio

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mùa hè

Mùa hè

Sự khởi đầu hay kết thúc không phản ánh bằng thời gian, điều đó không cần phản ánh hay suy xét. Định nghĩ về thì giờ giữa chúng tôi chẳng còn là một khái niệm, chúng tôi chỉ đơn giản muốn bên nhau chẳng thể tách rời...

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Chúng ta có quyền tự do để tạo ra những chương mới, viết nên những câu chuyện mới, và xây dựng những ý nghĩa mới. Mỗi ngày là một trang mới, và mỗi bước đi là một câu chuyện mới đang được viết.

Nhớ

Nhớ

Em ngồi đây bỏng cháy Tim thành bụi mất rồi

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Vật chất mình tìm được không đuổi kịp trái tim mình đang loạn. Bằng cấp mình đang có không chạy đuổi kịp suy tâm. Công việc mình hiện đang làm chưa hẳn là việc mình yêu thích. Cuối cùng bản thân mình thích gì mình cũng không rõ. Nhưng lại rất vội.

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

back to top