Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tết Trung thu ở ba miền Bắc – Trung – Nam

2018-09-23 01:30

Tác giả:


Trung thu là ngày hội chung của cả nước nhưng mỗi miền với những bản sắc văn hóa riêng lại có cách đón Trung thu rất khác.

Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch hàng năm là một trong những ngày lễ lớn của người Việt. Vào ngày Trung thu, người ta thường tổ chức những hoạt động như ngắm trăng rằm, phá cỗ, ăn bánh nướng, bánh dẻo, hoa quả, rước đèn ông sao, xem múa trống múa lân. Trước đây người ta thường quan niệm Trung thu là Tết thiếu nhi nhưng ngày nay Trung thu đã trở thành ngày vui chung của tất cả mọi người, từ người già, thanh niên, đến trẻ nhỏ.

Ở mỗi miền đất nước, Trung thu lại có một nét đặc sắc riêng. Chúng ta hãy cùng đi một vòng để khám phá xem người dân ba miền Bắc – Trung – Nam đón Trung thu như thế nào.

blog radio,  Tết Trung thu ở ba miền Bắc – Trung – Nam

Trung thu là ngày mà ai cũng háo hức, mong chờ.

Tinh tế Trung thu miền Bắc


Miền Bắc quả là được thiên nhiên ưu ái khi có đủ cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước có lẽ đẹp nhất và thơ mộng nhất lúc vào thu, khi thời tiết mát mẻ, cảnh đẹp nên thơ. Trung thu xưa của người dân miền Bắc, hòa chung với niềm vui thu hoạch vụ mùa, hoa trái. Mỗi độ thu về, lòng người lại nao nao nhớ về hương cốm mới, hương ổi phả trong gió heo may, trái hồng, trái bưởi ngọt lành.

blog radio,  Tết Trung thu ở ba miền Bắc – Trung – Nam

Những thức quà mùa thu miền Bắc.

Ảnh minh họa: kênh 14

Những ngày sắp Trung thu, khắp phố phường rực rỡ lồng đèn cá chép, đèn ông sao, mặt nạ, các loại đồ chơi đủ màu sặc sỡ. Từng tốp người nô nức rủ nhau đi xem múa lân, múa rồng, rước đèn ông sao, trống chiêng rình rang ngoài phố. Đối với người Hà Nội, sẽ thật thiếu sót nếu Trung thu không rủ nhau lên phố Hàng Mã dạo chơi, ngắm những món đồ trang trí đủ màu sắc bắt mắt được bày bán và rồi sẽ sắm cho mình vài ba món đồ về trang hoàng nhà cửa cho ra không khí Trung thu.

blog radio,  Tết Trung thu ở ba miền Bắc – Trung – Nam

Trung thu mà không đi phố Hàng Mã chơi thì quả là thiết sót.

Người miền Bắc tinh tế, tỉ mỉ và trọng lễ nghĩa. Vào ngày Trung thu, người ta sẽ cẩn thận chọn lựa những hộp bánh trang trọng làm quà biếu những bậc trưởng lão trong dòng họ, những đối tác quan trọng, bạn bè thân hữu, đối tác, khách hàng. Mỗi hộp bánh đều mang tình cảm chân thành, bày tỏ thiện chí kết tình thâm giao.

blog radio,  Tết Trung thu ở ba miền Bắc – Trung – Nam

Bánh nướng là thức quà không thể thiếu ngày Trung thu.

Vào ngày Trung thu, dù giàu hay nghèo thì ít nhiều mỗi gia đình đều có một mâm cỗ cúng rằm chỉn chu tươm tất để thắp hương cho ông bà tổ tiên và cùng nhau phá cỗ đêm rằm. Trẻ em sẽ được đi rước đèn ông sao, được phát quà và được người lớn mua tặng cho những món đồ chơi.

Rộn ràng Trung thu miền Trung

Với một vị trí địa lý đặc biệt, mảnh đất miền Trung là nơi giao thoa giữa văn hóa Bắc Bộ, truyền thống Nho giáo của người Hoa ở Nam Bộ và mang màu sắc lung linh của văn hóa Champa. Tùy mỗi gia đình với nguồn gốc tôn giáo, văn hóa riêng mà có những cách đón Trung thu khác nhau, tạo nên một Trung thu muôn màu muôn vẻ.

blog radio,  Tết Trung thu ở ba miền Bắc – Trung – Nam

Phố Hội An sáng bừng lên vì những chiếc đèn lồng.

Ở miền Trung, ngày Trung thu thiên về phần “hội” hơn là phần “lễ”. Đây là dịp để mọi người ra ngoài tham gia các hoạt động vui chơi cho cả người lớn và trẻ em. Đêm Trung thu không thể thiếu những chiếc đèn lồng. Phố cổ Hội An như sáng bừng lên với ánh đèn lồng rực rỡ. Huế cổ kính và trầm mặc là thế cũng trở nên tưng bừng với những mâm cỗ đón trăng.

blog radio,  Tết Trung thu ở ba miền Bắc – Trung – Nam

Thả đèn hoa đăng để cầu chúc một Trung thu an lành.

Trung thu miền Nam ấm áp nghĩ tình

Miền Nam cũng là một mảnh đất hội tụ nhiều nền văn hóa, người dân sống hào sảng, chân thành. Nơi đây có rất nhiều người tứ xứ đổ về sinh sống, “bán anh em xa mua láng giềng gần”, Trung thu là dịp để họ bày tỏ lòng yêu quý đối với những người đã gắn bó và giúp đỡ mình nơi “đất khách”.

Nếu như Hà Nội có Hàng Mã thì ở Sài Gòn cũng có phố đèn lồng nằm trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lưỡng Nhữ Học, Phú Đinh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Án. Đây là nơi mà các bậc cha mẹ thường đưa con đến sắm những món đồ chơi Trung thu nhiều màu sắc.

blog radio,  Tết Trung thu ở ba miền Bắc – Trung – Nam

Hà Nội có Hàng Mã thì Sài Gòn có phố Lưỡng Nhữ Học.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, Trung thu trở nên đặc sắc hơn bởi sự giao lưu văn hóa với cộng đồng người Hoa sinh sống chủ yếu ở quận 5, quận 6, quận 11. Lễ hội của người Hoa mang màu sắc văn hóa, tôn giáo rực rỡ, linh đình. Khắp các con phố người Hoa sinh sống, đâu đâu cũng bừng lên màu đỏ và màu vàng rực rỡ. Múa lân là một hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp Trung thu. Người Hoa đặc biệt cầu kỳ về trang phục, hoành tráng về kỹ thuật múa với những điệu múa Song Hỉ, Tứ quý hưng long, có ý nghĩa cầu chúc hạnh phúc cho mọi nhà.

blog radio,  Tết Trung thu ở ba miền Bắc – Trung – Nam

Người Hoa rất coi trọng Tết Trung thu.

Người Sài Gòn bảo nhau, chơi Trung thu mà không ghé phố đèn lồng Lưỡng Nhữ Học thì vui sao được. Nếu như ở ngoài Bắc, đèn ông sao trở thành món đồ không thể thiếu trong ngày Trung thu thì người Sài Gòn lại rất chuộng đèn lồng của người Hoa, từ đèn giấy kính hình con thỏ, con bướm, cá chép đến đèn lồng, đèn kéo quân, đủ loại, đủ màu.

blog radio,  Tết Trung thu ở ba miền Bắc – Trung – Nam

Phố đèn lồng ở quận 5.

Sài Gòn cái gì cũng có nhưng chẳng có những thức quà rất riêng của mùa thu như cốm, như hồng của miền Bắc. Thế nên mâm cỗ Trung thu cũng đơn giản lắm, các mẹ cứ ra chợ thích gì mua nấy, có khi mỗi năm mua một loại quả cho phong phú, nhưng dù thế nào cũng không thể thiếu hộp bánh nướng.

Đất nước chúng ta có những vùng văn hóa mang bản sắc riêng tạo nên một Trung thu muôn màu muốn vẻ. Nếu có dịp chào đón Trung thu ở mỗi miền đất nước, bạn sẽ được trải nghiệm sự khác biệt về văn hóa và có những ấn tượng khó quên.

Hằng Nga (tổng hợp)

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Sắc hoa vàng trong nắng

Sắc hoa vàng trong nắng

Chưa bao giờ nó thật hạnh phúc như vậy, tết này sẽ là một cái tết mà nó sẽ ghi nhớ suốt đời, nó cảm nhận được tình thương của ba của mẹ của chị dành cho nó là to còn hơn cả bầu trời nữa.

Để có được hạnh phúc gia đình

Để có được hạnh phúc gia đình

Chúng ta có thể vì gia đình mà sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, gian nan ngoài kia chỉ mong sao khi về nhà cái chúng ta được nhìn thấy là những nụ cười hồn nhiên và ngây thơ của những đứa con bé bỏng của mình, và được nghe câu nói đầy ấm lòng: "Cha, mẹ đã về".

Hoa xoan ngày ấy

Hoa xoan ngày ấy

Ngày nhỏ trên lưng trâu Tôi ngửi mùi xoan đâu Cánh hoa phủ quanh đầu Một thời trong kí ức.

20 tuổi và những thay đổi

20 tuổi và những thay đổi

Thay đổi không phải là điều gì quá tồi tệ hay đáng sợ, miễn là mình hài lòng và tự tin với nó. Chúc cho những ai đang loay hoay trên hành trình trở thành người lớn giống mình mỗi ngày đều có lí do để tiếp tục tiến về phía trước.

Trăm năm bên nhau

Trăm năm bên nhau

Đôi mắt, tôi đang nhìn về phía trước và đang nhìn mọi người bằng chính đôi mắt trên trang giấy trắng của tôi ngay lúc này.

Niềm vui trọn tim anh

Niềm vui trọn tim anh

Ai cũng khen anh Cường, họ nói đúng là cha nào con nấy, là họ nói đến cái tâm của hai ba con anh Cường. Ba mất rồi giờ đến lượt con cũng mang hết tâm huyết và công sức để cuộc sống được sống thêm ý nghĩa và cuộc đời có thêm nhiều tình người rộng mở hơn.

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Có những khoảng thời gian, chỉ cần chạm nhẹ vào kí ức cũng khiến chúng vụn vỡ. Dù có cố lờ đi thế nào thì vết thương trong tim vẫn ở đó, cảm xúc hỗn loạn ấy khiến bản thân rơi xuống khe vực bóng tối.

Ở lại hay ra đi

Ở lại hay ra đi

Ngắm nhìn anh - người thiếu niên em thương Cất lên khúc ca ấy Cùng hào vào mơ mộng em của em

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Cuộc hẹn chụp ảnh này, Phong cảm thấy có chút mong chờ. Khi bạn được gặp người tạo ra thứ bạn thích, trong bạn đã tồn tại một sự ngưỡng mộ về tài năng con người đó. Phong nghĩ mình nên kết bạn với anh chàng thú vị này.

Yêu “Nhạt

Yêu “Nhạt" nhưng “Lành"

Mình cố gắng nói ít đi, làm nhiều hơn. Kết quả là cách mình trả lời cho câu hỏi “Có yêu không?" Bởi mấy ai chấm điểm quá trình, cái cuối cùng chúng ta quan tâm chẳng phải là đích đến tròn, méo, vuông vức ra sao đúng chứ?

back to top